Lễ hội Đường sách Tết Kỷ Hợi năm 2019:

Muôn màu của sách

Thứ ba, 22/01/2019 09:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Với chủ đề “Muôn màu của sách”, Lễ hội Đường sách Tết Kỷ Hợi năm 2019 sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 8/2 tại trục đường Mạc Thị Bưởi - Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế, quận 1, TP.HCM.

Lễ hội đường sách mừng Tết Kỷ Hợi do UBND TP.HCM tổ chức, đơn vị thực hiện là Sở Thông tin Truyền thông, một phần kinh phí tổ chức được huy động từ nguồn xã hội hóa. Đây là sự kiện văn hóa, phục vụ cho đời sống tinh thần của người dân, một trong những hoạt động do UBND TP.HCM chỉ đạo thực hiện.

Phối cảnh cổng chính của Lễ hội Đường sách TP.HCM - Ảnh: BTC

Phối cảnh cổng chính của Lễ hội Đường sách TP.HCM - Ảnh: BTC

“Lễ hội Đường sách Tết hằng năm là niềm tự hào của người dân thành phố, giúp du khách tự do tham quan và thưởng thức nét văn hóa đọc của người Sài Gòn, góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh TP.HCM đến bạn bè trong nước lẫn quốc tế”, ông Từ Lương – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM nhấn mạnh.

Với chủ đề “Muôn màu của sách”, Đường Sách 2019 được chia theo 3 tuyến đường.

Tuyến Mạc Thị Bưởi - Sách và thế hệ trẻ: đây là khu sách tổng hợp với nhiều thể loại khác nhau, giới thiệu những sách hay về giáo dục, khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa.

Tuyến Nguyễn Huệ - Vững bước vươn xa: tiếp tục triển lãm các sách và hình ảnh panorama về kỷ niệm 320 năm thành lập Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định – TP.HCM; giới thiệu bộ sách và hình ảnh về “Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam”; triển lãm Báo Xuân năm 2019; triển lãm sách và hình ảnh những thành tựu về công tác đối ngoại của TP; tiếp tục tuyên truyền những cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; tuyên truyền sâu rộng về những hình ảnh, những cuốn sách viết về các chiến sĩ, ngư dân bám biển bảo vệ vững chắc chủ quyền trên biển Đông; giới thiệu tài liệu và hình ảnh kỷ niệm 40 năm Ngày huyện Duyên Hải (Cần Giờ) sáp nhập TP.HCM.

Tuyến Ngô Đức Kế - Thiếu nhi và TP tương lai: trưng bày, giới thiệu sách dành cho thiếu nhi, đồng thời đây cũng là khu vui chơi cho thiếu nhi; tổ chức các trò chơi dựa trên ý tưởng của phương pháp học STEM và các trò chơi dân gian.

Đường sách Tết Kỷ Hợi 2019 có sự tham gia của 8 đơn vị, gồm: Thư viện Khoa học Tổng hợp, Công ty CP Văn hóa Phương Nam, Công ty CP Sách Thái Hà, Công ty CP Sách Sài Gòn, Công ty CP Phát hành sách TP.HCM (Fahasa), Công ty TNHH giáo dục và truyền thông giải trí Phan Thị, với tổng số lượng gần 100.000 đầu sách. 

Phối cảnh cột mốc chủ quyền biển đảo Việt Nam tại đường sách Tết Kỷ Hợi. Ảnh: BTC

Phối cảnh cột mốc chủ quyền biển đảo Việt Nam tại đường sách Tết Kỷ Hợi. Ảnh: BTC

Lễ hội năm nay được thể hiện thông qua những gam màu của từng thời đại, qua đó thấy

Lễ hội Đường sách là sự kiện văn hóa, phục vụ đời sống tinh thần của người dân - một trong những hoạt động hằng năm do UBND TP.HCM chỉ đạo thực hiện. Đây là năm thứ 8 Lễ hội Đường sách được tổ chức và trở thành địa điểm vui chơi, giải trí quen thuộc của người dân thành phố mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Đây cũng là sự kiện góp phần khuyến khích, phát triển văn hoá đọc trên địa bàn thành phố.

được hình ảnh người dân Việt Nam của quá khứ, hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, nhìn vào lịch hoạt động, giao lưu dự kiến, thì trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, chỉ có 3 đơn vị tham gia là Công sách Thái Hà, Công ty Sách Sài Gòn và Công ty Phan Thị.

Trong đó, Công ty Sách Thái Hà có 2 hoạt động là tặng chữ thư pháp và tặng quà cho khách tham quan gian hàng. Công ty Phan Thị có 2 hoạt động nhưng cùng một nội dung là vẽ Chibi. Riêng Công ty Sách Sài Gòn có tới 6/10 hoạt động, nhưng chỉ có 2 tác giả là Nguyễn Phi Vân và Anh Khang thay phiên ký tặng và giao lưu với độc giả. 

Lý giải về việc này, ông Từ Lương, cho biết: “Ban Tổ chức gặp khó khăn trong vấn đề kinh phí. Năm nay thành phố chủ trương không đầu tư từ đầu và yêu cầu phải xã hội hóa các hoạt động. Trong khi đó, sự chung tay góp sức tham gia của các cơ quan tổ chức doanh nghiệp, đặc biệt trong khối phát hành, xuất bản lại vô cùng hạn chế”. Ông cho biết thêm, từ nay đến ngày khai mạc, Sở TT-TT sẽ cố gắng mời và động viên các đơn vị khác cùng tham gia để nội dung hoạt động của Đường sách Tết Kỷ Hợi năm 2019 đa dạng và phong phú hơn.

Dự kiến sẽ có hơn 100 ngàn quyển sách được trưng bày, bày bán tại lễ hội này. Để an toàn và thuận tiện cho việc thi công, trưng bày, từ ngày 23/1 đến ngày 8/2/2019, 3 tuyến đường này sẽ cấm các phương tiện lưu thông.

B.V

Tin khác

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, UBND tỉnh Nghệ An và UBND thị xã Cửa Lò tổ chức công bố di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

(CLO) Triển lãm “Kỷ niệm và Trải nghiệm: 100 Tác phẩm Nghệ thuật từ Họa sĩ Văn Chiến” sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2024 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

(CLO) Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải là lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng của ngư dân vùng ven biển, nhằm thể hiện lòng thành của ngư dân tạ ơn biển cả.

Đời sống văn hóa
Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Lễ hội Văn Thánh Miếu và Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long là những di sản thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của cộng đồng địa phương và được kế tục qua nhiều thế hệ.

Đời sống văn hóa
Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

(CLO) Cùng với các nghi lễ, các hoạt động, trò chơi dân gian tại Lễ hội Hoa Lư cũng là nguồn sử liệu vô cùng quý giá góp phần làm sáng rõ một giai đoạn quan trọng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Đời sống văn hóa