Ô tô Nga được ưu đãi sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
Theo dõi báo trên:
(NB-CL) Vụ Vinashin tưởng chừng đã khép lại với bản án phúc thẩm dành cho các bị cáo, thì mới đây, Bộ Công an đã bắt được Giang Kim Đạt - mắt xích quan trọng bị truy nã từ năm 2010 và càng bất ngờ hơn khi một cán bộ cấp phòng lại dễ dàng tham ô hơn 400 tỷ đồng chỉ trong vòng 2 năm? Vụ việc nghiêm trọng này một lần nữa đặt ra việc phải gấp rút hoàn thiện thể chế chống tham nhũng!
“Phát súng” đột phá trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng!
Qua điều tra, cơ quan an ninh Bộ Công an kết luận Giang Kim Đạt (sinh năm 1977, nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH Một thành viên Vận tải Viễn Dương Vinashin) đã thông đồng cấu kết với tổ chức nước ngoài gửi giá ăn chia hoa hồng theo giá trị hợp đồng mua tàu và tiền chênh lệch khi cho thuê tàu, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản số tiền 18,6 triệu USD. Theo đó, cơ quan này đã xác minh, phát hiện có rất nhiều tài sản đã được Giang Kim Đạt chuyển ra nước ngoài, nhiều tài sản chiếm đoạt có dấu hiệu chuyển hóa cho người thân và bố đẻ của Đạt là ông Giang Văn Hiển (sinh năm 1950, trú tại quận 2, TP. Hồ Chí Minh) với khối tài sản lớn gồm gần 40 bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội như: căn hộ cao cấp, biệt thự, xe ô tô...
Đây là tiền đề, là “phát súng” đột phá trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng. Việc truy bắt bằng được Giang Kim Đạt sau hơn 1.800 ngày đêm ròng rã, vất vả thể hiện sự quyết tâm cao trong công tác đấu tranh chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta, được dư luận đánh giá cao, ủng hộ.
Tuy nhiên, đằng sau chiến công của các lực lượng chức năng, dư luận cũng không khỏi hoài nghi trước hàng loạt câu hỏi lớn: Tại sao một cán bộ chức vụ không cao, chỉ trong một thời gian ngắn (tháng 5/2006 đến 6/2008) lại dễ dàng tham nhũng được một số lượng tài sản “khổng lồ” đến thế? Có lợi ích “nhóm” dẫn đến buông lỏng quản lý hay không? Trách nhiệm thanh tra, kiểm soát của các bộ, ngành quản lý và cơ quan liên quan như thế nào khi để xảy ra hậu quả nghiêm trọng như vậy?...
Có thể thấy, thủ đoạn Giang Kim Đạt sử dụng để trốn tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng là tương đối phổ biến đối với các đối tượng tham nhũng thời gian qua, nhưng các cơ quan chức năng lại khó “điểm mặt, chỉ tên”. Bởi theo quy định pháp luật, đối tượng cán bộ, công chức thuộc diện kê khai tài sản chỉ phải kê khai tài sản của vợ (chồng) và con chưa thành niên. Vì vậy, rất khó để chứng minh và thu hồi khối tài sản tham nhũng “kếch sù” đã bị chuyển hoá tinh vi này.
Đặt ra việc hoàn thiện thể chế chống tham nhũng
Vụ Giang Kim Đạt tiếp tục là chủ đề “nóng” tại cuộc họp báo thường kỳ của Thanh tra Chính phủ với những vấn đề đặt ra về việc ngăn chặn tẩu tán tài sản, cơ chế kiểm soát thu nhập, bổ nhiệm nhân sự cấp cao... Theo ông Ngô Mạnh Hùng, Cục Phó Cục Phòng chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, vụ việc này, Thanh tra Chính phủ không trực tiếp tiếp cận hồ sơ vụ án nhưng qua thông tin trên báo chí có được thì thấy có việc tài sản của cá nhân này ở nước ngoài.
Giải thích về việc thu hồi tài sản ở nước ngoài, ông Hùng cho rằng, hiện có cơ chế tương trợ tư pháp ký giữa Việt Nam và Singapore về việc thu hồi tài sản. Hai nước cũng có ký kết nội dung liên quan tới phòng chống tham nhũng, trong đó có đề cập đến việc hợp tác hỗ trợ nhau trong thu hồi tài sản tham nhũng. Tới đây sẽ có bước thu hồi tài sản theo quy định.
Trả lời thêm về vấn đề này, ông Ngô Văn Khánh, Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng, các vấn đề đặt ra trong vụ việc này là rất đúng ở khía cạnh trách nhiệm và bổ ích trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách để đấu tranh với tệ nạn tham nhũng, đặc biệt là hành vi tẩu tán tài sản và trốn ra nước ngoài.
Ông Khánh cho biết thêm, cuộc thanh tra Tổng công ty Vinashin (nơi Giang Kim Đạt từng công tác) của Thanh tra Chính phủ thực hiện vào năm 2010 nhưng khi đó Giang Kim Đạt đã bỏ trốn ra nước ngoài. “Đây cũng là điểm để chúng tôi có thể phối hợp hoạt động với cộng đồng quốc tế, vừa xây dựng cơ chế, quy định đảm bảo không những tham nhũng không thể xảy ra mà việc tẩu tán tài sản cũng như trốn chạy ra nước ngoài có thể quản lý hiệu quả hơn” - ông Khánh nói.
Từ vụ án trên cũng cho thấy việc kiểm tra tài sản, thu nhập dịch chuyển không được kê khai, kiểm soát kịp thời hay nói đúng hơn là cơ chế kiểm soát thu nhập, công khai minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn vẫn còn những bất cập, hình thức. Đây chính là kẽ hở lớn, tạo điều kiện cho tội phạm tham nhũng lợi dụng.
Mặt khác, thực trạng này cũng bộc lộ điểm yếu trong hệ thống quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trong đó có việc thực hiện không tốt yêu cầu về công khai, minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình trong quản trị doanh nghiệp. Thêm vào đó, sự phối hợp giữa các cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương còn lỏng lẻo cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc không phát hiện kịp thời các dấu hiệu sai phạm, tham nhũng.
Ở đây, nếu các cơ quan chức năng chỉ “chăm chăm” chứng minh hành vi phạm tội mà không chú trọng đến công tác thu hồi tài sản thì rõ ràng mục tiêu đấu tranh chống tham nhũng mới dừng ở mức “nửa vời”.
Khi tham nhũng đang được đánh giá là diễn biến phức tạp, với thủ đoạn, tính chất ngày càng tinh vi thì việc phát hiện và thu hồi tài sản là vô cùng khó khăn, song không phải không thực hiện được nếu có quy trình pháp lý chặt chẽ cộng với sự quyết tâm, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng. Đây là trách nhiệm không thể né tránh của các cơ quan chức năng trước nhân dân, bởi hơn 400 tỷ đồng mà Giang Kim Đạt chiếm đoạt, nếu quy ra lúa gạo, nông sản thì bằng không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt của người nông dân hai sương một nắng!
Để công cuộc phòng, chống tham nhũng phát huy hiệu quả, thiết nghĩ, trước hết các cơ quan, đơn vị cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, trong đó tăng cường biện pháp quản lý, kiểm soát việc kê khai, dịch chuyển tài sản. Đặc biệt, cần xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu cơ quan chủ quản, đơn vị để xảy ra sai phạm, tham nhũng. Mặt khác, việc hoàn thiện chế định về thu hồi tài sản tham nhũng là cần thiết; cần có chế tài mạnh để “không cần, không dám, không thể” tham nhũng. Nếu không thực hiện tốt các biện pháp này, kẻ tham nhũng sẽ khó lòng từ bỏ ý định “hy sinh đời bố củng cố đời con” và rất có thể sẽ còn nhiều Giang Kim Đạt khác!❏
Theo thông tin từ Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an), Giang Kim Đạt đã tham ô, trục lợi hơn 18,6 triệu USD (400 tỉ đồng) và chuyển số tiền này cho cha là ông Giang Văn Hiển. Ông Hiển đã dùng tiền này mua bán nhà cửa, đất đai và nhiều tài sản khác. Ông Hiển cũng đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Liên quan đến vụ này, đến nay cơ quan an ninh điều tra kê biên khoảng 40 biệt thự, căn hộ, đất nền ở nhiều nơi, trong đó có cả căn hộ ở Singapore. Những căn hộ này do ông Hiển và người thân hoặc người khác đứng tên. Hiện vụ án đang được mở rộng điều tra.
Nguyên Huy
ÔNG PHẠM ANH TUẤN- PHÓ TRƯỞNG BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG: Qua vụ bắt giữ Giang Kim Đạt, dư luận xã hội đặt ra vấn đề về cơ chế kiểm soát thu nhập của Việt Nam đang bị hổng. Ở đây có 2 góc độ. Góc độ thứ nhất là chúng ta phải xem lại cơ chế quản lý kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh hay cơ chế quản lý các doanh nghiệp như thế nào để cho một cán bộ không phải cao mà tham nhũng được với một số lượng tài sản lớn như thế. Cái thứ hai là cơ chế kiểm soát thu nhập hay là công khai minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, đúng là nó cũng đang có những cái hơi bất cập. Cái chính là đừng để việc xảy ra; nghĩa là cơ chế kiểm soát sao cho người ta không thể tham ô một cách dễ dàng.
ÔNG PHÍ NGỌC TUYỂN, PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC CHỐNG THAM NHŨNG (THANH TRA CHÍNH PHỦ): Ở mỗi giai đoạn với mỗi nội dung rất khác nhau, có thể không bao quát hết và còn có những trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn như chỗ Giang Kim Đạt - nguyên quyền trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH một thành viên Vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashinlines) liên quan đến yếu tố nước ngoài rất nhiều. Trong khi đó những chế định thanh tra, kiểm toán không thể nào bao quát hết được yếu tố nước ngoài ấy. Hiện nay chúng ta làm gì có cái quyền đi ra nước ngoài để xác minh một tài sản bất minh nào đó. Đó có thể coi là hệ thống pháp luật đang có lỗ hổng. Mà thực tế có cho cái quyền ấy cũng không phải là dễ thực hiện vì còn liên quan đến hợp tác quốc tế nữa. Nhưng cũng cần phải có đánh giá lại cả hệ thống. Chính vì thế hiện nay Thanh tra Chính phủ cũng đang đề nghị Chính phủ đưa vào chương trình làm việc của Quốc hội là phải sửa Luật Thanh tra để làm sao cho hệ thống thanh tra có thể tham gia xử lý được vấn đề có yếu tố nước ngoài.
LUẬT SƯ NGUYỄN THÀNH CÔNG, CÔNG TY ĐÔNG PHƯƠNG LUẬT: Với cả một hệ thống cơ quan thanh tra, kiểm tra nhưng vẫn để những vụ tham nhũng lớn xảy ra thì tình trạng này thật đáng báo động. Từ đây, người dân có quyền nghi ngờ còn nhiều vụ việc tương tự mà chưa được phát hiện. Các cơ quan chức năng phải nghiêm túc nhìn nhận, chỉ rõ hệ thống đang khiếm khuyết ở đâu, cần làm gì để khắc phục. Nếu xét riêng từng cá nhân thì việc sai biệt trong quy trình hay bất cứ sự khác thường nào trong quá trình mua tài sản lớn đều dễ bị phát hiện. Ở đây, cả guồng máy đã vận động theo sự sắp đặt của những kẻ hám lợi và cố tình thực hiện hành vi phạm tội để rút tiền Nhà nước. Những người liên quan đã được Nhà nước trao quyền song hành cùng nghĩa vụ thực hiện từ báo cáo tài chính, báo cáo thuế, thanh tra nội bộ cho đến các bộ phận thanh tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp... Do vậy, trách nhiệm của những người liên quan trong guồng máy tham nhũng cần phải đặt ra.
LUẬT SƯ TRƯƠNG THANH ĐỨC, CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN CÔNG TY LUẬT BASICO: Dưới góc độ kiểm soát về tài chính, ngân hàng, chúng ta đã có rất nhiều giải pháp để chống tham nhũng. Tuy nhiên, những giải pháp này chẳng có mấy kết quả. Nếu đã hết giải pháp hoặc có nhiều mà không tác dụng thì điều đơn giản nhất là phải hủy bỏ, thay bằng giải pháp triệt để hơn. Việc dễ có thể làm ngay mà hiệu quả trông thấy là mọi bản kê khai tài sản phải được công khai. Mọi giao dịch từ vài chục triệu trở lên phải thông qua tài khoản. Không thể chấp nhận việc mua bán ô tô, nhà đất... hàng tỉ, thậm chí chục tỉ, trăm tỉ đồng nhưng vẫn thoải mái sử dụng tiền mặt một cách hợp pháp.
Vụ Giang Kim Đạt, nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Cty TNHH Vận tải Viễn Dương Vinashin bị bắt sau 5 năm lẩn trốn với khối tài sản chiếm được gần 19 triệu USD khiến dư luận xôn xao thời gian gần đây. Nhiều nghi vấn được đặt ra xung quanh vụ việc, trong đó có cả câu hỏi về công tác quản lý tài sản công, ngân sách của các cơ quan hữu trách. GS. Nguyễn Minh Thuyết, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XI, XII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - người từng đề xuất thành lập một Ủy ban lâm thời điều tra độc lập vụ Vinashin đã có những chia sẻ, nhận định về vấn đề này.
GS. Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, cơ chế quản lý tài sản nhà nước lẫn con người hiện đang có một lỗ hổng quản lý quá lớn. Dư luận có quyền đặt vấn đề: Chỉ một quyền trưởng phòng đã có thể chiếm đoạt gần 19 triệu USD như vậy nếu ở vị trí cao hơn thì hậu quả sẽ nghiêm trọng thế nào? Trong vụ Vinashin, người đứng đầu tập đoàn này chỉ bị xử về tội vi phạm quy định quản lý tài chính của nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng thôi, chứ không có tội tham ô, tham nhũng.
Theo GS, để lấp được những lỗ hổng này, trước hết, cần phải sửa các văn bản quy phạm pháp luật về việc quản lý các tập đoàn, DNNN nói chung. Tiếp đó, cần phải kiên quyết cổ phần hóa, nếu quản lý theo kiểu “cha chung không ai khóc” như hiện tại thì các “quả đấm thép” sẽ “đấm” cho nền kinh tế này sụn xương. Trên thực tế, đóng góp của các DNNN vào ngân sách còn thấp hơn cả khối DN tư nhân, trong khi DN tư nhân không hề được tiếp cận với tài nguyên quốc gia (trừ đá vôi) và tiếp cận ngân sách nhà nước. Và đây là một điều bất bình thường.
"Ở nhiều nước phát triển, Nhà nước đâu cần phải nắm giữ lĩnh vực nào? Như ở Mỹ, công ty dầu khí, rồi đến công ty sản xuất vũ khí cũng là của tư nhân. Làm như thế, họ sẽ phát triển tốt hơn, vì tư nhân mới phải lo làm cho tốt, còn DN thuộc nhà nước có tất cả mọi thứ ưu ái, lỗ cũng có Nhà nước chịu, nên các ông ấy chả cần", GS Thuyết khẳng định.
Biện pháp thứ ba để tăng cường công tác quản lý tài sản công, theo GS, là phải công khai minh bạch về việc làm ăn, chi tiêu ngân sách của các DNNN. Bí mật kinh doanh của DN được tôn trọng, nhưng DN được rót bao nhiêu tiền, chi thế nào, lỗ lãi ra sao... dứt khoát phải báo cáo để người dân biết.
Liên quan đến vấn đề công khai minh bạch, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, QH đang chuẩn bị thông qua Luật Tiếp cận thông tin. Nhưng dự thảo Luật chỉ quy định cơ quan công quyền, chứ không phải tất cả các đơn vị, tổ chức, DN sử dụng ngân sách nhà nước phải công khai, minh bạch thông tin.
PV
Một cán bộ cấp trưởng phòng, trong vòng 2 năm tham ô của Nhà nước 18,6 triệu USD nhưng không bị phát hiện. Tại sao Giang Kim Đạt có thể thực hiện trót lọt hành vi của mình dễ dàng như thế? Câu trả lời không khó, là bởi hệ thống phòng ngừa tham nhũng chưa hiệu quả dù Nhà nước có rất nhiều văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Đấy là các nghị quyết của Đảng về những điều đảng viên không được làm cho đến Luật Phòng, Chống tham nhũng; Luật Công chức; Luật Viên chức đến các nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ, ngành. Gần đây là Nghị định 78/2013/NĐ-CP ngày 17-7-2013 của Chính phủ và Thông tư 08/2013/TT-TTCP ngày 31-10-2013 của Tổng Thanh tra Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Các văn bản này quy định rất chi tiết nhưng tham nhũng vẫn diễn ra, làm xói mòn lòng tin của nhân dân.
Phải tìm đúng nguyên nhân, bắt đúng mạch thì việc “kê toa, bốc thuốc” mới hiệu quả. Thực tiễn xét xử các vụ án tham nhũng cho thấy một điểm chung nổi bật là việc phát hiện quan tham không phải từ nội bộ cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng mà hầu hết là từ báo chí, đơn thư tố giác của dân hoặc do cơ quan chức năng nước ngoài phát hiện (đối với vụ việc có yếu tố nước ngoài). Như vậy, khả năng “đề kháng” trong nội bộ cơ quan, tổ chức thật sự có vấn đề. Như vụ Vinashin, Vinalines trải qua hàng chục đợt thanh tra, kiểm tra nhưng không phát hiện tham nhũng hoặc cảnh báo nguy cơ xảy ra tham nhũng. Chỉ khi hành vi tham nhũng hoàn thành, kẻ phạm tội đã “tiêu hóa” hết tài sản tham nhũng thì mới bị phát hiện. Đó cũng là lý do tại sao án tham nhũng xử không ít nhưng không thu hồi được tài sản tham nhũng vì tài sản tham nhũng đã bị tẩu tán, chuyển dịch cho người thân. Rốt cuộc, công cuộc phòng chống tham nhũng chỉ xử lý được phần ngọn.
Trước nay, chúng ta chỉ chú trọng đến chống tham nhũng mà chưa đề cao công tác phòng ngừa. Vì vậy, để trị được tận gốc nạn tham nhũng, cần thay đổi phương thức từ “chống” sang “phòng”. Một là, phải thực hiện đầy đủ việc minh bạch tài sản, thu nhập theo quy định. Nếu bị phát hiện kê khai gian dối hoặc trong nhiệm kỳ công tác mà tài sản tăng lên bất thường, không giải trình được nguồn gốc thì phải từ chức để cơ quan điều tra chống tham nhũng làm rõ. Hai là, công khai kết quả xử lý quan tham và việc thu hồi tài sản tham nhũng trên các phương tiện truyền thông để nhân dân giám sát. Ba là, Nhà nước cần có cơ chế đặc biệt để khuyến khích nhà báo tham gia phòng chống tham nhũng và có những quy định miễn trừ trách nhiệm cho báo chí, nhà báo viết bài về phòng, chống tham nhũng. Bốn là, tăng cường sự giám sát của nhân dân. Cần phải phân loại đơn thư tố cáo nặc danh, nếu nặc danh nhưng nội dung chỉ ra cụ thể địa chỉ các tài sản của người bị tố cáo, nguồn gốc hình thành thì phải xem đây là thông tin tố giác tội phạm và xử lý đến nơi đến chốn. Song song đó, cần có cơ chế đặc biệt để bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng.
Nếu chưa thay đổi phương thức phòng, chống tham nhũng thì sẽ còn nhiều Giang Kim Đạt.
LUẬT SƯ NGUYỄN VĂN ĐỨC
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Sáng 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
(CLO) Đến 10h30 sáng 23/11, thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích được tìm thấy tại vị trí giữa cầu Bình Thành và cầu Hữu Trạch.
(CLO) Công ty vệ tinh Trung Quốc SpaceSail vừa công bố kế hoạch triển khai dịch vụ vệ tinh tại Brazil nhằm cạnh tranh với Starlink của tỷ phú Elon Musk.
(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết nước này đang phát triển các hệ thống phòng không mới để đối phó với "những mối đe dọa mới", sau khi Nga triển khai loại tên lửa tầm trung mới trong cuộc chiến kéo dài 33 tháng.
(CLO) Thay vì chọn những vườn hoa hay cảnh sắc quen thuộc, nhiều người lại quyết định tạo dấu ấn cho bộ ảnh của mình bằng việc chụp ảnh tại vườn bưởi Diễn, một địa điểm hấp dẫn và mới lạ ở phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đang thu hút hàng trăm lượt khách đến check-in mỗi ngày.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Trước diễn biến của bệnh sởi, TP.HCM đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Sau 1 tuần, TP đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Trong đợt 3, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ cho 18 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền 948 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Theo người dân, khoảng 50-70 năm trước, khu vực ngõ 167 phố Tây Sơn là nghĩa trang. Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục kiểm đếm, đưa các hài cốt vào tiểu quách mới.
̣̣̣(CLO) Hiện nay cả nước có khoảng 300.000 cá nhân là môi giới bất động sản đang hoạt động, tuy nhiên nghề môi giới có sự phân hóa về trình độ chuyên môn và khả năng tuân thủ chuẩn mực đạo đức. Trước thực tế này, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, văn hóa và ứng xử nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản.
(CLO) Thấy ngôi nhà trên phố Ngô Thì Nhậm (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) khoá cửa bốc cháy ngụt ngụt, nhóm thanh niên dũng cảm phá cửa, dùng bình cứu hỏa phun thẳng vào vị trí ngọn lửa bùng lên.
(CLO) Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ GD&ĐT có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là phương thức xét tuyển học bạ.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.