Nhà báo, TS Trần Bá Dung – Ủy viên Ban Thường vụ - Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam:

Ban Nghiệp vụ quyết tâm thực hiện tốt nhất, góp phần vào thành công của Hội báo

Thứ năm, 21/02/2019 08:09 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo kế hoạch tổ chức Hội báo Toàn quốc 2019 có rất nhiều hội thảo, tọa đàm, triển lãm thiết thực, hữu ích và mang tính thời sự cao, trong đó Ban Nghiệp vụ chủ trì phần lớn các nội dung này. Nhà báo, TS Trần Bá Dung đã có cuộc trò chuyện với báo NB&CL xung quanh vấn đề này.

+ Ban Nghiệp vụ đặt ra tiêu chí như thế nào để quyết định lựa chọn những nội dung này, thưa ông?

- Trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc 2019, Ban Nghiệp vụ được giao chủ trì nhiều hoạt động nghiệp vụ. Mảng hoạt động lớn thứ nhất là tổ chức hội thảo, diễn đàn, giao lưu, tọa đàm, triển lãm. Ban được giao chủ trì các hoạt động: Tọa đàm về “Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng với Báo chí cách mạng Việt Nam” (nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trong hơn 20 năm), chiều 15/3/2019; Diễn đàn “Báo chí - Cầu nối doanh nghiệp và chính phủ” (phối hợp với Công ty Truyền thông của Hội, chiều 16/3/2019; Triển lãm ảnh “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” (phối hợp với Truyền hình Nhân Dân); Đồng thời phối hợp với Liên Chi hội và các đơn vị tổ chức Diễn đàn “Nhà báo trẻ và đào tạo, bồi dưỡng nhà báo trẻ” kết hợp giao lưu “Nhà báo trẻ với các thế hệ nhà báo”, sáng 17/3/2019…

Nhà báo, TS Trần Bá Dung. Ảnh: Sơn Hải

Nhà báo, TS Trần Bá Dung. Ảnh: Sơn Hải

Mảng hoạt động thứ hai là tổ chức trao giải trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc, với nhiều loại giải: Giải “Gian trưng bày ấn tượng, đặc sắc” dành cho các gian trưng bày báo sinh động, phong phú, hấp dẫn có sức hút công chúng; Giải “Bìa báo Tết đẹp” dành cho các ấn phẩm có bìa hình thức đẹp, có bản sắc; Giải “Giao diện đẹp” dành cho Báo điện tử dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi; Giải “Chương trình phát thanh, chương trình truyền hình ấn tượng dịp tết Kỷ Hợi”; Giải “Công trình nghiên cứu khoa học và nghiệp vụ báo chí”; Giải “Phóng sự xuất sắc về đề tài môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai năm 2018”. Đây là những hoạt động hết sức sôi nổi, thu hút sự quan tâm sâu sắc nhất của hội viên và các đơn vị cũng như công chúng báo chí…

Mảng hoạt động thứ ba là chuẩn bị các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ gửi các cấp hội, các hồ sơ tác phẩm, văn bản quy chế chấm giải, tham mưu thành lập ban giám khảo, tổ chức chấm các loại giải trong điều kiện rất gấp (chỉ trong thời gian Hội báo với số lượng công việc và tác phẩm rất lớn). Đồng thời, Ban chịu trách nhiệm chuẩn bị các phát biểu quan trọng của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Hội tại các Lễ khai mạc, bế mạc và tham gia xây dựng chương trình, kịch bản. Đây là những công việc đầy áp lực chuyên môn.

Với chức năng tham mưu và hướng dẫn nghiệp vụ, trong những ý tưởng về các Hội thảo, tọa đàm, triển lãm được lựa chọn rất kỹ càng đó, nhiều nội dung được Ban Nghiệp vụ đề xuất, có nội dung làm từ năm trước, có nội dung mới từ năm nay. Khi đề xuất những nội dung đó, Ban đặt ra tiêu chí lựa chọn đầu tiên là phải mang tính định hướng nghiệp vụ thiết thực, nghĩa là phải có ích cho hoạt động báo chí trên nhiều phương diện (kỹ năng tác nghiệp, kinh nghiệm làm báo và kinh nghiệm quản lý báo chí, xu thế làm báo, quan điểm báo chí, lịch sử báo chí, đạo đức nghề báo, tấm gương nhà báo…). Và phải luôn luôn bắt nhịp được với dòng chảy chính của xu thế vận động của báo chí quốc tế và trong nước, chứ không phải lý thuyết suông hoặc mang tính áp đặt, một chiều…

Nhà báo, TS Trần Bá Dung trong chuyến đi chuẩn bị Hội thảo về các nhà báo tiền bối, cựu lãnh đạo cấp cao Hội Nhà báo Việt Nam vừa qua.

Nhà báo, TS Trần Bá Dung trong chuyến đi chuẩn bị Hội thảo về các nhà báo tiền bối, cựu lãnh đạo cấp cao Hội Nhà báo Việt Nam vừa qua.

+ Để có một Hội báo thành công, sự chuẩn bị là rất quan trọng. Lượng công việc nhiều và áp lực không nhỏ đã được Ban sắp xếp, bố trí như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

- Ban Nghiệp vụ ít người, công việc lại nhiều và các nội dung chuyên sâu về chuyên môn là chính. Chuẩn bị cho Hội báo, Ban phải chuẩn bị nội dung ngay từ khi Lãnh đạo Hội xây dựng Kế hoạch từ nửa năm trước (ví dụ như nội dung các Hội thảo, tọa đàm, triển lãm…). Chúng tôi phân công các cán bộ trong Ban phụ trách từng mảng công việc, phối hợp với các đơn vị trong cơ quan T.Ư Hội và các Hội Nhà báo tỉnh, TP, các Liên Chi hội, các Chi hội trực thuộc. Mỗi người chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung để liên hệ làm việc với các địa chỉ đơn vị cụ thể từng vấn đề theo Kế hoạch chung của Hội, trong phần việc của Ban, có lịch trình, theo dõi, báo cáo trưởng ban tiến độ và kết quả… Nhờ xây dựng được mối quan hệ lâu dài với cộng tác viên và nắm chắc địa bàn, vấn đề, lĩnh vực theo dõi, có kinh nghiệm trong đặt vấn đề nghiệp vụ và xử lý tình huống, được các cấp hội tin tưởng, ủng hộ, nên hầu hết đạt kết quả tốt. Nhân đây, chúng tôi xin cảm ơn sự hợp tác nghiệp vụ đầy trách nhiệm của các cấp Hội, các cơ quan báo chí trong cả nước và các đơn vị trong cơ quan T.Ư Hội.

+ Trong quá trình chuẩn bị, là người trực tiếp đi, kết nối, ông có thể chia sẻ đôi chút về chuyện “bếp núc” hậu trường?

- Đúng là trong quá trình chuẩn bị nội dung cho các hoạt động nghiệp vụ nói chung, phục vụ Hội báo toàn quốc hằng năm nói riêng, tôi thường gánh vác việc trực tiếp kết nối, đi thực tế ở nhiều địa phương, nhiều cơ quan báo chí và cơ quan bên các bộ, ngành khác, để làm tư liệu. Làm hội thảo, tọa đàm, giao lưu, diễn đàn,… khó nhất là nghĩ cho được chủ đề gì, nội dung gì thiết thực, tìm ai phối hợp, tìm tư liệu ở đâu; thứ hai là tổ chức cho được cộng tác viên, diễn giả có chất lượng, có nhiệt tình tham dự…; thứ ba là tổ chức điều hành, dẫn dắt chương trình sao cho đúng chủ đề, đủ thời gian, đúng đối tượng phát biểu và không bị tẻ nhạt hoặc sa đà khó kiểm soát…

Tôi có nhiều, rất nhiều kỷ niệm về những chuyện “bếp núc” hậu trường cho các hội thảo, tọa đàm nghiệp vụ. Chẳng hạn chuyện tổ chức các Tọa đàm về các nhà báo nguyên là lãnh đạo cấp cao của Hội Nhà báo Việt Nam (Hoàng Tùng, Trần Lâm, Đào Tùng, Hồng Chương, Lưu Quý Kỳ, Trần Công Mân…). Đến nay đã tổ chức được 8 Tọa đàm (theo đề xuất của Ban, được Lãnh đạo Hội nhất trí thực hiện từ năm 2012, trong đó 6 tọa đàm tại Hội, 2 tọa đàm phối hợp với báo Nhân Dân, tỉnh Hà Nam). Cái khó là tất cả các nhân vật chính đều không còn. Phải tìm hiểu tư liệu nhân vật qua cơ quan mà người đó hoạt động (vì hầu hết lãnh đạo Hội là kiêm nhiệm), nhưng nhân chứng hầu hết cũng đều tuổi cao, sức yếu, không lưu giữ tư liệu cá nhân... Có khi phải lòng vòng từ người này giới thiệu tiếp người khác để hỏi, để xin tư liệu, vừa xem tài liệu vừa hỏi những điều mà có khi người nhà cũng không biết rõ, trong Nam ngoài Bắc, với vô vàn cuộc điện thoại, tin nhắn, hẹn gặp đi gặp lại... Mỗi lần đó, tôi thực sự được trải nghiệm cảm xúc, được học nhiều điều mang đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giá trị nghề nghiệp cao cả, của các bậc đi trước. Có lẽ đó cũng là phần thưởng, là nguồn động lực lớn để tôi tiếp tục không mệt mỏi công việc này, với nhiều, rất nhiều nhà báo khác đã có trong dự định.

+ Hội báo Toàn quốc 2018 đã rất thành công, điều này đã tạo áp lực cho Hội báo Toàn quốc 2019 đối với ông nói riêng và Ban nghiệp vụ nói chung như thế nào?

- Năm nay, áp lực còn lớn hơn, vì có thêm nhiều nội dung hơn, mà thời gian vẫn chỉ 3 ngày với nhiều hoạt động khác của Hội báo. Hội thảo về Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng (1920-2009) – nguyên Phó Chủ tịch HNBVN, là nhà văn hóa, người con ưu tú, cán bộ lão thành cách mạng Nam bộ, khó nhất là người thân, gia đình đều ở TP.HCM, các nhân chứng, đồng nghiệp đều tuổi rất cao, sức yếu, nhiều người chỉ biết nhưng không sâu, không nhiều… rất khó tổ chức nội dung và phát biểu tại hội thảo.

Một áp lực lớn khác là việc tổ chức chấm nhiều loại giải trong Hội báo, với hàng ngàn tác phẩm các loại, chỉ trong 3 ngày. Yêu cầu của việc chấm giải là phải nghiêm túc, khách quan và chất lượng nghiệp vụ cao, trong khi lực lượng, quỹ thời gian và kinh phí rất có hạn. Tuy nhiên, được sự tin tưởng, động viên của Lãnh đạo Hội, của các cấp Hội và hội viên qua các giải báo chí và các kỳ Hội báo, Ban Nghiệp vụ đã và đang bắt tay thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt và quyết tâm thực hiện tốt nhất, góp phần vào thành công của Hội báo.

+ Vâng, xin cảm ơn ông!

Hà Vân (Thực hiện)

Tin khác

Hội Nhà báo TP Hà Nội bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp, dựng sản phẩm báo chí Longform

Hội Nhà báo TP Hà Nội bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp, dựng sản phẩm báo chí Longform

(CLO) Ngày 27/3, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ năng, phương pháp, tư duy dựng sản phẩm Longform bằng Canva và Sway cho các học viên là biên tập, phóng viên của các cơ quan báo chí trên địa bàn.

Công tác hội
Hơn 200 vận động viên tham gia Hội khoẻ Báo Đảng các tỉnh Tây Bắc mở rộng

Hơn 200 vận động viên tham gia Hội khoẻ Báo Đảng các tỉnh Tây Bắc mở rộng

(CLO) Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ; 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại tỉnh Sơn La, ngày 23/3, Báo Sơn La tổ chức giải thể thao Phan Xi Păng Báo Đảng các tỉnh khu vực Trung du - Miền núi phía Tây Bắc lần thứ XVI, năm 2024.

Công tác hội
Báo chí Cách mạng Việt Nam - thay đổi mạnh mẽ để giữ vững vị thế, hội nhập thế giới

Báo chí Cách mạng Việt Nam - thay đổi mạnh mẽ để giữ vững vị thế, hội nhập thế giới

(NB&CL) Lần đầu tiên, Diễn đàn Báo chí Toàn quốc được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh để thảo luận, mổ xẻ và đưa ra giải pháp về các vấn đề bức thiết nhất của báo chí Việt Nam.

Công tác hội
Hội Báo toàn quốc 2024: Quy mô, sôi động, giàu cảm xúc, nhiều ý nghĩa thiết thực

Hội Báo toàn quốc 2024: Quy mô, sôi động, giàu cảm xúc, nhiều ý nghĩa thiết thực

(NB&CL) Hội Báo Toàn quốc 2024 - một trong những sự kiện quy mô của giới báo chí trong năm 2024 - đã thực sự để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những người làm báo và công chúng báo chí cả nước, là điểm nhấn về tính chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại của Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Công tác hội
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

(CLO) Theo nhà báo Dương Danh Hữu: “Chính quyền địa phương cần có cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời cho các cơ quan báo chí và phóng viên thường trú. Thông tin cần được cung cấp nhanh chóng, đầy đủ, thường xuyên, đặc biệt là thông tin liên quan đến các vấn đề nóng được dư luận đặc biệt quan tâm”.

Công tác hội