"Hiệp sĩ đường phố" kể chuyện thế thái nhân tình

Thứ sáu, 03/04/2015 14:14 PM - 0 Trả lời

"Hiệp sĩ đường phố" kể chuyện thế thái nhân tình

(Congluan.vn) - Trải qua không ít lần gặp nguy hiểm, đứng bên lằn ranh của sự sống và cái chết, nhưng họ - những “hiệp sĩ đường phố” vẫn thầm lặng ngày đêm làm cái “công việc bao đồng” đó – săn bắt cướp để trả lại cho dân lành cuộc sống bình yên.

Có lẽ, chỉ những người can đảm nhất, dũng cảm nhất và trên hết là có cái “tâm thiện” nhất mới dám hi sinh nhiều đến thế cho bao người không chung họ. Sau bao nhiêu chiến công và thành tích lập được, họ chỉ có vỏn vẹn trong tay tên gọi thân thương mà người dân phong tặng – “hiệp sĩ”.

Ăn cơm nhà…

Lần theo địa chỉ chúng tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Thanh Hải - Đội trưởng Câu lạc bộ Phòng chống tội phạm phường Phú Hòa, Thị xã Thủ Dầu Một, ngôi nhà khang trang nằm ngay khu hành chính Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương. Tiếp xúc với anh cùng vợ và con gái, chúng tôi đặt câu hỏi vì sao người dân lại gửi gắm niềm tin, kỳ vọng ở các anh nhiều như thế.

Không màu mè, anh kể cho chúng tôi nghe về những “phi vụ” giống như những câu chuyện giản đơn, thường nhật. Hơn mười lăm năm, anh cùng anh em trong đội phá hơn 1021 vụ cướp tài sản, bắt 2.030 tên tội phạm các loại, bắt được 9 đối tượng truy nã giao công an, cung cấp cho ngành công an nhiều nguồn tin có giá trị và trả lại cho người bị hại gần 5 tỷ đồng, hàng trăm chiếc xe mô tô, xe đạp điện và 1 xe ô tô, 3 xe tải…
 
Báo Công luận
 

- H                                                               Hiệp sĩ Hải khống chế đối tượng

Những con số nói lên được nhiều điều, anh Hải vừa vui vừa buồn vì khi nhớ lại những lần bỏ công việc nhà, vợ con để ra đường bắt cướp. Lần đó đang chăm vợ sinh, ra ngoài mua ít đồ thì thấy có một tên dáng điệu khả nghi cứ “hụp lặn, hụp lặn” bên chiếc xe đậu trước cửa tiệm áo cưới, bằng kinh nghiệm anh “ngửi” thấy ngay là kẻ gian, không chần chừ anh xông vào khống chế tên trộm. Thấy có người đi lại, anh tri hô để được hỗ trợ, người đó cũng hô lên và nói đi kiếm dây phụ anh trói tên trộm.
 
Trong phút chốc mất cảnh giác anh không nhận ra đó là đồng bọn và bị tên đó đâm sau lưng rồi cùng nhau tẩu thoát. Lúc này nghe tiếng kêu chủ chiếc xe mới chạy ra thấy chở anh đi bệnh viện, nằm cả tuần trời, vợ con phải nhờ hai bên nội ngoại chăm giùm. Chỉ có những người “khùng”- lời ông Trần Thanh Tư, một chiến sĩ bộ đội về hưu cũng là một thành viên của đội, mới bỏ công, bỏ sức, bỏ thời gian và tiền bạc để “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” như thế.

Chị Hạnh - vợ anh Hải dở khóc dở cười vì không biết bao nhiêu lần anh dừng xe lại để vợ con đứng giữa trời nắng chang chang để đuổi theo tên cướp. Thậm chí có lần đúng vào ngày mùng 1 Tết, khi đang trên đường chở vợ con đi Vũng Tàu chơi nhưng nghe người dân điện thoại kêu cứu anh chỉ kịp nói tiếng xin lỗi và bảo vợ gọi anh trai đến rước rồi quay đầu xe.

“Sợ lắm, nói bỏ là bỏ người ta liền hà”, giận, nhiều lần làm căng anh chỉ biết xin lỗi, biết hứa nhưng rồi đâu lại vào đấy, riết quen rồi. Nói vậy thôi cũng không trách được, “hổng lẽ lại trách chồng đi cứu người”, thấy chồng mệt, trầy xước, chảy máu lại càng bấm ruột mà thương. Những lời tâm sự của “hậu phương” làm anh Hải cười tủm tỉm. Vì theo anh, “máu hiệp sĩ nó đã ngấm vào người rồi, khó mà chối bỏ được. Nhiều lúc, tối nằm gác tay lên trán thấy mình cũng “khùng” thiệt nhưng lỡ rồi thì biết làm sao...”.

Bi hài chuyện bắt cướp

Với anh Hải và những anh em trong đội, hạnh phúc nhất là khi được nhìn thấy những thành quả tốt đẹp sau những cống hiến của mình, thấy được niềm vui của những người dân khi được các anh giúp truy đuổi cướp. Thế nhưng, trong xã hội vẫn còn quá nhiều người vô cảm, thờ ơ trước những chuyện bất bình, trước tội ác. Đã không ít lần Hải phải đơn thương độc mã đuổi theo, chặn đường và khống chế cướp trước sự thờ ơ của người đi đường.

Báo Công luận
 
          Hiệp sĩ Hải áp tải đối tượng về cho công an


Anh Hải kể: “Có lần tôi phát hiện đối tượng giật đồ của một phụ nữ, vừa la cướp tôi vừa “dí” theo nhưng rất nhiều người đi đường chẳng ai phản ứng gì. Đến khi tôi đạp được tên cướp té xuống rồi khống chế hắn thì lập tức có nhiều người lao vào đấm đá túi bụi, tôi không kịp can ngăn, đối tượng máu me bê bết, khi giải đến đồn công an người ta không dám nhận. Tôi lại phải quay ra chở tên cướp đi lau rửa và băng bó vết thương rồi mới giao lại cho công an được”.

“Làm vì tình người vì cái tâm, còn nếu muốn kiếm tiền thì thiếu gì việc” - bà Tình một người dân từng được đội của Hải chia sẻ. Khi được hỏi về việc này, anh Hải và một số hiệp sĩ nữa chỉ cười và lắc đầu bảo: chẳng ai lại đi kiếm tiền bằng “nghề” hiệp sĩ cả. Hứa Thanh Tùng – một hiệp sĩ trẻ trong đội chia sẻ: “Không ít lần anh Hải phải bỏ tiền túi ra để hỗ trợ cho các thành viên trong đội khi mọi người bị thương trong lúc “làm nhiệm vụ”. Thậm chí, các hiệp sĩ phải trả tiền sơ cứu cho tội phạm khi lỡ bị người dân xông vào đánh hội đồng!”.

Có bao nhiêu chuyện bi hài xoay quanh việc bắt cướp trả lại bình yên cho người dân mà khi anh kể, chúng tôi thấm thía cái tình người và “máu” giúp người của mấy anh. Với người dân các anh - những hiệp sĩ không tên đã thực sự trở thành “người bạn”, vị cứu tinh khi họ gặp gian nan, vướng mắc. “Điện thoại tôi reo suốt ngày, nhiều lúc bị va quẹt xe trên đường mọi người cũng gọi. Thương bà con, mình ra cho họ đỡ sốt ruột chứ có những chuyện mình không giải quyết được, ra động viên bà con bình tĩnh chờ công an đến giải quyết thôi” – anh Hải nói.

Để người dân có được giấc ngủ bình yên, những hiệp sĩ vẫn ngày ngày âm thầm, lặng lẽ hi sinh thời gian, tính mạng và vật chất, họ và gia đình đã nhiều đêm mất ăn mất ngủ, những giờ phút lo lắng, sợ hãi… Chị Hạnh và bao nhiêu người vợ của các anh đã khóc đứng khóc ngồi khi ôm con cầu mong anh trở về.

Sự hi sinh nào cũng được đền đáp. Và món quà lớn nhất mà những hiệp sĩ không áo giáp nhận được đó là sự bình yên, niềm vui và nụ cười cho người bị hại, khu phố bình yên, tệ nạn được đẩy lùi. Đối với họ, chẳng có bằng khen, phần thưởng nào, huy hiệu nào sánh cho bằng ấy.

Nước mắt hiệp sĩ

Câu chuyện của chúng tôi chùng xuống khi anh Hải nhìn xa xăm rồi nói: “Chắc tôi giải nghệ, nản lắm rồi các anh chị ạ! Cũng không quá bất ngờ, vì trước đó chúng tôi đã biết đến nỗi oan của “những người hùng” đội Phú Hòa vào cái ngày 09/ 11/ 2012. Nỗi oan khiên nào cũng ác nghiệt cả. Nhưng nỗi oan khiên của những con người ngày đêm vì người khác thì càng ác nghiệt gấp bội”.

Báo Công luận
 
         Hiệp sĩ Thanh Hải trong chuyến ra Hà Nội nhận giấy khen

-Sau câu chuyện dài ấy, anh Hải vẫn lặp đi lặp lại câu nói buồn: “Làm người tốt khó quá anh chị ạ!”. Chúng tôi cũng ngậm ngùi và hoang mang khi nghĩ nếu tới một lúc nào đó - không riêng gì anh Hải mà tất cả những hiệp sĩ đang âm thầm hi sinh vì bình yên cho đường phố giải nghệ, thì chúng ta - một trong số những người sống vô cảm, thiếu trách nhiệm, thiếu công bằng sẽ như thế nào?

 Ra về sau khi chứng kiến giọt nước mắt hiệp sĩ chiều nay, chúng tôi chợt chạnh lòng cho họ - những hiệp sĩ không tên, khi cả đời mình đã đi cứu người, giúp người, nhưng khi chính mình rơi vào oan nghiệt tìm một hiệp sĩ để kêu oan, giải oan cho họ lại không biết tìm đâu.

                                                                                                            Hải Âu - Tâm Hoàng

Tiền thân nhóm “Hiệp sĩ đường phố” phường Phú Hòa – Thành phố Thủ Dầu Một là Tổ dân quân tự vệ vây bắt đối tượng phạm pháp phường Phú Hòa được thành lập năm 1997, với 14 thành viên là tài xế, xe ôm, công nhân. Năm 2013, UBND phường Phú Hòa quyết định đổi tên thành Đội phòng chống tội phạm phường Phú Hòa, với 9 thành viên chính thức và 2 cộng tác viên, do “Hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải đứng đầu.

Đội trưởng CLB phòng chống tội phạm phường Phú Hòa – Nguyễn Thanh Hải đã được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng Huân chương chiến công hạng 3. Bộ Công an cũng công nhận anh là Chiến sĩ thi đua giỏi toàn quốc. Vào tháng 9/2013, CLB Hiệp sĩ đường phố phường Phú Hòa đã được ban đại diện Tổ chức kỷ lục Việt Nam (Vietkings) xác lập là nhóm “hiệp sĩ” thành lập sớm nhất tỉnh Bình Dương. Ông Nguyễn Văn Nam – Trưởng ban đại diện Vietkings cho biết, việc xác lập kỷ lập cấp tỉnh của CLB này là cơ sở để xác lập kỷ lục Việt Nam.

Tin khác

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra
Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Thuận An là nhà thầu quen thuộc với nhiều công trình xây dựng trên cả nước, riêng tại Hà Nội nhà thầu này góp mặt tại 5 gói thầu, với tổng giá trị 778,372,534,000 VND.

Điều tra
Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

(CLO) Mặc dù đang nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty TNHH xây dựng và TM Lam Sơn vẫn được UBND thị xã Nghi Sơn phê duyệt trúng gói thầu trị giá gần trăm tỷ đồng.

Điều tra