Sẽ xóa bỏ tình trạng “xin - cho” ở Hà Nội

Thứ sáu, 22/02/2019 16:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiệm vụ năm 2019 trong công tác phòng, chống tham nhũng, Hà Nội đặc biệt coi trọng, nhất là trong việc xây dựng, ban hành các văn bản hành chính cá biệt; xóa bỏ tình trạng “xin - cho”...

Năm 2018, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân, Hà Nội đã đẩy mạnh công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, xác định đây là một giải pháp trọng tâm. Từ các chính sách, quy trình, thủ tục giải quyết công việc, đến việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, phân bổ dự toán, phân cấp nguồn thu, công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn... đều được công khai, minh bạch bằng nhiều hình thức. Thành phố cũng tăng cường công khai, minh bạch trong quy hoạch, sử dụng đất đai, thông tin đấu giá quyền sử dụng đất; công khai các dự án thu hồi đất do vi phạm các quy định của pháp luật…     

Các đại biểu dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 thành phố Hà Nội

Các đại biểu dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 thành phố Hà Nội

Qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp, các tổ chức nắm bắt thông tin về hoạt động của các cơ quan Nhà nước và giám sát việc thực hiện, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực. Thành phố đã triển khai kiểm tra 646 cơ quan, tổ chức, đơn vị về việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động.

Trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, thành phố cũng thực hiện chủ trương tiết kiệm trong xây dựng và phân bổ dự toán, tiết kiệm, tiết giảm chi thường xuyên năm 2018 ngay từ khâu xây dựng, giao dự toán.     

Qua công tác thẩm tra, phê duyệt, phân bổ dự toán chi thường xuyên đã tiết kiệm cho ngân sách thành phố số tiền 2.388,713 tỷ đồng. Hà Nội cũng chọn những lĩnh vực nhạy cảm như quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước; quản lý đầu tư xây dựng; quản lý sử dụng trụ sở, đất đai, tài sản của Nhà nước; quy hoạch, đất đai, tài nguyên, môi trường để kiểm tra, giám sát thường xuyên, kiên quyết xử lý các vi phạm.     

Thành phố cũng tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch và thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức để phòng ngừa tham nhũng. Đã có 1.087 cán bộ, công chức được chuyển đổi vị trí công tác. Thành phố cũng chỉ đạo tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng.     

Bên cạnh kết quả đạt được, tình hình tham nhũng trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn trong một số lĩnh vực tín dụng, đất đai, đầu tư xây dựng… Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, vi phạm cho thấy, Công an Thành phố đã thụ lý điều tra 46 vụ, 119 bị can (trong đó khởi tố mới 24 vụ, 49 bị can; phục hồi điều tra 1 vụ, 2 bị can). Kết thúc điều tra, chuyển Viện kiểm sát các cấp đề nghị truy tố 26 vụ, 89 bị can; tạm đình chỉ 4 vụ, 4 bị can; đang điều tra 16 vụ, 26 bị can. Tài sản thiệt hại khoảng 16,5 tỷ đồng. Tài sản thu hồi 3 tỷ đồng.     

Trước những hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng ở một số địa phương, đơn vị như việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa trong nội bộ còn chưa đáp ứng được yêu cầu…, Thành phố cũng xác định trong những nhiệm vụ năm 2019, việc tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước và trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, viên chức được đặc biệt coi trọng, nhất là trong việc xây dựng, ban hành các văn bản hành chính cá biệt; xóa bỏ tình trạng “xin - cho”, tập trung trong các lĩnh vực xây dựng, đất đai, tài chính, quản lý tài sản công… Tiếp tục triển khai công tác minh bạch, kiểm soát hiệu quả việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2018 của cán bộ, công chức; đồng thời, tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện các hành vi tham nhũng, thu hồi triệt để tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát…

Trâm Anh

Tin khác

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

(CLO) Để triển khai tốt các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, quyết liệt, chia sẻ với nhân dân thì mới làm được công tác giải phóng mặt bằng.

Tin tức
Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

(CLO) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội với đa số đại biểu nhất trí tán thành đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023 - 2024.

Tin tức
Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

(CLO) Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.   

Tin tức
Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Cần 'vừa làm, vừa hoàn thiện' các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

Cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

(CLO) Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cùng với quá trình triển khai dự án, các bên liên quan cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, xác định giá điện, giải pháp xây dựng lưới điện truyền tải...

Tin tức