Hà Nội còn trên 200 nhà ‟siêu mỏng, siêu méo”

Chủ nhật, 18/12/2016 10:29 AM - 0 Trả lời

Trong tổng số trên 500 công trình ”siêu mỏng, siêu méo”, Hà Nội còn tồn đọng 214 trường hợp đã có phương án xử lý song chưa giải quyết dứt điểm, chủ yếu tập trung tại các quận Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân.

Trong tổng số trên 500 công trình ”siêu mỏng, siêu méo”, Hà Nội còn tồn đọng 214 trường hợp đã có phương án xử lý song chưa giải quyết dứt điểm, chủ yếu tập trung tại các quận Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân.

Kết quả tái kiểm tra của năm 2015 và kiểm tra năm 2016 cho thấy, Hà Nội có tổng số có 552 trường hợp nhà ‟siêu mỏng, siêu méo”, trong đó đã giải quyết 338 trường hợp, đạt 61,2%. Các trường hợp tồn đọng đã có phương án xử lý song chưa giải quyết dứt điểm là 214/552 trường hợp, đạt 38,8%, chủ yếu tập trung tại các quận Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân.

Theo báo của Thành phố, sau khi Tổ công tác liên ngành thực hiện tái kiểm tra để giải quyết tồn đọng năm 2015 và phát sinh năm 2016, cơ bản UBND các quận/huyện và chính quyền cơ sở đã xác định trách nhiệm trong công tác quản lý. Về cơ bản, các địa phương đã có sự chủ động thực hiện công tác quản lý, đã đủ điều kiện để kiểm soát các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng.

[caption id="attachment_138450" align="aligncenter" width="660"]sm Các nhà siêu mỏng, siêu méo chủ yếu tập trung tại các quận Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân. (Ảnh Zing)[/caption]

Tuy nhiên, qua thực tế kiểm tra, Chủ tịch UBND quận/huyện nào sâu sát, chỉ đạo quyết liệt thì tại địa bàn đó kiểm soát tốt, không để phát sinh các công trình siêu mỏng, siêu méo; các Chủ tịch UBND quận/huyện nào không quan tâm, quyết liệt chỉ đạo thì tại địa bàn đó, việc giải quyết các tồn tại từ trước còn rất hạn chế.

Nguyên nhân khách quan được TP. Hà Nội nêu ra là do cơ chế, chính sách trong một số lĩnh vực (đất đai, GPMB, cấp phép xây dựng...) chưa đồng bộ; việc bố trí vốn ngân sách để thu hồi diện tích đất ngoài chỉ giới, quỹ nhà tái định cư còn hạn chế. Lộ trình thực hiện xây dựng, cải tạo chỉnh trang theo quy hoạch hoặc thiết kế đô thị hai bên tuyến đường một phần phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của người dân.

Một bộ phận người dân cũng như cán bộ thực thi chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm. Một số công trình thuộc diện cắt xén đủ điều kiện để tồn tại, tuy nhiên do điều kiện tài chính nên người dân bước đầu chỉ sửa chữa tạm (giữ nguyên hiện trạng), chưa xây dựng, chỉnh trang theo thiết kế đô thị.

Nguyên nhân chủ quan được xác định là một số quận chưa chủ động hướng dẫn cho người dân trong việc chuyển nhượng đất, để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hướng dẫn hợp thửa, hợp khối. Sự phối hợp giữa UBND các quận và các chủ đầu tư tuyến đường lên phương án thu hồi đất ngoài chỉ giới (với diện tích dưới 15m2) để sử dụng vào mục đích công cộng còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.

Các công trình trên các thửa đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng đang trong quá trình hợp thửa đất, phần công trình trên diện tích đất này đã được đền bù theo phương án GPMB được duyệt nhưng chưa được các quận/huyện kiên quyết thực hiện phá dỡ nên người dân đã tự ý cải tạo.

Chính quyền địa phương và các Chủ đầu tư tuyến đường chưa quyết liệt thực hiện việc thu hồi đất ngoài chỉ giới sau khi hết thời hạn hợp thửa, hợp khối (30 ngày) theo quy định.

Giải pháp được Hà Nội xác định trong thời gian đối với công trình đã xây dựng và đưa vào sử dụng trước năm 2005 là Sở Xây dựng chủ trì phối hợp chỉ đạo các quận/huyện cùng chính quyền cơ sở tiếp tục tuyên truyền người dân hợp thửa hợp khối hoặc lập dự án thu hồi khi đủ điều kiện về bố trí vốn. Đối với dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư khảo sát, bố trí đủ kinh phí thu hồi đất ngoài chỉ giới.

Ngoài ra, các quận, huyện phải tăng cường thông tin tuyên truyền, vận động để người dân được biết và chấp hành; hướng dẫn cho người dân các thủ tục hành chính khi thực hiện hợp thửa hợp khối cũng như xây dựng công trình; quyết liệt thực hiện việc thu hồi đất ngoài chỉ giới sau khi hết thời hạn hợp thửa, hợp khối theo quy định.

Các quận, huyện và chủ đầu tư các tuyến đường phải chuẩn bị đủ kinh phí, lên phương án thu hồi đất ngoài chỉ giới để sử dụng vào mục đích công cộng nếu việc hợp thửa, hợp khối không thực hiện được. Triển khai phá dỡ toàn bộ phần công trình còn lại ngoài chỉ giới với những thửa đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng; xử lý nghiêm các chủ đầu tư vi phạm trật tự xây dựng; hướng dẫn người dân cải tạo chỉnh trang công trình đảm bảo quy định.

Theo Chinhphu.vn

Tin khác

Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì 'lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó'

Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì "lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó"

(CLO) Ngay cả sau khi Trung Quốc báo cáo mức tăng trưởng kinh tế hàng quý tốt hơn mong đợi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn quyết định giữ nguyên ước tính tăng trưởng GDP cả năm đối với nước này.

Bất động sản
Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

(CLO) Trong giai đoạn quý I/2024, với các dấu hiệu ấm lên của thị trường, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng như lực lượng môi giới đã bắt đầu hoạt động trở lại. Đánh dấu bước đệm cho một chu kỳ mới của thị trường sắp bắt đầu.

Bất động sản
Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội kiểm tra, xử lý việc 'thổi giá' chung cư

Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội kiểm tra, xử lý việc "thổi giá" chung cư

(CLO) Trước đà tăng nóng của chung cư, Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội kiểm tra, xử lý hành vi đầu cơ, làm giá, thổi giá chung cư, báo cáo Bộ trước ngày 20/4.

Bất động sản
70% nhà đầu tư bất động sản đã chấp nhận 'xuống tiền'

70% nhà đầu tư bất động sản đã chấp nhận 'xuống tiền'

(CLO) Với diễn biến tích cực của thị trường bất động sản trong quý đầu năm 2024, tâm lý của nhà đầu tư đã được cải thiện và bắt đầu quyết định "xuống tiền" sau quãng thời gian dài đứng ngoài quan sát.

Bất động sản
'Cá mập' TP HCM có xu hướng Bắc tiến 'săn' bất động sản

"Cá mập" TP HCM có xu hướng Bắc tiến "săn" bất động sản

(CLO) Sự phục hồi của thị trường bất động sản Hà Nội đang diễn ra tốt và nhanh hơn thị trường TP HCM. Với nhà đầu tư họ sẽ không chờ đợi, thị trường nào tốt họ “nhảy” vào trước. Sau đó họ tính tới chuyện xoay vòng, thị trường sẽ luôn có sự luân chuyển.

Bất động sản