Hiệp định chống khai thác gỗ bất hợp pháp sẽ có hiệu lực từ ngày 1/6/2019

Thứ tư, 08/05/2019 18:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi Luật Lâm nghiệp quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/6/2019.

Hiệp định chống khai thác gỗ bất hợp pháp sẽ có hiệu lực từ ngày 1/6/2019 (Ảnh minh họa)

Hiệp định chống khai thác gỗ bất hợp pháp sẽ có hiệu lực từ ngày 1/6/2019 (Ảnh minh họa)

Ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Hà Nội tổ chức họp công bố kết thúc quá trình phê chuẩn và phê duyệt Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT). Hiệp định VPA/FLEGT sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/6/2019.

Hiệp định VPA/FLEGT được thực thi là dấu mốc khởi đầu việc Việt Nam và EU cùng cam kết hợp tác để giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp. Để thực hiện Hiệp định, Việt Nam sẽ xây dựng và vận hành Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) nhằm đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam có nguồn gốc hợp pháp.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh: Việc đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngành chế biến gỗ xuất khẩu (XK) nói riêng và cả ngành lâm nghiệp Việt Nam nói chung. Các cấp lãnh đạo, cộng đồng doanh nghiệp (DN), các hộ trồng rừng đều ủng hộ Hiệp định VPA/FLEGT và cam kết thực hiện nghiêm túc.

“Để thực hiện Hiệp định, Bộ NNPTNT đang khẩn trương xây dựng Nghị định quy định về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam. Nghị định này sẽ điều chỉnh một số quy định pháp luật về quản lý gỗ nhập khẩu (NK), phân loại rủi ro DN, xác minh xuất khẩu (XK) và cấp phép FLEGT cho thị trường EU. Khi Nghị định có hiệu lực chúng tôi tin tưởng rằng Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam sẽ là công cụ hữu hiệu để truy xuất, xác minh nguồn gốc hợp pháp, bất kể đó là gỗ được khai thác trong nước hay gỗ NK” - Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh.

Ngày 15/4/2019, Hội đồng Châu Âu đã gửi công hàm cho Phái đoàn Việt Nam tại Brusels, thông báo kết thúc quá trình phê chuẩn Hiệp định VPA/FLEGT với Việt Nam sau khi Nghị viện Châu Âu chính thức bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định vào ngày 12/3/2019. Ngày 23/4/2019 Chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết số 25/NQ-CP phê duyệt Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU. Như vậy, Hiệp định VPA/FLEGT sẽ có hiệu lực vào ngày 1/6/2019.

Các cam kết của Hiệp định VPA/FLEGT phối hợp với quy định tại Luật Lâm nghiệp năm 2017, theo đó nghiêm cấm việc NK, XK, khai thác, chế biến và thương mại gỗ bất hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế.

Hiệp định được triển khai đầy đủ khi cơ chế cấp phép FLEGT bắt đầu hoạt động. Khi đó, mỗi lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ đi kèm với giấy phép FLEGT. Cơ chế cấp phép FLEGT sẽ đảm bảo việc đáp ứng các yêu cầu của Quy chế gỗ của EU - quy chế được xây dựng nhằm ngăn chặn việc NK gỗ bất hợp pháp vào thị trường EU.

Cho đến khi bắt đầu cấp phép FLEGT, gỗ và sản phẩm gỗ được NK từ Việt Nam sẽ tiếp tục phải thực hiện trách nhiệm giải trình về truy xuất nguồn gốc theo quy định của Quy chế gỗ của EU nhằm đảm bảo loại trừ rủi ro NK gỗ và sản phẩm gỗ bất hợp pháp vào thị trường EU. Mặt khác, EU sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho gỗ và sản phẩm gỗ có giấy phép FLEGT tại thị trường EU.

Phương Thảo

Tin khác

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp