Hà Nội: Không tái đàn lợn nuôi khi dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp

Chủ nhật, 26/05/2019 09:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 24 quận, huyện của Hà Nội. Đáng ngại hơn, tại một số địa phương, sau khi đã khống chế thành công thì dịch tả lợn Châu Phi đã bùng phát trở lại. Người chăn nuôi cần hết sức cẩn trọng trong việc tái đàn ở thời điểm này.

Hà Nội nghiêm cấm việc tái đàn lợn tại các xã, thị trấn đang xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi nhằm sớm khống chế, ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh và giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi. (Ảnh minh họa)

Hà Nội nghiêm cấm việc tái đàn lợn tại các xã, thị trấn đang xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi nhằm sớm khống chế, ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh và giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi. (Ảnh minh họa)

Theo thống kê cho thấy, sau khoảng 3 tháng xuất hiện, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã lây lan ra 24 quận, huyện, thị xã có hộ chăn nuôi trên địa bàn Thủ Đô, làm mắc bệnh và tiêu hủy gần 172.000 con lợn (chiếm khoảng trên 8% tổng đàn lợn của thành phố Hà Nội).

Đáng ngại hơn là việc tại một số phường, xã sau khi đã khống chế thành công thì nay dịch bệnh lại bùng phát trở lại. Điển hình như tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên là địa bàn xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại Hà Nội (ngày 24/2), sau đó khống chế thành công, nhưng đến nay, dịch lại tái phát.

Mặc dù công tác phòng, chống dịch bệnh đã được các cấp, ngành và chính quyền các địa phương trên địa bàn Thủ đô tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn có diễn biến phức tạp, chiều hướng lây lan nhanh, ở phạm vi rộng, quy mô chăn nuôi lớn hơn và có điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học tốt hơn.

Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho biết: "Dịch đang diễn biến phức tạp, nếu tiếp tục để lan rộng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành sản xuất chăn nuôi của Thành phố. Bởi vì sản xuất chăn nuôi chiếm đến 25% trong phát triển nông nghiệp của thành phố Hà Nội".

Đứng trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp Hà Nội đang tiếp tục phối hợp với chính quyền các địa phương tăng cường hoạt động kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, việc tái đàn lợn nuôi trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát như hiện nay cũng là vấn đề được ngành Nông nghiệp Thủ đô rất quan tâm.

Để quản lý chặt chẽ việc tái đàn lợn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu đối với các hộ, các trang trại, gia trại chăn nuôi nằm trong vùng xảy ra bệnh dịch tả lợn Châu Phi (thôn, xã), tối thiểu phải sau 30 ngày không phát sinh dịch mới được tái đàn.

Việc này không những nhằm sớm khống chế, ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh, mà còn là cách để giảm thiểu thiệt hại trực tiếp cho người chăn nuôi.

Do đó, các hộ chăn nuôi khi tái đàn phải đảm bảo yêu cầu: Lợn phải có nguồn gốc rõ ràng, phải xuất phát từ cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc được giám sát bệnh định kỳ theo qui định. Lợn vận chuyển từ các tỉnh ngoài phải có giấy chứng nhận kiểm dịch xuất tỉnh, phải có xét nghiệm âm tính với bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Người chăn nuôi cần chú ý khi nhập lợn về phải nhốt riêng đàn lợn mới mua 5 - 7 ngày để theo dõi. Trước khi tái đàn phải báo chính quyền, thú y địa phương và được chính quyền địa phương cho phép. Nếu không khai báo sẽ bị xử lý vi phạm đồng thời khi ốm, tái dịch tả lợn Châu Phi phải tiêu hủy sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ của Thành phố.

Đối với các huyện, thị xã cần chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn tổ chức thống kê tổng đàn lợn hiện có. Tuyên truyền đến các hộ chủ trương, chính sách, các quy định của Nhà nước về kiểm dịch, chăn nuôi an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh.

Đồng thời, nghiêm cấm việc tái đàn lợn tại các xã, thị trấn đang xảy ra dịch bệnh. Tuyên truyền, vận động người chăn nuôi không nên tái đàn lợn trong giai đoạn hiện nay đối với các xã, thị trấn chưa xảy ra dịch.

Ngành Nông nghiệp Thủ đô cũng đề nghị các quận còn có hộ hoặc đơn vị chăn nuôi lợn tạm thời không để các hộ, doanh nghiệp chăn nuôi tái đàn lợn trong giai đoạn đang xảy ra dịch bệnh, đồng thời, có chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi chuyển đổi nghề.

Hoàng Thao

Tin khác

Hà Nam: Tiếp nhận hơn 6.000 đơn vị máu tại Lễ hội Xuân hồng 2024

Hà Nam: Tiếp nhận hơn 6.000 đơn vị máu tại Lễ hội Xuân hồng 2024

(CLO) Toàn tỉnh Hà Nam đã tổ chức 16 buổi hiến máu tình nguyện, với gần 6.500 người đăng ký tham gia. Kết quả đã tiếp nhận 6.077 đơn vị máu.

Đời sống
Gia Lai: “Đá tặc” lộng hành trên đất của Ban quản lý rừng phòng hộ?

Gia Lai: “Đá tặc” lộng hành trên đất của Ban quản lý rừng phòng hộ?

(CLO) Từng khoảnh đất thuộc địa giới hành chính xã HBông, huyện Chư Sê (Gia Lai) bị các đối tượng đào, bới nham nhở để tìm những viên đá mồ côi, chẻ viên mang đi tiêu thụ. Đáng nói, hoạt động khai thác đá lậu vẫn diễn ra công khai trong quá trình lực lượng chức năng kiểm tra.

Đời sống
Dự báo thời tiết 19/3/2024: Hà Nội trời chuyển rét

Dự báo thời tiết 19/3/2024: Hà Nội trời chuyển rét

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 19/3/2024, Hà Nội đón không khí lạnh trời chuyển rét và có mưa, nhiệt độ giảm sâu, nhiệt độ thấp nhất dao động 18-19 độ.

Đời sống
Can Lộc (Hà Tĩnh): Cơi nới khuôn viên ngôi mộ, bịt luôn lối vào khu lăng mộ của hàng xóm

Can Lộc (Hà Tĩnh): Cơi nới khuôn viên ngôi mộ, bịt luôn lối vào khu lăng mộ của hàng xóm

(CLO) Dù lăng mộ của gia đình ông Dương Phúc Khoa (ở xã Thiên Lộc) được xây dựng từ năm 2013, có lối đi vào ổn định, nhưng năm 2019, gia đình ông Đặng Văn Lý cơi nới khuôn viên ngôi mộ cho con, đã bao chiếm luôn lối đi vào lăng mộ của gia đình ông Dương Phúc Khoa.

Đời sống
Ninh Bình: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Ninh Bình: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

(CLO) Các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm nay được tỉnh Ninh Bình tập trung tổ chức trong tháng 3 và kéo dài trong cả năm 2024 với chủ đề "Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn".

Đời sống