Hãy là “chiếc la bàn” trong biển sóng thông tin!

Thứ sáu, 15/03/2019 21:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Công nghệ ngày càng phát triển, thế giới ngày càng phẳng, thông tin ngày càng đa dạng, phong phú thì vai trò định hướng thông tin, định hướng dư luận xã hội của báo chí nói chung, của mỗi người làm báo nói riêng càng được đặt ra cấp thiết.

Nếu ví thông tin thời công nghệ 4.0 như biển thông tin dồn dập những lớp sóng không ngừng, thì hơn lúc nào hết, mỗi tờ báo, mỗi người làm báo chân chính càng phải chứng tỏ mình là “chiếc la bàn” chuẩn mực.

Thế giới ngày càng phẳng, mạng xã hội càng phát triển, độc giả ngày càng đứng trước

Thế giới ngày càng phẳng, mạng xã hội càng phát triển, độc giả ngày càng đứng trước "biển thông tin" đa chiều. Ảnh: T.L

1. “Tình tiết mới vụ cô giáo “quan hệ” với học trò 15 tuổi”; “Cô giáo bị tố “quan hệ với nam sinh tiết lộ thông tin “sốc” về chồng”;  “Thông tin bất ngờ vụ cô giáo bị “tố” ngủ chung khách sạn bất chính với nam sinh lớp 10”; “Nam sinh lớp 10 chung nhà nghỉ với cô giáo bao nhiêu tuổi?”; Chồng tố vợ giáo viên vào khách sạn với nam sinh lớp 10”…  Đó chỉ là một số trong vô  vàn các những cái tít xuất hiện ồ ạt, dày đặc trên các phương tiện truyền thông những ngày đầu tháng 3/2019 vừa qua. Điều đáng nói là những cái tít mang đậm mùi giật gân, câu view, có thể khiến người đọc đỏ mặt ấy xuất hiện nhan nhản không chỉ trên các trang tin chả mấy tiếng tăm mà còn cả trên những tờ báo điện tử quen thuộc với độc giả. Chỉ từ ngày 7/3- thời điểm thông tin về vụ việc được lan truyền đến ngày 12/3, những cái tít đại loại như thế về vụ việc xảy đến trên địa bàn thị xã La Gi (Bình Thuận) trên mặt báo, trên các trang thông tin, các tờ báo điện tử nhiều tới mức, những người thường xuyện theo dõi báo chí có cảm giác cả đời sống kinh tế-xã hội của đất nước không có gì đáng chú ý hơn vụ việc ấy. Chưa hết, các tờ báo không ngừng đào bới sâu về vụ việc mà dường như (hay cố tình tảng lờ) một thực tế rằng vụ việc chưa hề được cơ quan chức năng kiểm chứng.

Thông tin ngày càng đa dạng, phong phú thì vai trò định hướng thông tin, định hướng dư luận xã hội của báo chí nói chung, của mỗi người làm báo nói riêng càng được đặt ra cấp thiết. Ảnh: Đình Viên

Thông tin ngày càng đa dạng, phong phú thì vai trò định hướng thông tin, định hướng dư luận xã hội của báo chí nói chung, của mỗi người làm báo nói riêng càng được đặt ra cấp thiết. Ảnh: Đình Viên

Điều đáng quan ngại hơn nữa là những đợt sóng thông tin kiểu như vậy xuất hiện ngày càng phổ biến trên báo chí. Trước “Vụ cô giáo “quan hệ” với học trò 15 tuổi” đã có vô số những “đợt sóng” thông tin tương tự, nào là “Thầy giáo trường chuyên bị tố nhắn tin gạ tình nữ sinh lớp 10”; “Học sinh cũ lập Zalo giả cô giáo đi “gạ tình””; “Thầy giáo nghi gạ tình nữ sinh Thái Bình: Lộ cuộc gọi điện chối tội”; “40 học sinh chấp nhận “quan hệ” với cô giáo để “đổi” lấy điểm thi”… Không chỉ đưa tin dồn dập, các báo, các trang tin còn không quên “kết link”, khiến độc giả không may lỡ bước nhấn chuột, sẽ bước vào “ma trận” thông tin không biết có đường nào thoát ra. 2.     Một câu hỏi nghe có vẻ “lẩn thẩn” được đặt ra: Những nhà báo viết nên những dòng tin, những biên tập viên giật nên những cái tít không thể giật mình hơn ấy, thậm chí cả các vị trưởng ban biên tập liệu có biết rằng những vụ việc như vụ việc xảy đến trên địa bàn thị xã La Gi (Bình Thuận) trên có phải là một vụ việc chẳng mấy hay ho, chẳng nên cố súy nếu không muốn nói là đậm tính nhạy cảm xã hội khi đề cập đến mối quan hệ thầy-cô- trò vốn xưa nay rất đỗi thiêng liêng hay không? Những nhà báo vốn nổi tiếng thạo tin, thạo chuyện, khi cầm bút, khi gõ bàn phím tán sâu về câu chuyện cô trò ấy có biết rằng vụ việc ấy chưa hề được cơ quan chức năng địa phương, chưa hề được ngành giáo dục kiểm chứng, chứng thực? Thiết nghĩ, họ biết, biết hết.

Vậy điều gì khiến họ vẫn cầm bút viết, vẫn không ngừng gõ ngón tay trên bàn phím? Áp lực về lượng view, sức ép từ tòa soạn- đó là một thực tế đau xót không thể phủ nhận của câu chuyện làm báo thời cạnh tranh thông tin khốc liệt.

Nhưng, các nhà báo ấy, không thể phủ nhận, không thể lấp liếm cho một nguyên cớ khác nữa mà có lẽ không một ai trong số họ dám thẳng thắn nhìn nhận , đó là sự dễ dãi trong xử lý thông tin, trong việc truyền tải thông tin đến công chúng của họ. Điều đáng buồn là không biết tự bao giờ nhiều người làm báo trong số chúng ta đã tự cho mình cái quyền được phán xét, quyền tự kiểm định thông tin mình mang đến cho công chúng, bằng chính nhãn quan mang đậm tính cá nhân, đôi khi không thể phủ nhận là còn phiến diện, chủ quan, thậm chí định kiến của mình.

3.     Phản biện xã hội là chức năng, là thuộc tính của báo chí. Điều này đã được khẳng định và thừa nhận. Nhà báo không chỉ phản ánh xã hội một cách một chiều, không chỉ nói theo số đông. Điều này chuẩn xác. Nhưng, “cái gì quá cũng đều không tốt”. Nhiều nhà báo, nhiều tờ báo hẳn không thể phủ nhận họ đã lạm dụng quá mức cái gọi là chức năng phản biện và điều nguy hiểm là sự phản biện xã hội mà họ giương cao ấy lại xuất phát từ chính thang đo chuẩn mực mà cá nhân nhiều người trong số họ đã tự đề ra một cách chủ quan.

Từ thực tế đó, hội thảo “Vai trò của báo chí trong truyền thông về chuẩn mực văn hóa ứng xử” do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp cùng Bộ VHTTDL, Bộ TT& TT, từ sự gợi mở của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tổ chức trong khuôn khổ Hội báo Toàn quốc 2019 là một sự kiện hết sức thời sự và cấp thiết. Nói như nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, “Báo chí muốn góp phần xây dựng sự chuẩn mực thì bản thân mỗi nhà báo, phóng viên cũng phải chuẩn mực”. Thế giới ngày càng phẳng, thế giới thông tin ngày càng đa chiều, đa diện, đa nguồn thì mỗi người làm báo, mỗi tòa soạn, càng phải chứng tỏ mình là “cột sóng”, là “chiếc la bàn” vững chãi, tin cậy giữa biển sóng lớp lớp thông tin không ngừng xô dạt. Và để mỗi nhà báo, mỗi tòa soạn làm được điều đó, từ đó thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội, định hướng dư luận xã hội của mình, trên hết là truyền thông cho công chúng về chuẩn mực văn hóa ứng xử, thì trước hết, trên hết, họ phải tự hoàn thiện văn hóa ứng xử của chính mình, từ ngay trong mỗi dòng tin, bài báo của mình.

Người Việt Nam ta vẫn có câu “Lời nói không mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Cho vừa lòng nhau, nhưng phải đúng, phải chuẩn. Các nhà báo, ứng xử với mỗi dòng tin, bài viết của mình cũng vậy, làm sao để truyền tải chuẩn mực văn hóa ứng xử tới công chúng độc giả, đó mới là nhiệm vụ cũng là thiên chức thiêng liêng, cao cả mà xã hội, công chúng đã  tin cậy trao gửi cho mỗi người làm báo cách mạng chúng ta.

Hồng Sâm

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn