Khi ưu tư và nghi ngại vẫn nối dài…

Thứ năm, 19/04/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Giải thưởng Quốc gia BĐS Việt Nam 2018 đã được trao vào tối 14/4 tại Hà Nội. Giữa lúc thị trường căn hộ lao đao sau vụ cháy chung cư Carina oan nghiệt, giá đất nền bay như “bong bóng”, một giải thưởng chuyên ngành những tưởng sẽ là cơn gió lành. Nhưng khi giải thưởng được xướng tên, thì những ưu tư và nghi ngại dường như lại tiếp tục nối dài.

1. Để tôn vinh các doanh nghiệp, dự án tiêu biểu, Hiệp hội BĐS Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị tổ chức ra Giải thưởng Quốc gia BĐS Việt Nam lần thứ nhất năm 2017-2018.

Trong lần đầu tiên của giải, có 54 đơn vị và dự án được vinh danh. Cụ thể, giải thưởng Nhà phát triển BĐS uy tín nhất xướng tên 11 đơn vị, gồm: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Sun Group, Tập đoàn FLC, Công ty CP Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng, Tập đoàn Novaland, Công ty CP đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền, Tập đoàn CEO, Công ty CP đầu tư và xây dựng Phúc Khang, Tập đoàn BRG, Tập đoàn GELEXIMCO, Công ty TNHH phát triển Phú Mỹ Hưng.

Ngoài ra, còn có các hạng mục giải thưởng: Khu đô thị tốt nhất (6 giải, có Khu đô thị Ecopark, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Khu đô thị Phú Long – Dragon City, Khu đô thị Ciputra – Udic, Khu đô thị Lakeview City…); 

Dự án BĐS nghỉ dưỡng tốt nhất (5 giải, có Premier Village Da Nang Resort, Novotel Phu Quoc Resort, Silk Path SaPa Reort & Spa, Flamingo Đại Lải Resort…); Tòa nhà văn phòng cho thuê và TTTM tốt nhất (3 giải thuộc về Eurowindow Office Building, Vincom Center Nguyễn Chí Thanh, Cantavil Premier); 

Dự án khu nhà ở đáng sống nhất (10 giải, có Khu hỗn hợp nhà ở TMDV và trường học Tràng An Complex, GREEN STARS, Imperia Garden, Dự án N04A, Dự án HH2 Dương Nội, Melosa Garden, D’. Le Pont D’or, Green Park, The EverRich 1…); 

Dự án công trình xanh tốt nhất (6 giải, có Chung cư Thái An, Xanh Villas, Diamond Lotus Riverside…); Sàn giao dịch BĐS xuất sắc nhất (7 giải, có CENLAND, Đất Xanh Miền Bắc, BĐS Hải Phát, Vina real, Hoàng Quân, BĐS Nam Long, DKRA Việt Nam) và Dự án nhà ở xã hội tốt nhất (6 giải, có EcoHome 1& 2, Rice City Linh Đàm…).

Báo Công luận
 Giải thưởng Quốc gia BĐSVN 2018 vừa được trao, nhưng dư luận vẫn còn những ưu tư và nghi ngại.

2. Ngay trước giờ diễn ra Lễ trao Giải thưởng Quốc gia BĐS Việt Nam, trên mạng xã hội, một cây viết nổi tiếng ở lĩnh vực BĐS đã đăng đàn tố Hiệp hội BĐS Việt Nam “ăn cắp” ý tưởng giải thưởng. 

Cơ sở anh đưa ra là: Năm 2016, Ban Kinh tế Báo Thanh Niên đã lập Đề án tổ chức Giải thưởng BĐS Việt Nam, mọi thứ đã chuẩn bị xong… Tuy nhiên, sau đó Báo Thanh Niên gặp một số vấn đề khó khăn (Có thể là những lình xình trong vụ nước mắm nhiễm asen – PV). Rồi hôm nay, giải thưởng đứng tên một tổ chức khác (?)

Những nội dung, hình ảnh trên đã nhận hàng ngàn lượt tương tác, bình luận, trong đó không ít là những phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng. Thế nhưng, đã chưa có một tuyến bài, một đơn phản ánh, đơn khởi kiện về bản quyền, sở hữu trí tuệ nào xuất hiện, các bên liên quan vẫn im lặng, đã đẩy bao con người xem hoặc tương tác vào trăm mối hoài nghi: Ai là người nghĩ ra ý tưởng? 

Giữa hai đề án của Báo Thanh niên và Hiệp hội BĐS Việt Nam có gì giống và khác nhau? Có chuyện mua giải hay không? Tại sao có doanh nghiệp dính vào rất nhiều lùm xùm, bị báo chí phanh phui thiếu sót, sai phạm lại bước lên bục tôn vinh?...

Việc báo chí, cộng đồng mạng chỉ mặt đặt tên các dự án, chủ đầu tư “chưa đủ tốt” đã gây nhiều hoài nghi, nó có vẻ chưa khớp với tinh thần của giải, là “tôn vinh các tổ chức, cá nhân hoặc dự án, công trình tiêu biểu có đóng góp xuất sắc cho sự phát triển nhanh, bền vững và minh bạch của thị trường BĐS…”. Ở đây, còn có những dự án gây điều tiếng, là triệt đường bám biển của dân, sai phạm trong quá trình thực hiện dự án…

Mục tiêu “tạo kênh tham khảo trong việc phân cấp thứ hạng thương hiệu/sản phẩm trên thị trường, giúp doanh nghiệp khẳng định được vị thế và uy tín với khách hàng” cũng thật khó đạt tới ở giải, khi bên cạnh những gương mặt quen thuộc, là những cái tên vô cùng lạ lẫm vào top “hạng nhất”.

 Trong khi, những doanh nghiệp có tiếng, phát triển nhanh, mạnh như Hưng Thịnh Land, HimLam, hay xa hơn là sự vươn mình kì diệu của Donacoop lại vắng mặt đáng tiếc.

3. Người dân càng hoang mang, khi các sân chơi cho doanh nghiệp thi thố ở nước ta những năm gần đây xảy ra nhiều bất cập: Kiếm giải dễ như mua rau; Giải thưởng trao cho doanh nghiệp vi phạm pháp luật; Tiêu chí giải thưởng, chứng nhận còn xuề xòa, cẩu thả…

Ngay cả tại Giải thưởng Quốc gia BĐS Việt Nam lần này, điều kiện tham gia đối với các doanh nghiệp cũng còn giản dị: Phiếu đăng ký tham gia (theo mẫu); Bản sao Đăng ký kinh doanh; 

Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh của hạng mục đăng ký tham gia Giải thưởng cùng tài liệu chứng minh kèm theo (theo mẫu); Báo cáo kiểm toán hoặc quyết toán thuế năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017; Xác nhận thực hiện nghĩa vụ nộp thuế năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017…

Tiếp đó, ban giám khảo thực hiện “thị sát” các công trình, dự án để có thêm căn cứ phân hạng.

Đáng tiếc, những tiêu chí tối quan trọng đảm bảo cho đời sống và sự an toàn tính mạng, tài sản của người dân lại chưa được đưa vào, đơn cử như: Sự đảm bảo về điện, nước (đủ, sạch, ổn định…); dự án có bị ngập khi mưa, triều cường; hệ thống PCCC có đảm bảo; có từng xảy ra các vi phạm, sai phạm trong thực hiện dự án… 

Hay xa hơn, là nguồn gốc đất có thực sự “sạch”; dự án, công trình có tạo sự đổi thay cho bộ mặt đô thị, đời sống người dân hay lại phá nát quy hoạch về dân cư, giao thông; dự án có xảy ra khiếu nại tố cáo triền miên?...

Đây đó đã bàn tán về dấu hiệu “trao nhầm”, dù chứng minh không dễ. Nhưng nếu doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân còn lấn cấn, họ sẽ tiếp tục sợ hãi về chuyện những thảm họa ITC 2012, Carina 2018… có thể lặp lại. 

Người dân biết đặt niềm tin vào đâu, có kênh tham chiếu nào tin cậy khi báo chí cứ ra rả về sai phạm, sau đó cũng chính báo chí tuyên truyền về thời khắc doanh nghiệp đoạt giải “tốt nhất”, “xuất sắc nhất” (?)

Lúc này, công luận chỉ biết chờ đợi các bên liên quan lên tiếng, để dẹp bỏ hẳn những âu lo, ngờ vực, để giúp thị trường BĐS bước qua thời điểm tranh tối tranh sáng và đầy rẫy hiểm họa.

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn