Khi dân tin Đảng

Thứ ba, 05/02/2019 10:01 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Chưa bao giờ Đảng lấy lại được uy tín như bây giờ”, chưa bao giờ Thế nước - Lòng dân lại hòa chung một nhịp trong công cuộc chỉnh đốn, xây dựng Đảng mà bắt nguồn từ lò lửa chống tham nhũng mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là “người đốt lò vĩ đại”.

Trong Bản di chúc lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lời căn dặn đầu tiên của Người là nói về Đảng. Đó cũng là vấn đề Người trăn trở trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Chỉ rõ mục đích cao nhất của Đảng là đấu tranh cho độc lập, tự do, cho ấm no của nhân dân nhưng đồng thời, Người cũng tiên liệu sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, sẽ xuất hiện hoàn cảnh mới với những nguy cơ mới khó lường, nên việc đầu tiên Đảng phải làm là tự chỉnh đốn. Nhớ lời Bác dặn “phải giữ gìn Đảng thật sự trong sạch”, nhân dân đang trông chờ vào hiệu quả của việc thực hiện đổi mới và chỉnh đốn Đảng.

“Chưa bao giờ Đảng lấy lại được uy tín như bây giờ”

Trong cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 27/4/2018, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định kết quả đấu tranh, phòng chống tham nhũng thời gian qua đã củng cố niềm tin và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cán bộ, đảng viên, được nhân dân hoan nghênh và tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội. Dư luận cho rằng, chưa bao giờ Đảng lấy lại được uy tín như bây giờ.

“Chưa bao giờ Đảng lấy lại được uy tín như bây giờ”, chưa bao giờ Thế nước - Lòng dân lại hòa chung một nhịp trong công cuộc chỉnh đốn, xây dựng Đảng mà bắt nguồn từ lò lửa chống tham nhũng mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là “người đốt lò vĩ đại”.

Thông báo từ Hội nghị T.Ư 9 vào những ngày cuối cùng của năm 2018 làm nức lòng người dân. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang - ủy viên T.Ư Đảng thứ 5 đương nhiệm bị xử lý kỷ luật và là người thứ 3 trong số đó bị đưa ra khỏi T.Ư.

Từ đầu nhiệm kỳ khóa 12 đến nay, trong vòng chưa đầy 3 năm, hơn 60 cán bộ thuộc diện T.Ư quản lý đã bị thi hành kỷ luật - con số chưa từng có, minh chứng rõ nét cho tính hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng. Mới quá nửa nhiệm kỳ mà số vụ án tham nhũng đưa ra xét xử đã nhiều gấp 3 lần và số tiền thu lại được, nhiều gấp 40 lần trong 20 năm gần đây.  40 vụ án và 500 bị cáo trong tổng số gần 60 vụ việc tham nhũng đã được đưa ra xét xử với những bản án nghiêm khắc làm thỏa lòng người.

Chỉ tính riêng từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã xét xử sơ thẩm 21 vụ với 263 bị can, trong đó 3 bị cáo bị kết án tử hình, 9 bị cáo án chung thân. Phạm Công Danh, Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Hà Văn Thắm, Phan Văn Anh Vũ, Trầm Bê, Trần Phương Bình, Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa, Bùi Văn Thành, Trần Việt Tân… Rồi những cái tên từng đình đám một thời vừa bị bắt giam như Trần Bắc Hà... Danh sách bầy sâu tham nhũng liên quan đến ngân hàng, đất đai bị lộ sáng, cứ càng ngày càng dài thêm và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Điều đó cho thấy công cuộc đốt lò của người đứng đầu Đảng thật cam go và quyết liệt, nhưng không thể vì những khó khăn nhất thời mà lùi bước. Kẻ phạm tội phải bị pháp luật trừng trị, tài sản tham nhũng phải được thu hồi cho nước cho dân.

“Người đốt lò vĩ đại” đã nhóm lên chiếc lò được cháy bằng ngọn lửa của lương tâm và công lý, quyết thiêu hủy bằng được cơn đại dịch tham nhũng và lạm quyền. Tinh thần đấu tranh quyết liệt đó đã dần lấy lại niềm tin với dân về một đảng cầm quyền trong sạch, không tham nhũng, hết lòng vì nước vì dân.  

Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Ảnh: Nhật Bắc.

Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Ảnh: Nhật Bắc.

Đốt lò - Nhóm niềm tin!

Có thể nói chưa bao giờ chuyện đấu tranh phòng, chống tham nhũng được nói nhiều như lúc này. Bởi ai cũng hiểu tham nhũng là “giặc nội xâm” - là mối đại họa làm hao mòn nguồn lực, làm suy sụp rường cột quốc gia, làm băng hoại đạo đức đảng viên - những người vốn được dân tin, dân yêu vì đạo đức trong sáng, quên mình vì dân, vì nước. Cuộc đấu tranh mà Tổng bí thư, Chủ tịch nước triển khai ráo riết, quyết liệt trong suốt 3 năm qua, ban đầu cũng có những hoài nghi, nhưng càng ngày, động cơ, mục đích và tín hiệu càng sáng rõ. Đó là cuộc đấu tranh một mất một còn bằng tất cả tâm huyết của toàn Đảng toàn dân để tiêu diệt cho bằng hết “giặc nội xâm”, vì mục tiêu làm cho Đảng sạch, Nước mạnh.

Và không chỉ dừng lại ở câu chuyện đốt lò, thiêu tham nhũng, Đảng ta đang nhóm lên niềm tin mãnh liệt trong mọi giai tầng xã hội khi vạch ra một lộ trình minh bạch thông qua Đề án về Chiến lược công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, trước hết đội ngũ cán bộ cấp chiến lược… do Trung ương bàn định tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Nói khái lược về chiến lược cán bộ, theo quan điểm của Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Nhị Lê thì, thế nước đang lên mạnh mẽ, lòng dân đang kỳ vọng và đợi chờ. Cả hai đang đòi hỏi “Đảng mệnh”, tức sứ mệnh cầm quyền của Đảng cũng phải đổi mới xứng đáng, thật sự ngang tầm với lịch sử, với khát vọng đồng bào. Nói cách khác, thiên đang thời, địa đang lợi và nhân đang hòa! Nhìn rộng ra, Chiến lược này là đại sự bảo đảm công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ thành công, trong tầm nhìn tới “năm 2030 – năm Đảng ta tròn 100 năm”.

Hoặc là bây giờ hoặc khó có thời điểm nào tốt hơn! Tất cả để góp phần xây nền, tạo móng cho Đại hội XIII của Đảng và các Đại hội tiếp theo, đúng lộ trình của công cuộc đổi mới mà Cương lĩnh chính trị xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng hoạch định. Đó cũng là khát vọng của muôn dân về một bảo đảm căn bản cho sự phát triển thịnh vượng và bền vững của quốc gia - dân tộc Việt Nam ta, trong tương lai, tới khi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ta tròn 100 năm, vào năm 2045.

“Nói cụ thể, bàn về cán bộ cấp chiến lược là nhận diện, định vị và kiến tạo đội ngũ rường cột của quốc gia, tinh hoa của tinh hoa dân tộc dẫn dắt quốc gia là việc quan trọng lắm. Không ai không mong mỏi. Nói một cách hình ảnh, họ là người gác ngôi đền thiêng của đất nước, của Đảng. Họ vừa là người tổ chức thực hiện vừa là người hoạch định chiến lược quốc gia, nên ý nghĩa càng vô cùng quan trọng”, ông Nhị Lê nói.

Thể chế, cơ chế, quy chế gì cũng con người đặt ra, và con người thực thi. Các cụ xưa dạy “Muôn sự tại nhân”! Mới hay bất cứ việc gì, lĩnh vực nào thành công hay thất bại cũng từ con người mà ra cả. Thêm hiểu vì sao Đảng ta đặt rất cao tầm quan trọng của việc xây dựng tuyển chọn đội ngũ cán bộ cấp chiến lược phải sao cho xứng tầm. Khi người đứng đầu của Đảng tuyên bố “dứt khoát không đưa vào quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, mất đoàn kết, gây rối nội bộ, tham nhũng tiêu cực, cơ hội chính trị như con lươn, con chạch”!.

Sự quyết liệt trong chọn người chuẩn mực và thẳng tay với những người cơ hội thể hiện rõ quyết tâm của Đảng trong chọn lọc bằng được đội ngũ then chốt xứng đáng để Đảng, nhân dân trao trọng trách, gửi gắm niềm tin! Nhìn vào một bộ phận không nhỏ cơ hội, lợi ích nhóm tham nhũng vụ lợi mà Đảng tuyên chiến quyết liệt thời gian qua, mới thấy càng phải tỉnh táo trong chọn người, dùng người. Bởi những đại án đã có cả cán bộ cao cấp, bộ trưởng, người đứng đầu tỉnh thành tay “nhúng chàm” bị xử lý nghiêm cho thấy những người vụ lợi cơ hội, những giả dối và lươn lẹo “chui sâu, leo cao” vào cả cấp cán bộ chiến lược!

Cảnh báo của Tổng Bí thư Đảng về những vụ việc “nhỡn tiền” ấy, là bài học để Đảng ta làm công tác tổ chức kỹ càng chặt chẽ hơn. Nhiệm kỳ Đảng khóa XII đã đi qua quá nửa thời gian. Đến thời khắc này phải chuẩn bị cho nhiệm kỳ thứ XIII chặt chẽ hơn, kỹ lưỡng hơn. Không thể để cho những người giả dối, cơ hội chen chân. Càng không thể “có đất” cho những người gây mất đoàn kết nội bộ, kết bè kéo cánh có thể chui vào quy hoạch.

Đảng phải trong sạch mới có sức mạnh. Tài năng, đạo đức của từng đảng viên phải được tôi luyện, thử thách trong thực tiễn. Những ai nói một đằng làm một nẻo, vụ lợi tham lam, tha hóa sao có thể xứng là người đảng viên? Ai được trao trọng trách, nhưng cậy quyền lực, thao túng quyền uy vụ lợi sao có thể tiếp tục đảm đương nhiệm vụ? Không thể để tình trạng chạy chức, chạy quyền, đôn con, nhét cháu vào các cơ quan công quyền khiến dư luận bất bình như thời gian vừa qua. Người dân kỳ vọng không còn tình trạng chạy chức, chạy quyền, nhưng thực hiện được mục tiêu ấy thì công tác cán bộ phải đổi mới thật sự. Chọn lựa, quy hoạch ai? Đặc biệt với đội ngũ cán bộ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì việc chọn lọc phải kỹ càng, cách đào tạo, thử thách, rèn luyện phải bài bản để Đảng có trong tay đội ngũ cán bộ thực sự “vàng mười”.

Niềm tin đã, đang và sẽ là nguồn gốc, động lực cho mọi hành động của Đảng ta, cho cuộc đấu tranh chống lại những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Chỉ cần Dân tin, là đủ!

An Khánh

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn