Hàng năm có hơn 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá

Thứ sáu, 01/06/2018 07:22 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là thông tin nghiên cứu mới nhất của WHO đưa ra tại Hội thảo cập nhật thông tin về tình hình thực hiện luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, về ngày thế giới không thuốc lá 31/5, do Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức.

Báo Công luận
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu kêu gọi cộng đồng nói không với thuốc lá tại buổi mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá. Ảnh: HN

 

Theo PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y Tế), trong nhiều năm qua, cùng với việc tuyên truyền, Việt Nam đã ban hành khá đầy đủ hệ thống hành lang pháp lý về phòng, chống tác hại thuốc lá, trong đó có quy định xử phạt hành vi hút thuốc lá nơi công cộng. Thế nhưng, đến nay, việc thực thi vẫn là "cuộc chiến" chưa có hồi kết.

Theo Điều tra Toàn cầu về sử dụng thuốc lá (GATS 2015), Việt Nam nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Tỷ lệ hút thuốc của nam giới là 45.3%. 

Báo Công luận
PGS, TS Lương Ngọc Khuê báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện Luật phòng chống thuốc lá tại Việt Nam. Ảnh: HN 

 

Theo nghiên cứu của WHO, hàng năm có trên 40.000 người Việt Nam tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Điều tra GATS 2015 cho thấy người Việt Nam phải chi 31 ngàn tỷ mỗi năm cho việc mua thuốc lá. Chi phí điều trị mới chỉ cho 5 nhóm bệnh trong tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra là 24 ngàn tỷ một năm.

Báo Công luận
Các tình nguyện viên nhảy flashmob kêu gọi phòng chống thuốc lá. Ảnh: HN 

 

Một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc tỷ lệ hút thuốc lá còn cao và giảm chậm là do giá thuốc lá của Việt Nam vẫn rất rẻ, thậm chí ngày càng rẻ đi nếu so với thu nhập. 


Theo mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về PCTH thuốc lá đến năm 2020, ngày 25/01/2013, của Thủ tướng Chính phủ: “sẽ phải giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nam giới còn 39% vào năm 2020, tức là giảm 6,3% so với năm 2015”.

Giá của một bao thuốc lá tại Việt Nam rẻ nhất là chỉ 6.000 đồng/bao, phổ biến là ở mức dưới 20.000 đồng/bao. 

Theo dữ liệu toàn cầu của WHO năm 2017, giá thuốc lá của Việt Nam nằm trong số 15 nước thấp nhất thế giới.

20 năm qua, giá thuốc lá sau khi đã điều chỉnh lạm phát hầu như không tăng, thậm chí giảm. Trong khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn tăng đều đặn hàng năm nên sản phẩm thuốc lá ngày càng trở nên dễ tiếp cận, với ngay cả nhóm thu nhập thấp và thanh thiếu niên.

Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã yêu cầu: “Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các hàng hoá có hại cho sức khoẻ như đồ uống có cồn, có ga, thuốc lá để hạn chế tiêu dùng” .

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thuốc lá của Việt Nam áp dụng trên giá bán ra của cơ sở sản xuất, vì vậy mặc dù tỷ lệ thuế hiện nay là 70% và tăng lên 75% vào năm 2019 thì tỷ lệ thuế (TTĐB + VAT) trên giá bán lẻ chỉ chiếm từ 35% đến 40%, còn cách xa khuyến cáo của WHO là 70% giá bán lẻ. 

Với tỷ lệ 35%-40% thuế trên giá bán lẻ, Việt Nam nằm trong nhóm nước có thuế thấp nhất trên thế giới và khu vực ASEAN (chỉ cao hơn Lào và Campuchia).

Để đạt được mục tiêu quốc gia của chính phủ, và đồng thời giảm tỉ lệ mắc và tử vong do thuốc lá gây ra, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Thuế thuốc lá cần tăng ở mức tối thiểu 2.000 đ/ bao hoặc 5.000 đ/bao để giảm tỉ lệ sử dụng thuốc lá từ đó giảm tỉ lệ mắc và tử vong do thuốc lá gây ra.

 

Hàng năm, vào ngày 31 tháng 5, Tổ chức Y tế thế giới phối hợp với các bên liên quan tổ chức Ngày thế giới không thuốc lá (WTND) vào ngày 31 tháng 5. Mục tiêu nhằm tuyên truyền những nguy cơ sức khoẻ và tổn thất liên quan đến việc sử dụng thuốc lá và đẩy mạnh việc thực thi chính sách để giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá một cách hiệu quả.

Chủ đề Ngày thế giới không thuốc lá năm 2018 là “Thuốc lá và bệnh tim mạch”. Thông qua chủ đề này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng về mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc lá và bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

 

H.Lâm

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe