Hiện thực hoá kế hoạch hành động quốc gia - Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Thứ năm, 26/09/2024 13:16 PM - 0 Trả lời

Sáng 25.9, tại Diễn đàn “Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới”, TS. Mai Thanh Dung, Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có bài tham luận để đóng góp vào chủ đề của Diễn đàn.

Chương trình được tổ chức bởi Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và có sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).

hien thuc hoa ke hoach hanh dong quoc gia  thuc hien kinh te tuan hoan o viet nam hinh 1

TS. Mai Thanh Dung, Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam đã sớm nhận được sự quan tâm, định hướng và chỉ đạo thống nhất của Đảng và Nhà nước trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và nhiều Nghị quyết chuyên ngành do Trung ương ban hành về năng lượng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, nông nghiệp, nông thôn, nông dân, phát triển bền vững các vùng kinh tế - xã hội, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn Việt Nam đã được ban hành, đồng thời kinh tế tuần hoàn được lồng ghép vào nhiều chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực và địa phương.

Trên thực tế, trong nhiều năm qua tại Việt Nam, các giải pháp tuần hoàn chất thải và sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu đã được áp dụng ở nhiều mô hình sản xuất. Tuy nhiên, các giải pháp này chủ yếu xuất hiện ở các mô hình kinh tế nhỏ lẻ, xuất phát từ bài toán chi phí - lợi ích của các cơ sở sản xuất đơn lẻ. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 với những quy định, pháp lý hóa việc thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn đã nhận được sự ủng hộ, quan tâm của các bộ, ngành, các hiệp hội ngành nghề và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan để triển khai trên thực tế.

hien thuc hoa ke hoach hanh dong quoc gia  thuc hien kinh te tuan hoan o viet nam hinh 2

Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo, lấy ý kiến rộng rãi, đang trình Thủ tướng Chính phủ

Theo đó, kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường (Điều 142, Luật Bảo vệ môi trường 2020) và tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuấn hoàn đã lựa chọn 34 ngành, lĩnh vực thuộc 09 nhóm ngành có tiềm năng thực hiện kinh tế tuần hoàn là: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; năng lượng; khai thác và chế biến khoáng sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; hóa chất; xây dựng; giao thông vận tải; quản lý chất thải; và lĩnh vực trung gian, cộng sinh.

Trong đó, xác định ưu tiên thực hiện trước năm 2030 đối với lĩnh vực quản lý chất thải và 08 ngành, lĩnh vực còn lại đáp ứng ít nhất 01 trong các tiêu chí sau: có tiềm năng tạo ra giá trị gia tăng cao và việc làm mới; phát sinh nhiều chất thải, có tác động lớn đến môi trường, phát thải khí nhà kính lớn; khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên, nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng; bị ràng buộc thực hiện kinh tế tuần hoàn trong các hoạt động thương mại, đầu tư và quan hệ quốc tế.

Trong Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh kế tuần hoàn đã đặt ra 38 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể giao cho các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh… gắn với thời gian thực hiện cụ thể, đây là điều kiện quan trọng để thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Để đạt được các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh kế tuần hoàn, bên cạnh yếu tố tiên quyết là sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, ý thức người dân, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của các bộ/ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tổ chức đoàn thể… trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch./.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Nền kinh tế Nga đang diễn biến xấu đi do lạm phát gia tăng và tổng cầu giảm

Nền kinh tế Nga đang diễn biến xấu đi do lạm phát gia tăng và tổng cầu giảm

(CLO) Tình hình kinh tế Nga đang trở nên đáng lo ngại, khi lạm phát gia tăng và nhu cầu trong nước suy giảm.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam đã nỗ lực phi thường trong việc ứng phó với thiệt hại do bão Yagi gây ra

ADB: Việt Nam đã nỗ lực phi thường trong việc ứng phó với thiệt hại do bão Yagi gây ra

(CLO) Ngày 27/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam cung cấp các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Kinh tế vĩ mô
Cổ phiếu, đồng nhân dân tệ hạ nhiệt khi gói kích thích của Trung Quốc mất dần tác dụng

Cổ phiếu, đồng nhân dân tệ hạ nhiệt khi gói kích thích của Trung Quốc mất dần tác dụng

(CLO) Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã quay đầu giảm sau khi tăng nhẹ vào ngày trước đó, sau khi ngân hàng trung ương nước này công bố gói kích thích lớn nhất kể từ đại dịch nhằm kéo nền kinh tế thoát khỏi tình trạng giảm phát và trở lại với mục tiêu tăng trưởng của chính phủ.

Kinh tế vĩ mô
Hải Dương đón dự án 'khủng', thu hút FDI 8 tháng gần bằng cả năm 2023

Hải Dương đón dự án 'khủng', thu hút FDI 8 tháng gần bằng cả năm 2023

(CLO) Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, trong 8 tháng năm 2024, Hải Dương đã thu hút được gần 320 triệu USD vốn FDI đăng ký, bằng 93% mức vốn thu hút của cả năm 2023.

Kinh tế vĩ mô
Tìm 'nút thắt' thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong điều kiện mới

Tìm 'nút thắt' thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong điều kiện mới

Ngày 25/9, Viện Kinh tế Việt Nam phối hợp với các đối tác liên quan tổ chức Diễn đàn khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới”, thu hút được sự quan tâm của đông đảo chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và đại diện doanh nghiệp. Chương trình có sự tham gia đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Kinh tế vĩ mô