Thực phẩm bẩn vẫn "rình rập" mùa lễ hội

Thứ tư, 20/02/2019 15:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều điểm kinh doanh ăn uống dịp lễ hội mọc lên tự phát nên việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đầy đủ, tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, do đó cần sự vào cuộc quyết liệt hơn của cơ quan chức năng nhằm xử lý dứt điểm.

Bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm tại các lễ hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Ảnh: Bá Hoạt

Bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm tại các lễ hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Ảnh: Bá Hoạt

Dù ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, song vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm tại các lễ hội vẫn là nỗi lo thường trực. Bởi lẽ, qua công tác kiểm tra cho thấy vẫn còn nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm. Đây chính là những nguy cơ tiềm ẩn gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân…

Cảnh báo ngộ độc thức ăn tự chế biến Theo thống kê của Bộ Y tế, dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, các cơ sở y tế trong cả nước đã tiếp nhận 3.738 trường hợp bệnh nhân đến khám, cấp cứu do rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn, trong đó 896 trường hợp được xác định là ngộ độc, say rượu, bia; 817 trường hợp khai do ngộ độc thức ăn tự chế biến.

So với cùng kỳ Tết Mậu Tuất 2018, số ca khám, cấp cứu ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa giảm 14%, số ca ngộ độc (say) rượu, bia giảm 19% nhưng số ca ngộ độc thức ăn tự chế biến tăng 23%...

Trước thực trạng trên, để đảm bảo ATTP mùa Lễ hội Xuân 2019, tiếp tục thực hiện Kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành TW về ATTP triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm – Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP Nguyễn Thanh Phong đã yêu cầu Ban Quản lý ATTP TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Đà Nẵng, Bắc Ninh; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo ATTP.

Ban chỉ đạo cũng đề nghị các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về ATTP trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm tại các lễ hội, sự kiện lớn trên địa bàn trong mùa Lễ hội Xuân 2019.

Bên cạnh việc tăng cường công tác thanh, kiểm tra về ATTP tại các lễ hội, sự kiện lớn trên địa bàn; bảo đảm ATTP tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố phục vụ nhân dân, du khách; lực lượng chức năng xử lý nghiêm tổ chức, các nhân vi phạm về ATTP và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Các địa phương tiếp tục tham mưu cho Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP của tỉnh, thành phố triển khai Kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP mùa Lễ hội Xuân 2019; báo cáo công tác bảo đảm ATTP mùa Lễ hội Xuân 2019 trước ngày 31/3/2019.

Trước đó, đoàn kiểm tra liên ngành ATTP số 1 của TP Hà Nội do ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức).

Đoàn đã kiểm tra 3 nhà hàng, phát hiện nhiều vi phạm ATVSTP. Cả 3 nhà hàng đều bảo quản thực phẩm không đúng quy định, 2/3 nhà hàng vệ sinh bát ăn không đạt yêu cầu, 2/3 nhà hàng chưa xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc thực phẩm.

 Ông Trần Văn Chung đã yêu cầu lập biên bản xử lý vi phạm nhà hàng Doanh Hạnh và nhà hàng Năm Thành (khu vực chùa Hương). Tại thời điểm kiểm tra, chủ 2 nhà hàng này đều không xuất trình được giấy tờ chứng minh được nguồn gốc thực phẩm.

Ngay lối vào 2 nhà hàng này, thực phẩm sống, chín để lẫn lộn trên bàn không được che đậy, bảo quản. Khu vực rửa bát của 2 nhà hàng cũng tạm bợ, bát rửa xong được đặt ngay xuống đất.

Riêng tại nhà hàng Doanh Hạnh, qua xét nghiệm nhanh, 10 mẫu bát có 9 bát rửa không sạch. Còn tại nhà hàng Năm Thành, tủ đựng những túi đá viên dùng liền lại để chung cả thực phẩm sống.

Đoàn kiểm tra đã yêu cầu hủy bỏ toàn bộ những túi đá này để tránh nguy cơ ngộ độc hàng loạt.

Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, trung bình mỗi ngày diễn ra khoảng 22 lễ hội.

Điển hình là Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ) thu hút khoảng 7-8 triệu khách, Lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang) thu hút 2,5 triệu lượt khách, Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh) thu hút khoảng 2 triệu lượt khách…

Phương Nhi

Tin khác

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

(CLO) Để chủ động phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024, Công an tỉnh Thanh Hoá bố trí lực lượng, triển khai phương án phòng, chống tội phạm tại các tuyến đường chính và khu vực Quảng trường biển - nơi sẽ diễn ra Lễ khai trương vào tối 27/4.

Đời sống
Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Báo Nhà báo và Công Luận nhận được phản ánh của người dân tại thôn Lập Thành, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai về việc hàng nghìn m2 đất đồi Sò bị san gạt không rõ mục đích gây nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường.

Đời sống
Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

(CLO) Tới 10h ngày 25/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy chiếc thuyền nan bị lật ở vị trí giữa sông Chanh, tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy 4 nạn nhân bị mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

(CLO) Trong khi đang di chuyển bằng thuyền để đánh bắt thuỷ sản trên luồng sông Chanh (Quảng Ninh), chiếc thuyền nan chở 6 người gặp giông dốc và bị lật khiến 4 người trên thuyền mất tích.

Đời sống