Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều ra "Tuyên bố chung Panmunjom"

Thứ sáu, 27/04/2018 19:30 PM - 0 Trả lời

Chiều 27/4, Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã khép lại sau khi hai bên ra “Tuyên bố chung Panmunjom”, một tuyên bố lịch sử.

Báo Công luận
Tổng thống Hàn Quốc và nhà lãnh đạo Triều Tiên. Ảnh: Reuters 

Phát ngôn viên Chính phủ Hàn Quốc cho biết tuyên bố chung đề cập tới một loạt vấn đề.

Cụ thể, bản "Tuyên bố chung Panmunjom" nêu rõ hai bên nhất trí trong năm nay sẽ biến Hiệp định đình chiến ký ngày 27/7/1953 thành Hiệp ước Hòa bình; tuyên bố chấm dứt chiến tranh trong năm nay; biến Khu phi quân sự (DMZ) thành "khu vực hòa bình"; tìm kiếm các cuộc đối thoại đa phương với các nước khác như với Mỹ; nhất trí với đề xuất phi hạt nhân hóa theo từng giai đoạn; tổ chức đàm phán quân sự cấp tướng vào tháng 5/2018; sẽ tổ chức cuộc sum họp cho các gia đình ly tán trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 vào tháng 8/2018; cùng tham gia các sự kiện quốc tế lớn như Á vận hội 2018.

Tại hội nghị này, nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Moon Jae-in nhất trí sẽ gặp nhau thường xuyên hơn. Hai bên cũng tán thành việc tiếp tục các cuộc thảo luận cấp chuyên viên. 

Tổng thống Moon Jae-in bày tỏ hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều này là một món quà lớn cho toàn thể người dân trên Bán đảo Triều Tiên cũng như thế giới. Về phần mình, ông Kim Jong-un cũng thể hiện sự lạc quan khi kỳ vọng cuộc gặp thượng đỉnh và kết quả cuộc gặp sẽ phần nào làm hài lòng sự mong đợi của mọi người.

Kết quả thành công mang tầm vóc lịch sử của Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều lần thứ 3 này mở ra hy vọng về một giải pháp hiệu quả nhằm giảm căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên, đồng thời mang lại cơ hội tiến tới phi hạt nhân hóa, cải thiện quan hệ và chung sống hòa bình lâu dài. 

Cuộc gặp này là kết quả của các nỗ lực kiên định hòa giải với Triều Tiên trong 1 năm qua của Tổng thống Moon Jae-in, cũng như hàng loạt hành động bày tỏ thiện chí của Bình Nhưỡng thời gian gần đây như quyết định ngừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa.

Thành công của hội nghị cũng làm gia tăng hy vọng về một cuộc gặp thượng đỉnh trong tương lai gần, vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump. 

Cuộc gặp lịch sử sau hơn 1 thập kỷ giữa hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên là sự kiện được thế giới quan tâm hàng đầu và được dư luận quốc tế đặc biệt hoan nghênh. Trong một tuyên bố, Nhà Trắng nêu rõ Mỹ sẽ tiếp tục thảo luận với Hàn Quốc nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh dự kiến giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Từ Tokyo, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga bày tỏ hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều là cơ hội thảo luận "một cách tích cực" về chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, cũng như giải quyết vấn đề công dân Nhật bị bắt cóc tại Triều Tiên. Ông Suga "hoan nghênh Chính phủ Hàn Quốc đã nỗ lực để có được cuộc hội đàm hôm nay". 

Ngày 27/4, Trung Quốc đã hoan nghênh lãnh đạo hai miền Triều Tiên tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử, đồng thời gọi cái bắt tay giữa hai nhà lãnh đạo tại đường ranh giới quân sự chia rẽ hai miền là "giây phút lịch sử".

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết: "Trung Quốc hoan nghênh bước tiến lịch sử của lãnh đạo hai miền Triều Tiên và đánh giá cao quyết định chính trị và sự dũng cảm của họ". Bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh Trung Quốc mong chờ và hy vọng lãnh đạo hai miền Triều Tiêu tận dụng cơ hội này để mở ra con đường mới nhằm mang lại ổn định lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên.

Nga đã bày tỏ ủng hộ hai miền Triều Tiên tổ chức hội nghị thượng đỉnh. Từ Moskva, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Nga hoàn toàn ủng hộ các nỗ lực ngoại giao của hai miền Triều Tiên. 

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn hãng thông tấn TASS cùng ngày, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev cho rằng bán đảo Triều Tiên vốn là một trong những khu vực căng thẳng nhất trên thế giới, nơi hành động quân sự có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, theo ông, tình hình đã thay đổi và hai miền Triều Tiên đang đi theo hướng hòa giải.
  
Các đảng phái chính trị tại Hàn Quốc cũng hoan nghênh cuộc gặp, đồng thời hy vọng hai bên sẽ có các bước đi cụ thể tiếp theo hướng tới hòa bình và phi hạt nhân hóa. 

Giới doanh nghiệp Hàn Quốc cho biết ngay khi cuộc gặp thượng đỉnh có kết quả tích cực, cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ khởi động các cuộc thảo luận thúc đẩy hợp tác kinh tế liên Triều, nhằm nâng lĩnh vực hợp tác này lên một tầm cao mới. 

Dù giới chuyên gia quốc tế tương đối thận trọng về các bước tiến có thể đạt được sau cuộc gặp, song cũng đánh giá cao triển vọng mà sự kiện lịch sử này đem lại, nhất là cho tiến trình hòa giải giữa hai miền cũng như quan giữa Triều Tiên và Mỹ.

Bà Anwita Basu, nhà phân tích tình báo thuộc tờ The Economist, thì cho rằng hai nhà lãnh đạo đã tập trung chủ yếu vào triển vọng hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Moon Jae-in ưu tiên phi quân sự hóa. 

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng có ý định tương tự. Hợp tác kinh tế và giảm căng thẳng chắc chắn sẽ đạt được nhờ hội nghị thượng đỉnh này.

  

 Theo TTXVN

Tin khác

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

(CLO) Ngày 19/4, cảnh sát Pháp tuyên bố sẽ thử nghiệm khả năng giám sát được hỗ trợ bởi AI tại các sự kiện ở thủ đô Paris để chuẩn bị cho Olympic 2024.

Thế giới 24h
Hạ viện Mỹ đã thông qua được gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ đã thông qua được gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

(CLO) Ngày 19/4, Hạ viện Mỹ rút cuộc đã thông qua được gói viện trợ 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, sau khi gói này bị trì hoãn trong nhiều tháng.

Thế giới 24h
Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

(CLO) Mỹ hôm thứ Sáu (19/4) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một quan chức Israel và hai tổ chức quyên tiền cho những người định cư Israel, cáo buộc họ có các hoạt động bạo lực ở Bờ Tây bị chiếm đóng.

Thế giới 24h
WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

(CLO) Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu (19/4), mặc dù chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Thế giới 24h
Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

(CLO) Các hãng hàng không đã thay đổi đường bay qua Iran, hủy một số chuyến bay, do lo ngại về an ninh sau cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Thế giới 24h