Xây dựng thương hiệu “Áo dài Huế”

Thứ hai, 18/03/2019 12:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thông qua cơ hội đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm áo dài, tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ hướng đến việc nâng cao phát huy giá trị văn hóa Huế bằng cách xây dựng thương hiệu “Áo dài Huế”.

Vừa qua, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức Hội thảo "Phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu Áo dài Huế". Hội thảo có sự tham gia của các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Huế, các chuyên gia phát triển thương hiệu, các nhà thiết kế áo dài nổi tiếng trong và ngoài tỉnh.

Áo dài là một trong những trang phục mang đậm chất văn hóa xứ Huế

Áo dài là một trong những trang phục mang đậm chất văn hóa xứ Huế

Hội thảo hướng đến giải pháp phát triển thương hiệu “Áo dài Huế” thông qua các các cơ hội đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm áo dài, cũng như những chính sách hỗ trợ để phát triển nghề may áo dài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Hội thảo tiếp nhận nhiều ý kiến của chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa Huế về việc phát triển thương hiệu áo dài Huế trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng nổi tiếng của Cố đô Huế. Sau một thời gian tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai cuộc vận động phụ nữ mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam. Hình ảnh những tà áo dài truyền thống ngày càng lan tỏa trong các cơ quan, công sở, trường học, trên các đường phố đã góp phần quan trọng tôn vinh bản sắc văn hóa, nét đẹp truyền thống của tà Áo dài Việt Nam, tôn vinh vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng của phụ nữ vùng đất Cố đô.

Áo dài truyền thống được biểu diễn tại lễ hội Festival 2018.

Áo dài truyền thống được biểu diễn tại lễ hội Festival 2018.

Tại hội thảo, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, Huế là vùng đất văn hóa truyền thống với bao sản vật nổi tiếng như ẩm thực Huế, nghề truyền thống Huế, văn hóa Huế, áo dài Huế đã thực sự trở thành một trang phục nổi tiếng của vùng đất xứ Huế. Trải qua nhiều thời kỳ, áo dài đã được phụ nữ Huế sử dụng như một trang phục thường xuyên, từ đó áo dài đã tô lên vẻ đẹp riêng có cho người con gái Huế. Từ những năm 1990 trở lại đây, áo dài Huế đã dần dần được hồi sinh với diện mạo mới của một "Thủa vàng son". Những lễ hội áo dài Huế gắn với Festival Huế và Festival truyền thống Huế đã đánh thức vẻ đẹp kiêu sa, đài các của phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Huế nói riêng.

Để áo dài Huế trở thành sản phẩm du lịch tiêu biểu, mang lại giá trị văn hóa thẩm mỹ cần có những giải pháp xây dựng cụ thể đưa áo dài Huế trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Cố đô Huế. Làm được điều này, mục tiêu trước hết là tiếp tục phát huy giá trị văn hóa truyền thống đối với trang phục áo dài Huế nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống và duyên dáng của người phụ nữ Cố đô. Đồng thời, tìm ra những ý tưởng và các giải pháp phát triển thương hiệu áo dài Huế gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng nổi tiếng của Cố đô Huế.

Thướt tha trong tà áo dài trắng tinh khôi.

Thướt tha trong tà áo dài trắng tinh khôi.

Từ các vấn đề trên, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Huế, các nhà thiết kế thời trang và các chuyên gia về phát triển thương hiệu đã đưa ra nhiều ý tưởng và những giải pháp nhằm phát huy giá trị truyền thống của tà áo dài Huế cũng như phát triển áo dài Huế trở thành thương hiệu đặc sắc, biểu trưng của Huế.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Xuân Hoa, Thừa Thiên Huế có thể đi tiên phong vận động khôi phục lại Quốc phục áo dài Việt Nam cho cá nhân nam và nữ; khôi phục áo dài Nhật Bình Huế và áo dài ngũ thân của nam giới. Còn tiến sĩ Trần Đình Hằng -  Phân viện trưởng, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế, đề xuất Huế cần xây dựng trung tâm lễ phục truyền thống để phát huy giá trị đặc trưng của áo dài Huế.

Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chúng ta cần tăng cường mạnh vấn đề truyền thông, quảng bá giới thiệu sản phẩm áo dài Huế đến với công chúng trong và ngoài nước. Xây dựng những không gian áo dài để tạo tính chuyên nghiệp nhằm nâng tầm áo dài Huế không chỉ trong con mắt khách du lịch mà còn để phát triển trên thị trường.

Hiện nay, với những yếu tố có sẵn như truyền thống văn hóa, cộng với đội ngũ thợ may lành nghề tại Huế. Đây chính là thời điểm quan trọng để Thừa Thiên - Huế thực hiện dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho áo dài Huế, đưa thương hiệu áo dài Huế đến với toàn thế giới.

Trước đó, để đưa hình ảnh Áo dài Huế trở lại “thuở vàng son” góp phần quan trọng nâng cao vị thế vẻ đẹp của người phụ nữ Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai cuộc vận động phụ nữ mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam. Sau thời gian thực hiện cuộc vận động đã tạo được hiệu ứng tích cực và nhận được sự hưởng ứng sâu rộng của phụ nữ tỉnh nhà. Hình ảnh những tà áo dài truyền thống ngày càng lan tỏa trong các cơ quan, công sở, trường học, trên các đường phố đã góp phần quan trọng tôn vinh bản sắc văn hóa, nét đẹp truyền thống của tà Áo dài Việt Nam, tôn vinh vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng của phụ nữ vùng đất Cố đô.

Hữu Tin - Việt Dũng

Tin khác

Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

(CLO) Trong khuôn khổ lễ hội Thập niên sự lệ 2024, tối 22/4, Phó Cục trưởng Cục Di sản Bộ VHTT&DL Nông Quốc Thành đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Đời sống văn hóa
Nghĩa trang dành cho thú cưng 'độc nhất vô nhị' tại Hà Nội

Nghĩa trang dành cho thú cưng "độc nhất vô nhị" tại Hà Nội

(CLO) Nằm sâu trong ngõ 167 phố Trương Định (quận Hoàng Mai, Hà Nội) là một nghĩa trang thú cưng mang tên chùa “Tề Đồng Vật Ngã” do ông Nguyễn Bảo Sinh (87 tuổi) làm chủ - người dành tâm huyết hơn nửa cuộc đời cho nghĩa trang thú cưng đầu tiên tại Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Trưng bày di sản văn hóa Huế tại Điện Biên

Trưng bày di sản văn hóa Huế tại Điện Biên

(CLO) Triển lãm “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” trưng bày hơn 30 hình ảnh tiêu biểu về danh lam thắng cảnh, lễ hội, du lịch, ẩm thực đặc sắc của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được UNESCO công nhận và vinh danh.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Sôi nổi các hoạt động văn hóa, thể thao tại Lễ hội đền Thái Vi

Ninh Bình: Sôi nổi các hoạt động văn hóa, thể thao tại Lễ hội đền Thái Vi

(CLO) Lễ hội Đền Thái Vi là lễ hội lớn của dân làng Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình để tưởng nhớ các vị vua đời Trần. Đây còn là một trong những lễ hội đặc sắc và thu hút nhiều du khách thập phương đến tham gia.

Đời sống văn hóa
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ, thành phố Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa