Huế: Đại hội lần thứ 21 của Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA)

Thứ bảy, 22/09/2018 13:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 22/9, tại TP. Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDT Cố đô Huế) phối hợp với Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Hội Tiền sử Ấn độ Thái Bình Dương đồng tổ chức Đại hội lần thứ 21 của Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA).

Hội nghị Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA) là hội nghị lớn nhất trên thế giới dành riêng cho khảo cổ học ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Hội nghị diễn ra tại Huế thu hút hơn 700 nhà nghiên cứu và sinh viên sau đại học từ 35 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Hội nghị trình bày nhiều chủ đề báo cáo khác nhau, bao gồm quá khứ khảo cổ học từ các địa điểm xưa nhất của con người sống trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương đến các mốc thời gian gần đây hơn. Các tham luận đề cập đến các phương pháp lý thuyết mới và vấn đề kỹ thuật cao trong nghiên cứu thực địa và phân tích tại phòng thí nghiệm. Các tham luận khác sẽ thảo luận các vấn đề quan trọng trong bảo vệ di sản văn hóa, bao gồm những cách tiếp cận sáng tạo chiến lược giáo dục và khuyến khích cộng đồng trong bảo tồn di sản.

Báo Công luận
Đại hội sẽ diễn ra từ ngày 23 đến 28/9 tại thành phố Huế. 

Ngày 23/9, sẽ diễn ra phiên khai mạc chính thức Đại hội, tại đây, sẽ có các bài thuyết trình của Tân Chủ tịch IPPA, TS. Phan Thanh Hải (TTBTDT Cố đô Huế) và TS. Nguyễn Giang Hải (Viện Khảo cổ học). Trong đó, TS. Phan Thanh Hải- Giám đốc TTBTDT Cố đô Huế sẽ trình bày về "Di sản Văn hóa Huế và công tác bảo tồn”.

Báo Công luận
GS.TS. Ian Lilley, Tổng Thư ký IPPA Ảnh: Đồng Văn 
Cũng trong dịp này, đại biểu sẽ có cơ hội tham quan di sản văn hóa thế giới Huế miễn phí với sự hỗ trợ của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Chương trình tham quan này sẽ giúp cho các đại biểu có cơ hội chiêm ngưỡng Di sản văn hóa Huế và thành phố Huế nổi tiếng. Các chuyên gia quốc tế về khảo cổ học và di sản văn hóa của IPPA sẽ có cơ hội chứng kiến sự tuyệt vời của di tích do công bảo tồn miệt mài của Việt Nam trong nhiều thập kỷ.

Báo Công luận
Nhà báo đặt câu hỏi về hoạt động của ngành khảo cổ. Ảnh: Đồng Văn 
Đây là sự kiện khoa học lớn nhất và quan trọng nhất của giới khảo cổ học trên toàn thế giới. Đồng thời, cũng là cơ hội tốt để các nhà nghiên cứu gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ thông tin và kết quả nghiên cứu của mình, cũng như thiết lập các mối quan hệ hợp tác mới.

Hữu Tin

 

Tin khác

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, UBND tỉnh Nghệ An và UBND thị xã Cửa Lò tổ chức công bố di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

(CLO) Triển lãm “Kỷ niệm và Trải nghiệm: 100 Tác phẩm Nghệ thuật từ Họa sĩ Văn Chiến” sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2024 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

(CLO) Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải là lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng của ngư dân vùng ven biển, nhằm thể hiện lòng thành của ngư dân tạ ơn biển cả.

Đời sống văn hóa
Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Lễ hội Văn Thánh Miếu và Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long là những di sản thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của cộng đồng địa phương và được kế tục qua nhiều thế hệ.

Đời sống văn hóa
Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

(CLO) Cùng với các nghi lễ, các hoạt động, trò chơi dân gian tại Lễ hội Hoa Lư cũng là nguồn sử liệu vô cùng quý giá góp phần làm sáng rõ một giai đoạn quan trọng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Đời sống văn hóa