Huế: Bệnh nhân "kêu trời" vì thủ tục chuyển tuyến quá “ngặt nghèo”

Thứ ba, 19/02/2019 09:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo phản ánh của người bệnh về việc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành công văn hướng dẫn “ngặt nghèo” công tác chuyển tuyến giữa các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh dẫn đến Bệnh viện quá tải mất quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm Y tế.

Công văn 68/SYT-NVY ngày 11/01/2019 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định “ngặt nghèo” về việc bệnh nhân chuyển tuyến. (Ảnh: Cái Văn Long).

Công văn 68/SYT-NVY ngày 11/01/2019 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định “ngặt nghèo” về việc bệnh nhân chuyển tuyến. (Ảnh: Cái Văn Long).

Theo tìm hiểu của phóng viên được biết, trước đây theo Công văn Số: 92/SYT ngày 10/01/2018 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định tất cả các Bệnh viện tuyến huyện, thành phố Huế hạng II, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển tuyến lên được Bệnh viện Trung ương Huế, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh trong tỉnh được tiếp cận những trang thiết bị khám chữa bệnh có kỹ thuật cao.

Tuy nhiên, Công văn 68/SYT-NVY ngày 11/01/2019 của Sở Y tế lại quy định lại “ngặt nghèo” hơn; tất cả các Bệnh viện tuyến huyện và thành phố Huế không được chuyển tuyến lên Bệnh viện Trung ương Huế mà phải chuyển tuyến qua Bệnh viện Đại học Y dược Huế, gây bức xúc cho bệnh nhân đã điều trị lâu nay tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Cụ thể, Bệnh nhân Châu V.Đ., hiện đang điều trị tại Khoa Nội TH, Bệnh viện TW Huế phản ánh; “Tôi là thương binh thuộc diện chính sách được hưởng mức Bảo hiểm Y tế là 100%.

Trong lúc ngồi khám tại (Bệnh viện thành phố Huế) và được y tá đo huyết áp thì tôi đột nhiên ngã xuống bàn làm việc của bác sĩ. Ngay lúc đó, tôi đã được các bác sĩ đưa sang Khoa Cấp cứu xử lý và điều trị.

Bác sĩ chẩn đoán tôi bị Tai biến mạch máu não, huyết áp tăng cao và đã viết giấy chuyển tuyến lên Bệnh viện TW Huế đồng thời được các bác sĩ Bệnh viện TW Huế tiếp nhận cấp cứu và đã được chuyển lên Khoa Nội T.H. điều trị.

Nhưng khi tôi làm thủ tục nhập viện thì Bệnh viện TW Huế chỉ cho tôi hưởng mức Bảo hiểm Y tế là 40% với lý do là chuyển tuyến không hợp lệ”, ông Đ bức xúc nói.

Bệnh nhân phản ánh ngồi đợi ở Bệnh viện Đại học Y dược Huế từ 8h sang mà đến tận 11h 30 phút vẫn chưa được nhập viện. (Ảnh: Cái Văn Long)

Bệnh nhân phản ánh ngồi đợi ở Bệnh viện Đại học Y dược Huế từ 8h sang mà đến tận 11h 30 phút vẫn chưa được nhập viện. (Ảnh: Cái Văn Long)

Tương tự bệnh nhân Nguyễn T. L. (sinh năm 1955), đã được Trung tâm Y tế huyện Phú Vang ký giấy chuyển tuyến khám, chữa bệnh Bảo hiểm Y tế lên Bệnh viện TW Huế để điều trị (chẩn đoán bị Hội chứng thận hư biến chứng suy thận).

Tuy nhiên, trường hợp này vẫn không được Bệnh viện TW Huế chấp nhận được hưởng 80% bảo hiểm vì theo quy định chuyển tuyến của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế là phải chuyển sang Bệnh viện Đại học Y dược khiến bà L hết sức bức xúc.

Trên đây là hai, trong nhiều trường hợp tương tự không được hưởng đúng tuyến BHYT khi đến khám chữa bệnh tại BVTW Huế, được biết sau nhiều lần khiếu nại đến các cơ quan liên quan đến nay hai trường hợp này đã được giải quyết BHYT đúng tuyến.

Cũng theo quy định của Sở Y tế, tất cả các Bệnh viện tuyến huyện và thành phố Huế không được chuyển tuyến lên Bệnh viện Trung ương Huế mà phải chuyển tuyến qua Bệnh viện Đại học Y dược Huế dẫn đến Bệnh viện Đại học Y dược Huế có hiện tượng quá tải không đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân, khiến bệnh nhân kêu trời.

Bệnh viện Đại học Y dược Huế có hiện tượng quá tải.(Ảnh: Cái Văn Long).

Bệnh viện Đại học Y dược Huế có hiện tượng quá tải.(Ảnh: Cái Văn Long).

Bệnh nhân Nguyễn T. M. (60 tuổi), ở phường Thuận Hòa, thành phố Huế được Giám đốc Phòng khám Nguyễn Xuân Dũ, chẩn đoán bị bướu basedow và được chuyển lên Bệnh viện Đại học Y dược Huế.

Tuy nhiên, theo bà Mỹ phản ánh Bệnh viện Đại học Y dược Huế người đến khám quá đông, bà ngồi đợi từ 8h sang mà đến tận 11h 30 phút vẫn chưa được nhập viện.

Số điện thoại đường dây nóng gọi không bắt máy, nhắn tin không trả lời. (Ảnh: Cái Văn Long).

Số điện thoại đường dây nóng gọi không bắt máy, nhắn tin không trả lời. (Ảnh: Cái Văn Long).

Nhận được phản ánh của bệnh nhân phóng viên liên tục gọi điện thoại theo đường dây nóng treo trên tường của Bệnh viện Đại học Y dược Huế, thì không có ai bắt máy và nhắn tin cũng không trả lời?

 Cái Văn Long

Tin khác

Bệnh nhân ghép phổi sau gần 2 tháng điều trị đã được xuất viện khỏe mạnh

Bệnh nhân ghép phổi sau gần 2 tháng điều trị đã được xuất viện khỏe mạnh

(CLO) Ngày 29/3, Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức chúc mừng người bệnh Phạm Anh Thư được ra viện. Trước đó, chị Thư được ghép phổi vào ngày 30 Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Sức khỏe
Bệnh viện Bạch Mai trao tặng giấy khen cho điều dưỡng ép tim cứu sống du khách tại Đà Nẵng

Bệnh viện Bạch Mai trao tặng giấy khen cho điều dưỡng ép tim cứu sống du khách tại Đà Nẵng

(CLO) Liên quan đến hành động đẹp của điều dưỡng Đặng Thị Hạ đã giúp cứu sống một du khách tại Đà Nẵng, Ban giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức biểu dương, trao tặng giấy khen của Giám đốc Bệnh viện cho điều dưỡng Hạ.

Sức khỏe
Kon Tum: Người phụ nữ 51 tuổi tử vong sau hai năm bị chó cắn

Kon Tum: Người phụ nữ 51 tuổi tử vong sau hai năm bị chó cắn

(CLO) Bà D. nhập viện điều trị vì bệnh lý sỏi thận, nhưng trong quá trình điều trị, người bệnh có những triệu chứng giống bệnh dại như: Sợ nước, sợ gió, sợ tiếng động…Trước đó bà D. từng bị chó cắn nhưng không đi tiêm vắc xin ngừa dại.

Sức khỏe
Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

(CLO) Với mục tiêu đổi mới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ người dân, Bệnh viện đa khoa Vân Đình đã áp dụng các quy trình vận hành theo tiêu chuẩn y tế quốc tế ISO 15189 cho Khoa Xét nghiệm.

Sức khỏe
Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

(CLO) Thời gian vừa qua, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai đấu thầu mua sắm với 252 danh mục, trong đó đã lựa chọn được 218 danh mục trúng thầu còn 32 danh mục không trúng thầu.

Sức khỏe