Hàng loạt mặt hàng đồng loạt tăng “sốc”, Bộ Tài chính nói “vẫn trong tầm kiểm soát”

Thứ năm, 03/06/2021 13:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng phức tạp, hàng loạt mặt hàng thiết yếu, sắt thép, xi măng, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi;... đều tăng giá chóng mặt, khiến nhiều chuyên gia lo ngại về một chu kỳ lạm phát mới.

Trong thời gian qua, không chỉ có giá sắt thép, xi măng, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng phi mã, mà hàng loạt phí dịch vụ vận tải biển, phí hàng không, giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu trên thị trường cũng tăng và dọa tăng. 

Ví dụ, vào đầu tháng 5/2021, giá thịt heo tại chợ đầu mối Hóc Môn, TP.HCM đã tăng 6.000 - 8.000 đồng/kg, lên ngưỡng 90.000 - 105.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp, giá thủy sản cũng đã tăng 3% - 5% so với thời điểm cuối năm ngoái.

Nhiều mặt hàng thiết yếu đang tăng giá.

Nhiều mặt hàng thiết yếu đang tăng giá.

Như giá thịt gà công nghiệp bán lẻ tại nhiều siêu thị cũng còn cao với cánh gà từ 80.000 - 90.000 đồng/kg, đùi gà 70.000 - 78.000 đồng/kg. Giá bán cá ba sa ở mức 45.000 - 55.000 đồng/kg, cá điêu hồng (loại sống) 75.000 - 85.000 đồng/kg, mực và tôm 200.000 - 300.000 đồng/kg tùy loại…

Trước hiện tượng mặt bằng giá cả tăng liên tục, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp, giới chuyên gia lo ngại về nguy cơ lạm phát có thể xảy ra trong thời gian tới.

PGS-TS Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, lạm phát xảy ra khi việc tăng giá diễn ra trên tất cả các thị trường hàng hóa, dịch vụ...

Thực tế, nhìn qua đời sống, giá cả nhiều mặt hàng đã tăng nhưng chỉ mang tính cục bộ. Cùng với đó, do sức mua chưa hồi phục nên mức độ tăng đang tạm thời được kìm hãm. Tuy xảy ra cục bộ nhưng tích lũy dần, khi xảy ra ở tất cả các nơi sẽ dẫn tới lạm phát.

Ông Thành cũng cho biết thêm, dư địa kiểm soát lạm phát hiện nay của Việt Nam không còn nhiều vì nếu như thừa nhận có lạm phát, Chính phủ buộc phải có chính sách thắt chặt tiền tệ và điều chỉnh giá cả thị trường của nhiều tuyến. Như vậy sẽ làm khó cho các doanh nghiệp còn đang “thoi thóp”, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán cũng sẽ bị ảnh hưởng, doanh nghiệp đã khó khăn càng khó khăn hơn.

Tuy nhiên, vẫn buộc phải triển khai các chính sách vì nếu lạm phát bùng lên ở diện rộng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng người nghèo, người thu nhập thấp, giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt, càng để lâu càng khó chữa.

Nhận định về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết: Những diễn biến tăng giá một số hàng hóa thiết yếu trong năm 2021 đã được Bộ Tài chính và các Bộ, ngành dự báo trong kịch bản điều hành giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ ngay từ cuối năm 2020. 

Một số mặt hàng có giá tăng do nguyên liệu đầu vào cũng như nhu cầu tăng như thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng (đặc biệt là giá thép), có mặt hàng tăng theo giá thế giới như xăng dầu. 

Đối với mặt hàng do Nhà nước định giá, thời gian vừa qua dịch vụ vận chuyển hàng không có sự điều chỉnh kết cấu chi phí trong giá, tuy nhiên việc điều chỉnh này phải bảo đảm mức giá vé máy bay vẫn trong khung giá do cơ quan có thẩm quyền nhà nước quy định. 

Tuy đây là áp lực lớn lên mặt bằng giá trong nước nhưng đây là nhân tố đã được tính toán trong các kịch bản điều hành giá nên cũng đã có giải pháp để chủ động điều hành giá trong nước nhằm kiểm soát lạm phát cả năm 2021 bình quân ở mức dưới 4%.

Theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau thì trong những tháng còn lại, CPI mỗi tháng vẫn còn nhiều dư địa để đảm bảo mục tiêu kiểm soát dưới 4%. 

Do vậy, có thể thấy nếu không có những yếu tố quá đột biến xảy ra, việc kiểm soát CPI bình quân cả năm 2021 ở mức khoảng 4% là vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo điều hành giá. 

Tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn rủi ro đối với công tác kiểm soát lạm phát đến từ tình hình thế giới như giá nhiên liệu, phôi thép, thép phế thế giới có thể diễn biến tăng cao đột biến, giá xăng dầu tiếp tục tăng tác động làm giá trong nước tăng theo.

Bên cạnh đó, dịch bệnh diễn biến phức tạp có thể tác động làm tăng giá cục bộ một số mặt hàng tại một số địa phương làm ảnh hưởng tâm lý chung, căng thẳng thương mại tại các quốc gia, nhất là Mỹ - Trung Quốc, căng thẳng địa - chính trị tại nhiều vùng lãnh thổ.

Để thực hiện việc kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra đề ra, trong thời gian còn lại của năm 2021, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ diễn biến mặt bằng giá những tháng đầu năm và đề xuất giải pháp điều hành giá những tháng còn lại. 

Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã có ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 3025/VPCP-KTTH ngày 08/5/2021 về công tác quản lý, điều hành giá, trong đó đã đề các các biện pháp và giao trách nhiệm cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2021 một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành tập trung vào việc hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ, vừa giữ ổn định mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

Phó Thủ tướng cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ quản lý ngành trong điều hành giá các mặt hàng cụ thể trong đó có việc quản lý giá thép, xăng dầu, dịch vụ hàng không, dịch vụ y tế, sách giáo khoa, đất đai, bất động sản...

Nguyệt Hồ

Tin khác

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU sắp trừng phạt LNG của Nga

EU sắp trừng phạt LNG của Nga

(CLO) Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom tuyên bố hôm thứ Hai (22//4), EU có kế hoạch nhắm trừng phạt vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga trong gói trừng phạt thứ 14 chống lại Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thị trường - Doanh nghiệp