Khai thác rừng trái pháp luật có thể bị phạt đến 1 tỷ đồng

Thứ ba, 30/04/2019 13:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500 triệu đồng, đối với tổ chức là 1 tỷ đồng.

Lực lượng chức năng thu giữ gỗ xẻ tại hiện trường một vụ phá rừng ở Lâm Đồng. Ảnh: SGGP

Lực lượng chức năng thu giữ gỗ xẻ tại hiện trường một vụ phá rừng ở Lâm Đồng. Ảnh: SGGP

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Theo đó, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân tối đa là 500 triệu đồng. Tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1 tỷ đồng.

Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định cụ thể mức phạt khai thác rừng trái pháp luật. Cụ thể, hành vi khai thác trái pháp luật trong rừng sản xuất đối với gỗ loài thông thường phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng khi khai thác dưới 0,4 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên. Phạt tiền từ 1 - 5 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,4 m3 đến dưới 1 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên. Phạt tiền từ 70 - 100 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 15 m3 - 20 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 7m3 đến dưới 10m3 gỗ rừng tự nhiên.

Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA, phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên. Đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,4 m3 gỗ rừng tự nhiên thì sẽ bị phạt tiền từ 3 - 7 triệu đồng. Phạt tiền từ 150 - 200 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 5 m3 đến dưới 7 m3 gỗ rừng tự nhiên.

Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, phạt tiền từ 10 - 25 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3; đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 thì sẽ bị phạt tiền từ 25 - 50 triệu đồng. Phạt tiền từ 75 - 100 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,7 m3 đến dưới 1 m3.

Nghị định cũng quy định cụ thể mức phạt hành vi khai thác trái pháp luật trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đối với gỗ loài thông thường, đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA; mức phạt đối với hành vi khai thác trái pháp luật rừng ngoài gỗ.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ 10/6/2019.

PV

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển như hiện nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nên nghiên cứu chính sách để đưa vào dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin tức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức
Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

(CLO) UBND Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam từ ngày 21-24/4.

Tin tức
ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

(CLO) Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Tin tức