Hãy bảo vệ trẻ em tránh xa môi trường khói thuốc lá

Thứ năm, 21/09/2017 10:03 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mặc dù không hút thuốc, nhưng sống trong môi trường có người thân hút thuốc lá, trẻ em bỗng nhiên lại hít phải khói thuốc lá. Người ta gọi đó là hút thuốc thụ động. Và nguy hại hơn, hút thuốc thụ động còn độc hại hơn cả người trực tiếp hút thuốc.

Thuốc lá là tên gọi của một sản phẩm được làm chủ yếu từ lá của cây thuốc lá đã thái sợi, phơi khô, được nhồi và cuốn bằng giấy bọc. Thuốc lá điếu thường được đốt ở một đầu, để cháy âm ỉ với mục đích tạo khói. Khói thuốc lá chứa khoảng 4.000 hóa chất độc hại, bao gồm cả khí oxy hóa, kim loại nặng, xianua, và ít nhất 50 chất gây ung thư. Trẻ em là đối tượng nhạy cảm nhất với các tác hại của thuốc lá.

Khói thuốc trong môi trường (ETS) bao gồm các hạt nhỏ hơn nhiều so với dòng khói chính nhìn thấy, do vậy dễ dàng thẩm thấu vào cơ thể con người. Trẻ em tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá không chỉ ở nhà mà còn trong các trường học, nhà hàng và các nơi công cộng khác và nó còn nguy hiểm hơn so với việc hút thuốc lá trực tiếp.

Hậu quả của hút thuốc lá thụ động đối với trẻ em

Nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan thực hiện tại Nam Phi cho thấy số trẻ em hút thuốc lá thụ động sống chung nhà với một bệnh nhân lao có tỷ lệ nhiễm lao cao gấp gần 5 lần so với trẻ em sống trong môi trường không khói thuốc.

Các chuyên gia ước tính rằng mỗi năm khoảng 150.000 - 300.000 trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị viêm phế quản hoặc viêm phổi có liên quan đến Môi trường có khói thuốc. Những trẻ dưới 1 tuổi là con của những người hút thuốc bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi những người không hút thuốc.

Những đứa trẻ trong gia đình có người hút thuốc có nguy cơ lên cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải nhập viện để điều trị cơn hen cũng nhiều hơn so với những đứa trẻ mà các thành viên trong gia đình không hút thuốc.

Những trẻ em có phơi nhiễm với môi trường khói thuốc hay bị viêm họng, viêm tắc mũi, khàn tiếng, và bị cúm hơn những đứa trẻ không phơi nhiễm. Những trẻ có tiếp xúc khói thuốc cũng phải nạo VA và cắt Amidal nhiều hơn. 

Báo Công luận
 

Cân nặng khi sinh thấp

Trẻ sơ sinh có mẹ tiếp xúc thụ động với khói thuốc khi sinh ra có cân nặng trung bình thấp hơn những trẻ khác khoảng 200 gam.

Đe dọa tính mạng:

Hút thuốc thụ động (HTTĐ) đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em vì phổi của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Chúng rất nhạy cảm với các chất kích thích và chất độc trong khói thuốc. Trẻ có bố mẹ hút thuốc sẽ bị giảm các chức năng của phổi và dễ gặp các vấn đề sức khoẻ. HTTĐ ở trẻ em có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơ sinh (SID), kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Tỷ lệ đột tử ở trẻ em bị phơi nhiễm với thuốc lá trong quá trình bào thai cao hơn trẻ em khác từ 1,4 cho đến 8,5 lần.  

Báo Công luận
Trẻ nhỏ cần được sống trong môi trường trong lành, không có khói thuốc. 

Viêm đường hô hấp cấp tính

Viêm đường hô hấp cấp tính là bệnh cấp tính phổ biến nhất trong thời kỳ thơ ấu. Các bệnh hô hấp cấp tính có thể phân ra thành các bệnh liên quan tới đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới (viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi). Khói thuốc thụ động thấm vào đường dẫn khí và phế nang của phổi có thể gây bệnh hô hấp cấp tính và làm bệnh này nặng hơn do làm tăng phù nề và viêm của phổi. Nhìn chung các nguy cơ làm bệnh hô hấp cấp tính trầm trọng thêm cao hơn ở trẻ sống trong gia đình có người thân hút thuốc. Nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cấp tính cũng tăng lên cùng với sự tiếp xúc với khói thuốc thụ động

Các triệu chứng bệnh hô hấp mãn tính

Những triệu chứng bệnh hô hấp mãn tính ở trẻ nhỏ là ho nhiều, nhiều đờm và thở khò khè. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh sự tiếp xúc khói thuốc thụ động với tăng nguy cơ mắc các triệu chứng trên.

Nguy cơ mắc các triệu chứng hô hấp mãn tính ở trẻ sơ sinh có bố, mẹ hoặc chỉ mẹ hút thuốc cao hơn 1,2 đến 1,5 lần so với trẻ bình thường khác.

Bệnh tai giữa và cắt amidan do viêm

Các bằng chứng hiện có đủ để chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa bố mẹ hút thuốc và bệnh tai giữa bao gồm bệnh viêm tai giữa tái phát và cấp tính và chảy mủ tai mãn tính.

Tỷ lệ mắc viêm tai giữa tái phát và chảy mủ tai mãn tính ở trẻ có tiếp xúc thường xuyên với hút thuốc lá thụ động cao hơn so với trẻ không phơi nhiễm với khói thuốc lá là 1,3 lần (đối với viêm tai giữa tái phát) và 1,4 lần (đối với chảy mủ tai mãn tính).  Bệnh viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ em, có thể dẫn tới mất khả năng nghe. Sự rối loạn của Vòi ot-tát là cơ chế dẫn tới bệnh về tai giữa.

Các triệu chứng hen

Hen là một dạng mắc hô hấp mãn tính được mô tả là sưng đường dẫn khí, làm cản trở từng phần đường dẫn khí, gây thường xuyên thở khò khè và khó thở đặc biệt ở nơi không khí ngột ngạt. Hen là do cản trở một phần ở phế quản và nhánh cuống phổi nhỏ. Bệnh hen không thể chữa được nhưng mỗi lần phát bệnh có thể giảm nhẹ bằng điều trị. Nguy cơ làm bệnh hen nặng hơn có quan hệ với số bố mẹ hút thuốc. Nếu trẻ đã bị bệnh hen, thì khói thuốc thụ động sẽ khiến người bệnh phát bệnh trầm trọng hơn và hay bị tái phát thường xuyên hơn.

Hút thuốc lá thụ động làm tăng 30% trường hợp hen ở trẻ nhỏ và làm tăng tỷ lệ mắc các triệu chứng như ho, khò khè, có đờm, thở nông ở trẻ độ tuổi đến trường lên khoảng 30%.

Sự phát triển chức năng phổi

Mẹ hút thuốc lá trong quá trình mang thai được chứng minh là có ảnh hưởng đến chức năng phổi của trẻ cho đến khi trưởng thành. Các nghiên cứu cũng chứng minh HTTĐ sau khi sinh cũng làm giảm chức năng phổi của trẻ. Kết quả tổng hợp nghiên cứu cho thấy trẻ HTTĐ bị giảm 4,8% tỷ suất thở ra giữa kỳ và 4,3% tỷ suất thở ra cuối kỳ.

Khói thuốc lá nguy hại đối với trẻ nhỏ như vậy, người lớn trong gia đình cần tạo môi trường không khí trong lành, đặc biệt tránh xa những người hút thuốc để không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

       Nguyễn Lan Anh

 

 

Tin khác

TP HCM xử phạt, đình chỉ hoạt động 2 cơ sở quảng cáo và cung cấp dịch vụ nam khoa 'chui'

TP HCM xử phạt, đình chỉ hoạt động 2 cơ sở quảng cáo và cung cấp dịch vụ nam khoa 'chui'

(CLO) Thanh tra Sở Y tế TP HCM vừa tiến hành thanh tra và xử phạt 2 đơn vị quảng cáo và cung cấp dịch vụ "nam khoa" trái phép là Công ty TNHH Saigon Shine và UCI International.

Sức khỏe
TP HCM: Nhiều nhà thuốc bị xử phạt do bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc

TP HCM: Nhiều nhà thuốc bị xử phạt do bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc

(CLO) Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã công bố danh sách cơ sở vi phạm lĩnh vực dược - mỹ phẩm trên địa bàn thành phố. Trong đó có nhiều lỗi vi phạm như bán thuốc kê đơn không có đơn thuốc hay hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
Một mỹ phẩm Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành ở Việt Nam

Một mỹ phẩm Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành ở Việt Nam

(CLO) Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc sản phẩm Innisfree Bija Trouble Facial Foam xuất xứ từ Hàn Quốc sản xuất.

Sức khỏe
Người phụ nữ có hai bàng quang

Người phụ nữ có hai bàng quang

(CLO) Sau khi thăm khám, được bác sĩ thông báo có hai bàng quang người phụ nữ 74 tuổi rất sốc, người này có quen tiểu đêm từ 3 đến 4 lần.

Sức khỏe
TP HCM thí điểm mô hình tổ lưu động chăm sóc răng miệng cho học sinh

TP HCM thí điểm mô hình tổ lưu động chăm sóc răng miệng cho học sinh

(CLO) Đây là chương trình kết hợp của Sở Y tế và Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM để thí điểm mô hình trường - trạm về nha học đường tại quận 1, quận 5, quận 6 và huyện Cần Giờ, trước khi triển khai rộng toàn thành phố.

Sức khỏe