Hiểu được thị hiếu của người Thái là “chìa khóa” xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt

Thứ tư, 08/05/2019 11:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thái Lan là một trong những thị trường còn nhiều tiềm năng xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam ở khu vực ASEAN. Để khai thác hiệu quả thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam phải xác định chính xác phân khúc thị trường, hiểu được thị hiếu của người Thái là “chìa khóa” xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt.

Nếu doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu được vào Thái Lan thì có thể dễ dàng tiếp cận các thị trường khó tính khác. (Ảnh TL)

Nếu doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu được vào Thái Lan thì có thể dễ dàng tiếp cận các thị trường khó tính khác. (Ảnh TL)

Ngày 07/5, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Tập đoàn Central Group Việt Nam tổ chức Hội thảo quy chuẩn hàng hóa vào hệ thống phân phối, nhập khẩu quốc tế tại Thái Lan.

Tại hội thảo, các chuyên gia có chung nhận định rằng, Thái Lan là một trong những thị trường còn nhiều tiềm năng xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam ở khu vực ASEAN. Tuy nhiên, muốn khai thác hiệu quả thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược phù hợp và kiên trì theo đuổi mục tiêu.

Theo đó, với hàng hóa là thực phẩm, đồ uống phải có chứng nhận của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan (FDA Thailan), trên bao bì phải công khai đầy đủ, cụ thể các thành phần nguyên liệu có trong sản phẩm, với hàng điện tử phải thông qua cơ quan quản lý công nghiệp…

Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch phụ trách Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững Tập đoàn Central Group Việt Nam cho biết, Thái Lan không phải là một thị trường dễ tính mà đòi hỏi các tiêu chuẩn chất lượng rất cao.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Hồng, dù các tiêu chuẩn chất lượng hàng nhập khẩu của Thái Lan vào hàng khó trên thế giới nhưng đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam bởi nếu xuất khẩu được vào Thái Lan thì có thể dễ dàng tiếp cận các thị trường khó tính khác, trong khi chi phí thâm nhập thị trường Thái Lan khá rẻ, vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam vào Thái Lan cũng rất thuận tiện.

Ông Nich Reitmeier , Phó Chủ tịch điều hành, Giám đốc Thu mua ngành hàng thực phẩm, ẩm thực quốc tế và thức uống có cồn Central Group Thái Lan cho biết: Central Group là một trong những hệ thống thu mua, phân phối, bán lẻ lớn nhất tại Thái Lan và đang hoạt động hiệu quả tại Việt Nam với chuỗi siêu thị Big C.

Tại Việt Nam, Central Group có khoảng 40.000 nhà cung ứng, trong đó hơn 90% là hàng Việt Nam. Tuy nhiên, tại Thái Lan, mới có khoảng 50 sản phẩm hàng hóa Việt Nam có mặt trong các siêu thị thuộc Central Group, chủ yếu là cà phê và trái cây sấy.

Chia sẻ về nguyên nhân sản phẩm của Việt Nam, đặc biệt là nông sản có chất lượng tốt, hương vị cũng rất ngon nhưng chưa phát triển được thị trường ở Thái Lan, ông Nich Reitmeier, cho rằng doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu và cung cấp thông tin sản phẩm cho người tiêu dùng Thái Lan, mẫu mã, sản phẩm cũng chưa đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người Thái Lan.

Đơn cử như ngôn ngữ chính trên bao bì vẫn là tiếng Việt, chỉ có một dòng chữ tiếng Anh bên sườn hộp, trong khi người Thái Lan chỉ quen với sản phẩm có tiếng Anh và cả tiếng Thái.

Cũng theo vị Phó Chủ tịch điều hành Central Group Thái Lan, người Thái cũng quan tâm đến những câu chuyện liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hay các màu sắc bắt mắt và đó là những điều cơ bản đầu tiên mà doanh nghiệp Việt phải thay đổi ngay nếu muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào Thái Lan.”

Để trở thành nhà cung ứng cho thị trường Thái Lan, bà Trần Thị Xuân Quyên, Trưởng phòng cấp cao phát triển khách hàng – kênh bán hàn đại siêu thị của Tập đoàn Unilever Việt Nam khẳng định, doanh nghiệp phải đáp ứng và duy trì các tiêu chuẩn đã cam kết từ đầu trong suốt quá trình cung ứng.

Ngoài ra, việc doanh nghiệp phải xác định chính xác phân khúc thị trường, thị hiếu của khách hàng mục tiêu để có sản phẩm phù hợp cũng là điều mà các doanh nghiệp Việt phải lưu tâm.

Đức Minh

Tin khác

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

(CLO) Bộ Công Thương thừa nhận, thời gian qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã bộc lộ nhiều bập cập, tuy nhiên, muốn bỏ quỹ vẫn cần lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

(CLO) Ngày 29/03, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

(CLO) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết hợp tác về việc khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).

Thị trường - Doanh nghiệp