Cách mạng 4.0 như chắp thêm cánh cho ngành y

Thứ năm, 21/02/2019 15:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngoài trí tuệ, tài năng, đạo đức của người thầy thuốc, những thành tựu của khoa học công nghệ, nhất là trí tuệ nhân tạo của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển như chắp thêm “đôi cánh thiên thần” cho ngành y trong công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe nhân dân và phục vụ người bệnh.

Sự kiện: ngành Y

Đó là phát biểu mở đầu buổi tọa đàm "Y tế thông minh phục vụ người dân" của Tổng Biên tập báo Đồng Nai - Nguyễn Tôn Hoàn sáng ngày 21/2/2019, tại TP.Biên Hòa, nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Toàn cảnh buổi tọa đàm "Y tế thông minh phục vụ người dân". Ảnh: PV

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra, tác động đến nhiều lĩnh vực, thúc đẩy quá trình phát triển và hội nhập.

Với thiên chức cao quý là cứu chữa người bệnh, thời gian qua, ngành y tế Đồng Nai đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác khám, chữa bệnh, quản lý y tế. Cụ thể, Sở Y tế Đồng Nai liên tục phối hợp với nhiều đơn vị triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin kết nối mạng các cơ sở cung ứng thuốc, quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, xây dựng mạng y tế cộng đồng Medcomm.

Nhờ đó, hiện đã có 306/395 cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh tham gia sử dụng phần mềm kết nối nhà thuốc, lập được hơn 3 triệu hồ sơ sức khỏe cá nhân cho người dân và hơn 4,2 ngàn cơ sở dược phẩm và gần 1,7 ngàn cơ sở khám chữa bệnh tham gia mạng y tế cộng đồng Medcomm.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai - BS. Phan Huy Anh Vũ cho biết, Đồng Nai là địa phương sớm đi đầu trong xã hội hóa thiết bị y tế từ thập niên 90.

Tiếp đó, ngành đã tiếp tục đẩy mạnh thay đổi tinh thần thái độ phục vụ trong bệnh viện nhằm tạo sự hài lòng cao nhất cho người dân. Đồng Nai còn có khoa dịch vụ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.

Không dừng lại ở đó, Đồng Nai còn là địa phương đi đầu trong huy động tư nhân tham gia vào phát triển dịch vụ y tế với loại hình bệnh viện tư nhân hiện đại.

Để tạo bước đi tắt đón đầu trong chăm sóc sức khỏe người dân, BS. Phan Huy Anh Vũ cho biết Đồng Nai đã sớm bắt tay xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, đó là xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử cho từng người dân. Đến nay đã khởi tạo hồ sơ của 3 triệu người dân và sẽ kết nối hồ sơ này với các bệnh viện.

Sở Y tế cũng đã chọn Bệnh viện đa khoa Đồng Nai và Bệnh viện đa khoa Long Khánh để xây dựng thí điểm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trước khi triển khai đồng loạt ở các bệnh viện còn lại, vì đây là những bệnh viện lớn, có hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, có lượng bệnh nhân đông.

Dù xác định việc xây dựng nền y tế thông minh của Đồng Nai còn rất gập ghềnh, nhưng BS. Phan Huy Anh Vũ tin “có bước đi sẽ có đích đến”. Vì vậy trong thời gian tới sẽ là cuộc chạy đua để Đồng Nai có thể là tỉnh đầu tiên hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử cho toàn bộ người dân.

Và khi hoàn thiện được các điều kiện cần thiết sẽ hoàn toàn triển khai được một nền y tế thông minh. Để cũng cố niềm tin, BS. Vũ chia sẻ, năm 2008, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai thực hiện triển khai điều trị ung bướu đã có không ít , thời điểm này có nhiều ý kiến lo ngại “làm không nổi”, tuy nhiên với quyết tâm cao, đến nay Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã hoàn thiện trang thiết bị hiện đại và đủ khả năng điều trị cho 300 bệnh nhân trong cùng thời điểm.

Bệnh viện đa khoa Đồng Nai là một trong 2 bệnh viện được chọn thí điểm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin. Ảnh: PV

Bệnh viện đa khoa Đồng Nai là một trong 2 bệnh viện được chọn thí điểm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin. Ảnh: PV

Còn Kỹ sư Vưu Tấn Tiền (Chuyên viên công nghệ thông tin - Sở Y tế Đồng Nai) cho biết, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được Sở Y tế ứng dụng từ lâu. Trước tiên là dự án “Xây dựng hệ thống thông tin quản lý ngành y tế tỉnh Đồng Nai” giai đoạn 2006 - 2010 và 2016 - 2018.

Đặc biệt, từ tháng 7/2018 đến nay, ngành Y tế đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Cụ thể, đã kết nối mạng các cơ sở cung ứng thuốc, triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, mạng y tế cộng đồng Medcomm và ứng dụng quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

Và gần đây nhất, ngay trong quý đầu của năm 2019, ngành y tế triển khai thí điểm bệnh án điện tử tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai và Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh.

Trước mắt, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai sẽ triển khai tại một số khoa như: cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh – thăm dò chức năng, nội thần kinh và ngoại tổng quát. Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh sẽ triển khai 13 loại hồ sơ bệnh án và 16 khoa phòng của toàn bệnh viện.

So với mô hình tổng quan hệ thống quản lý y tế thông minh, các ứng dụng công nghệ thông tin đã và đang triển khai tại ngành Y tế Đồng Nai tuy chỉ mới đạt được những mặt cơ bản, nhưng đã thể hiện được sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhằm chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân được tốt hơn.

Điển hình, việc ứng dụng bệnh án điện tử có nhiều thuận lợi: bệnh án rõ ràng, chính xác, hạn chế chữ viết quá khó đọc, tiết kiện thời gian, tránh thất lạc hồ sơ, truy cập dễ dàng, dễ dàng kết nối với hệ thống bệnh viện và tiếp tục cập nhật hồ sơ bệnh nhân.

Theo đó, bác sĩ không cần mất thời gian di chuyển liên hệ, có thể truy cập mọi lúc mọi nơi. Điều nay giúp ích rất lớn cho quá trình quản lý bệnh viện, quản lý bệnh nhân, hạn chế sai và tiêu cực trong bệnh viện. Còn bệnh nhân thì có thể thanh toán viện phí trực tuyến bằng thẻ bệnh nhân, hạn chế dùng tiền mặt…

Dù không được Sở Y tế Đồng Nai chọn thí điểm triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, nhưng Bệnh viện đa khoa Thống Nhất vẫn quyết tâm xây dựng y tế thông minh vì người dân từ năm 2010.

Bác sĩ Phạm Văn Dũng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Thống Nhất cho rằng, có rất nhiều con đường đi tới y tế thông minh nhưng phải tính đến con đường an toàn nhất, ngắn nhất, mang lại nhiều hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Công nghệ thông tin chỉ là công cụ phục vụ, con người vẫn là quan trọng để đảm bảo chất lượng.

Thanh Hải

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe