Hà Nội: Đến năm 2020, xóa bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong

Chủ nhật, 14/10/2018 07:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chi phí rẻ, đun nấu tiện lợi, tuy vậy, than tổ ong được ví như sát thủ thầm lặng vì chúng tiềm ẩn rất nhiều nguy hại đối với sức khỏe người sử dụng và môi trường. Nhằm cụ thể hóa mục tiêu của thành phố đến năm 2020, xóa bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp hạn chế, tiến tới đẩy lùi sử dụng bếp than tổ ong, trước mắt là ở khu vực nội thành.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tỷ lệ người mắc các bệnh nguy hiểm như viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư thanh quản, viêm đường hô hấp và phổi đang có xu hướng tăng lên trong cộng đồng dân cư sử dụng bếp than tổ ong. Ngoài ra, khi bị nhiễm độc khí than quá lâu sẽ dẫn đến ung thư, mất phản xạ ở vỏ não, phụ nữ có thai dễ bị sảy thai, sinh non, thai biến dạng, dị tật...

Cũng theo khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, bếp than tổ ong đang hiện diện trên hầu khắp các khu dân cư của Hà Nội. Toàn thành phố đang có khoảng 55.000 bếp than tổ ong; trung bình 1 ngày, Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than. Đáng chú ý, nơi tập trung số lượng bếp than tổ ong nhiều nhất là tại các quận, chiếm 63%. 

Tại một số khu vực tập trung đông dân cư như khu nhà tập thể cũ, chợ tạm, chợ cóc, quán nước, hàng ăn... không khó để bắt gặp những bếp than tổ ong đang được dùng trong đun nấu. Thậm chí, có hộ dân còn mang bếp tổ ong ra cả vườn hoa, đường phố để nhóm bếp, khói bay mù mịt. Tình trạng này đã và đang đe dọa sức khỏe người dân và môi trường khu vực nội đô...

Báo Công luận
Cảnh thường thấy, bếp than tổ ong luôn được sử dụng tối đa tại các cơ sở ăn uống. Ảnh: TL 

Nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống người dân, TP Hà Nội đã thể hiện quyết tâm đẩy lùi bếp than tổ ong vào năm 2020. Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện. 

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái cho biết, theo lộ trình năm 2018 thành phố tập trung mạnh vào công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, vận động, hỗ trợ bà con thay thế bếp than tổ ong bằng bếp thân thiện với môi trường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân. 

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã lựa chọn quận Ba Đình, Hoàn Kiếm tổ chức thí điểm mô hình tuyên truyền tác hại của bếp than tổ ong, đồng thời giới thiệu các mẫu bếp mới thân thiện với môi trường. Dự kiến, đến hết năm 2019, Hà Nội thay thế 70% số bếp than tổ ong.

Ngay từ đầu năm 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Ba Đình và nhiều đơn vị tổ chức tuyên truyền, giới thiệu các bếp thân thiện với môi trường cho người dân trên địa bàn quận. Tại phường Trúc Bạch, hơn 100 hộ gia đình (đang sử dụng bếp than tổ ong) được giới thiệu, mượn các loại bếp cải tiến dùng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường để trải nghiệm.

Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 3.347 hộ đang sử dụng bếp than tổ ong. UBND quận đã yêu cầu UBND các phường trên địa bàn đưa chương trình đẩy lùi bếp than tổ ong lồng ghép vào các hội nghị của phường, khu dân cư, tổ dân phố để tuyên truyền, vận động nhân dân; tăng cường tập huấn, hướng dẫn để các hộ sử dụng bếp thân thiện với môi trường... 

“Chúng tôi đang chuẩn bị tổ chức Ngày hội đổi bếp và khám sức khỏe cho các hộ sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn. Dự kiến 40/100 hộ đang đun than tổ ong được đổi bếp ga mới” - ông Nguyễn Văn Hưởng - cán bộ môi trường phường Chương Dương (Hoàn Kiếm) nói.

Hiện nay công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không sử dụng bếp than tổ ong đang được nhiều quận, huyện đẩy mạnh nhằm tạo ra một môi trường sống tốt hơn. 

"Những hoạt động cụ thể đang góp phần giúp người dân chuyển đổi thói quen sử dụng bếp than tổ ong sang các bếp khác thân thiện với môi trường hơn. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt là người dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố" - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái chia sẻ.

Hoàng Sơn

Tin khác

Công ty TNHH Tân Hồng Phúc bị phạt hơn 200 triệu đồng do khai thác khoáng sản vượt mức

Công ty TNHH Tân Hồng Phúc bị phạt hơn 200 triệu đồng do khai thác khoáng sản vượt mức

(CLO) UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định xử phạt hành chính hơn 200 triệu đồng đối với Công ty TNHH Tân Hồng Phúc do khai thác khoáng sản vượt công suất cho phép.

Đời sống
EVNHANOI chuẩn bị sẵn sàng các phương án đảm bảo cung ứng điện trên địa bàn thủ đô

EVNHANOI chuẩn bị sẵn sàng các phương án đảm bảo cung ứng điện trên địa bàn thủ đô

(CLO) Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã lập và chuẩn bị các phương án đảm bảo điện an toàn, liên tục, ổn định phục vụ các hoạt động văn hoá thể thao và lễ hội trong dịp nghỉ lễ.

Đời sống
Người dân sống chung với ô nhiễm tại dự án cống hoá mương Kẻ Khế vốn trăm tỷ, 16 năm chưa xong

Người dân sống chung với ô nhiễm tại dự án cống hoá mương Kẻ Khế vốn trăm tỷ, 16 năm chưa xong

(CLO) Với bao lời hứa hẹn, dự án cống hóa mương Kẻ Khế đã được phê duyệt từ năm 2008 với hy vọng giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm nhưng sau 16 năm triển khai, dự án này vẫn “án binh bất động”.

Đời sống
Dự báo thời tiết 23/4/2024: Hà Nội ngày nắng, mưa dông về chiều tối

Dự báo thời tiết 23/4/2024: Hà Nội ngày nắng, mưa dông về chiều tối

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 23/4/2024, Hà Nội trưa, chiều trời nắng, chiều, tối mưa rào, dông rải rác, nhiệt độ từ 24-32 độ C.

Đời sống
Yên Bái: Tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong

Yên Bái: Tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong

(CLO) Chiều ngày 22/4, lãnh đạo huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái xác nhận, trên địa bàn huyện vừa xảy ra sự cố lao động nghiêm trọng tại Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương.

Đời sống