Gói 350.000 tỷ đồng lớn chưa từng có: “Đừng nghĩ hỗ trợ là bơm tiền”

Thứ bảy, 15/01/2022 17:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) khẳng định: Với gói phục hồi kinh tế, nếu triển khai có hiệu quả và đúng với quan điểm của các cấp lãnh đạo thì kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ phục hồi.

Rút kinh nghiệm từ 2 năm trước 

Mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa tiền tệ hỗ trợ cho chương trình phục hồi phát triển kinh tế, với quy mô lên tới 350.000 tỷ đồng. Đây là gói hỗ trợ lớn nhất từ trước tới nay, thể hiện quyết tâm phục hồi kinh tế của Quốc hội và Chính phủ.

goi 350000 ty dong lon chua tung co dung nghi ho tro la bom tien hinh 1

Kinh tế Việt Nam đang có nhiều động lực tăng trưởng trong năm 2022.

Gói hỗ trợ này sẽ tập trung vào 5 nội dung chính và chia thành 5 gói hỗ trợ nhỏ. Cụ thể, gói hỗ trợ 60.000 tỷ đồng để dành đầu tư nâng cao năng lực y tế phòng chống dịch bệnh; Đảm bảo an sinh xã hội hỗ trợ việc làm 48.500 tỷ đồng; Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp 110.000 tỷ đồng; Phát triển kết cấu hạ tầng 113.550 tỷ đồng; giải pháp khác 10.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đánh giá: Một thực tế rất rõ ràng, trong 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Quyết định nhằm hỗ trợ nền kinh tế hồi phục và tăng trưởng. Thế nhưng, các gói giải ngân từ đầu tư công đến các gói hỗ trợ đều hết sức chậm. 

Giải ngân đầu tư công chỉ đạt 84% kế hoạch năm 2021, giảm 8,6% so với năm trước. Đồng thời, các gói an sinh xã hội giải ngân chậm và thấp. 

Ông Cường cho rằng: Giải ngân chương trình phục hồi kinh tế sẽ phức tạp hơn do có nhiều hạng mục, nhiều nguồn vốn, nhiều cơ chế điều kiện khác nhau, nhiều chính sách biện pháp khác nhau, như tài khóa, tiền tệ kết hợp cho gói trợ cấp lãi suất, và chưa có sự phân biệt rõ giữa đầu tư công trong khuôn khổ kế hoạch phục hồi kinh tế với đầu tư công trong kế hoạch đã được duyệt. 

“Do vậy, việc thực hiện và giải ngân kịp thời chương trình phục hồi kinh tế là tối quan trọng trong năm 2022 – 2023”, ông Cường nói.

goi 350000 ty dong lon chua tung co dung nghi ho tro la bom tien hinh 2

Ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Trong khi đó, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết: Có hai tác động COVID-19 nghiêm trọng buộc các cấp lãnh đạo Việt Nam phải hành động. 

Thứ nhất, đại dịch làm suy thoái, bộc lộ điểm yếu hạ tầng y tế xã hội, buộc các cấp lãnh đạo phải khắc phục ngay. 

Thứ hai, sức khoẻ doanh nghiệp bị bào mòn nếu không hỗ trợ bổ sung thì doanh nghiệp khó phục hồi sẽ tiếp tục rút khỏi thị trường mà nếu phục hồi được mất nhiều thời gian.

“Khi chúng ta chậm phát triển, chắc chắn hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, nhóm giải pháp nhiệm vụ tập trung vào doanh nghiệp là quan trọng”, ông Hiếu nói.

Đừng nghĩ hỗ trợ là bơm tiền

Nhấn mạnh về gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng, GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) khẳng định: Với gói phục hồi kinh tế, nếu triển khai có hiệu quả và đúng với quan điểm của các cấp lãnh đạo thì kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ phục hồi.

Phân tích rõ hơn về 5 gói hỗ trợ nhỏ, GS.TS Hoàng Văn Cường nói:  Gói hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, không chỉ doanh nghiệp mà gần như tất cả người dân hưởng lợi.

goi 350000 ty dong lon chua tung co dung nghi ho tro la bom tien hinh 3

GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân.

Đơn cử, thuế VAT giảm thì mức chi tiêu của người tiêu dùng giảm. Hỗ trợ này kích thích mạnh tiêu dùng trong nước. Kỳ vọng thị trường trong nước vô cùng lớn là trụ đỡ quan trọng cho doanh nghiệp cả doanh nghiệp chưa vươn được thế giới.

Với gói hỗ trợ lãi suất lớn nếu giải ngân được trọn vẹn thì đưa được 2 triệu tỷ vào nền kinh tế, doanh nghiệp được hưởng lãi suất ưu đãi. Đây là yếu tố lan tỏa mạnh cho nền kinh tế. 

Đối với gói đầu tư hạ tầng 113.000 tỷ đồng, ông Cường cho rằng đây là cơ hội cho doanh nghiệp bút phá sau đại dịch.Với việc hỗ trợ phát triển hạ tầng, người được hưởng chính là những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ông Cường cũng mong muốn gói hỗ trợ lãi suất được thực thi nhanh nhất để doanh nghiệp tiếp cận được. 

“Nhiều người cảnh báo bài học 2009-2011 gói trục lợi thì giai đoạn này ta khắc phục được nhờ hỗ trợ chuyển đổi số. Dòng tiền ngân hàng đến doanh nghiệp truy được hết không trốn được. Đây là cơ hội lớn, Chính phủ cần vào cuộc kiểm soát không dùng tiền mặt”, ông Cường nhấn mạnh.

Tuy nhiên, GS.TS Hoàng Văn Cường lưu ý 2 vấn đề. Thứ nhất là nợ xấu. Theo ông Cường, công bố nợ xấu của ngân hàng là 3,79%, nhưng nếu tính cả số nợ đã được cơ cấu, giãn hoãn thì lên tới 8,2%. 

“Xu hướng tăng này tôi nghĩ còn tiếp tục. Vì vậy, ngân hàng sẽ rất khó khăn trong vấn đề giải ngân thêm”, ông Cường nói

Tiếp đến, các gói hỗ trợ cũng cần để ý. Bởi cấu phần đầu tư hạ tầng chiếm khá lớn, thế nhưng việc giải ngân không xả ồ ạt mà chắc chắn phải theo lộ trình. 

“Đừng nghĩ hỗ trợ là bơm tiền, suy nghĩ kiểu đó của thị trường là hoàn toàn sai. Phương thức làm của chúng ta hoàn toàn khác với thế giới”, ông Cường thẳng thắn bày tỏ quan điểm.

Trong khi đó, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cảnh báo: Trong 2 năm qua, việc triển khai các gói hỗ trợ đã có sự bất cập. Lợi dụng lỗ hổng, một số cán bộ đã lợi chính sách để mưu cầu cá nhân.

Ông Lộc cho rằng, đây là nỗi đau đớn trong bối cảnh người dân khó khăn muốn vậy phải đảm bảo minh bạch có trách nhiệm giải trình, nâng cao trách nhiệm công chức, doanh nghiệp, đây là điểm đen cần khắc phục.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô