(CLO) Chiều 11/7, kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Thanh Hoá tiến hành buổi chất vấn và trả lời chất vấn Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Giáo dục và Đào tạo với nhiều nội dung lớn được dư luận quan tâm.
Đại biểu đặt câu hỏi ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng
Phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh, đây là hoạt động luôn được cử tri và Nhân dân quan tâm. Thực hiện tốt việc chất vấn và trả lời chất vấn sẽ thể hiện rõ nét vai trò, vị thế, trách nhiệm của HĐND, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Sau khi phân tích, đánh giá, tại kỳ họp lần này, HĐND tỉnh Thanh Hoá lựa chọn chất vấn 2 thành viên UBND tỉnh là Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường; Giáo dục và Đào tạo.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Trọng Hưng yêu cầu các đại biểu đặt câu hỏi ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng. Giám đốc các Sở trả lời đúng trọng tâm, trọng điểm các nội dung đại biểu chất vấn, nêu thực trạng, giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới.
Phiên chất vấn mở đầu với nhiều câu hỏi liên quan đến việc, hiện nay, nhiều dự án đã được UBND tỉnh Thanh Hoá giao đất nhưng qua nhiều năm, đã được gia hạn nhiều lần nhưng nhà đầu tư vẫn không triển khai thực hiện hoặc triển khai thực hiện chậm, thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Cùng đó, việc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn còn chậm, vẫn còn tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực. Thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục trong thời gian tới để đảm bảo quyền lợi của người dân.
Ngoài ra, hiện nay, tiến độ lập, thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện rất chậm, ảnh hưởng đến việc triển khai các công trình, dự án; kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất và đảm bảo nguồn thu ngân sách các cấp, thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Kiên quyết thu hồi đất các dự án vi phạm pháp luật về đất đai
Trả lời phiên chất vấn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lê Sỹ Nghiêm thông tin, Thanh Hóa có 339 dự án, có 18 dự án không triển khai thực hiện, 231 dự chậm tiến độ từ 12 tháng trở lên và có 156 dự án chậm 24 tháng, tăng 96 dự án so với những năm trước đây.
Lý do các dự án chậm, vi phạm luật đất đai do các dự án khó triển khai, không thể triển khai do giá cả, ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, lãi suất ngân hàng cao.
Một số nhà đầu tư lập dự án không có tính khả thi, sát thực tế, không có năng lực thực hiện dự án, thậm chí có một số nhà đầu tư chờ để chuyển nhượng dự án và một phần lỗi thuộc về một số sở ngành, cấp huyện, địa phương.
Đối với các dự án chậm triển khai, không triển khai vi phạm luật đất đai đối với các nhà đầu tư đối với những dự án chậm tiến độ hoặc không triển khai, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường nêu rõ, đối với các dự án chậm chưa quá 24 tháng thì các đơn vị sở, ngành, địa phương phải đôn đốc thực hiện nếu vướng mắc thì phải phối hợp các cơ quan chức năng, yêu cầu nhà đầu tư phải báo cáo theo định kỳ.
Trường hợp các nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ, chậm tiến độ, không triển khai dự án thì kiên quyết thu hồi đất các dự án vi phạm pháp luật về đất đai.
Kết luận nội dung này, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Trọng Hưng nêu rõ, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng nâng cao chất lượng tham mưu chấp thuận chủ trương, địa điểm đầu tư dự án; đánh giá đúng năng lực nhà đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, tính khả thi trong triển khai dự án, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
Đặc biệt, không chấp nhận nhà đầu tư năng lực tài chính, năng lực triển khai thực hiện dự án hạn chế, không đảm bảo nguồn vốn và năng lực để hoàn thành đầu tư dự án; có dấu hiệu đầu cơ giữ đất để chuyển nhượng kiếm lời, không có ý định đầu tư.
Chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thống kê về kết quả thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ tính từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/5/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy, đối với việc cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, tổng số hồ sơ tiếp nhận là 256 hồ sơ. Đối với cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, tổng số hồ sơ tiếp nhận trên địa bàn tỉnh là 325.540 hồ sơ.
Về nguyên nhân dẫn đến việc chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ngành chức năng, chính quyền các địa phương cũng đã có những phân tích và nhận diện. Theo đó, các nguyên nhân cụ thể như sai sót về số liệu; việc xác định nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, xác nhận hiện trạng sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp quy hoạch tại UBND cấp xã còn chậm.
Việc xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai chậm. Việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận của người dân còn hạn chế. Chất lượng hồ sơ của một số tổ chức, cá nhân lập không đầy đủ, chưa đạt yêu cầu dẫn đến hồ sơ phải trả đi trả lại nhiều lần.
Công tác phối hợp trong tiếp nhận, giải quyết, hướng dẫn, thẩm định hồ sơ, cung cấp thông tin về quá trình sử dụng đất chưa nhịp nhàng; thiếu sự phối hợp giữa các phòng, ban chuyên môn cấp huyện và UBND cấp xã...
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hoá đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng, UBND các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai để người dân nhận thức đầy đủ, đúng đắn quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận.
(NB&CL) Nước ta đã từng trải qua ba kỳ “đại phẫu” bộ máy xuyên suốt qua 3 nhiệm kỳ từ năm 2007 nhưng cho đến nay, như Tổng Bí thư nói, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, tổng thể; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận còn trùng lắp, chồng chéo, chưa rõ ràng, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Ngày 25/11, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Trung ương thống nhất cao về nhận thức, quyết tâm thực hiện chủ trương tổng kết Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
(CLO) Tối 28/11, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh, Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh đã chính thức khai mạc.
(CLO) Tối 28/11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết Giọng hát hay Hà Nội 2024. 2 giải Nhất đã được trao cho Nguyễn Thị Thuỳ Linh (nhạc nhẹ) và Bùi Huyền Trang (nhạc thính phòng).
(CLO) Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày thứ Tư tuyên bố Mexico sẽ đáp trả nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thực hiện kế hoạch áp thuế 25% toàn diện, điều mà chính phủ Mexico cảnh báo có thể khiến 400.000 việc làm tại Mỹ bị mất và đẩy giá cả tiêu dùng tăng cao.
(CLO) Vườn quốc gia Côn Đảo vừa đón nhận bằng công nhận ‘Cây di sản’ cho 24 cây rừng, nâng tổng số cây được công nhận là di sản lên con số 105, đồng thời xác lập kỷ lục Hòn Trứng là sân chim biển có mật độ sinh sản nhiều nhất Việt Nam.
(CLO) Mới đây, Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) công bố bảng xếp hạng các đội tuyển quốc gia. Theo đó, đội tuyển quốc gia Việt Nam đã tăng 3 bậc lên vị trí thứ 116 với 1.161,11 điểm.
(CLO) Tiền đạo Ramus Hojlund đã có màn trình diễn xuất sắc khi lập một cú đúp, qua đó giúp Man Utd đánh bại Bodo Glimt 3-2 tại trận đấu thuộc khuôn khổ Europa League 2024/25, rạng sáng 29/11 (theo giờ Việt Nam).
(CLO) Trong khuôn khổ Festival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024, nhiều doanh nghiệp sẽ miễn phí tham quan nhiều điểm du lịch nổi tiếng trong ngày khai mạc festival.
(NB&CL) Những thay đổi trong diện mạo của ảnh báo chí Việt Nam là kết quả cống hiến không ngừng nghỉ của thế hệ những người cầm máy ảnh, những phóng viên báo chí có phẩm chất, năng lực, sự dấn thân và sáng tạo. Đồng hành trong hành trình “một bức ảnh hơn ngàn con chữ”, Giải ảnh “Khoảnh khắc Báo chí” do Báo Nhà báo & Công luận tổ chức nay đã bước sang năm thứ 6 tiếp tục là điểm hẹn uy tín của giới báo chí, là nơi tôn vinh bản lĩnh, sự dấn thân và khả năng nắm bắt khoảnh khắc của những người cầm máy.
(CLO) Ngày 27/11, các nhà chức trách Colombia cho biết 6 chiếc "tàu ngầm ma túy" đã bị bắt giữ trong một chiến dịch chống ma túy quốc tế do quốc gia Mỹ Latinh này dẫn đầu, như một phần của chiến dịch truy quét toàn cầu quy mô lớn.
(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án sản xuất thanh hợp kim nhôm xanh, vật liệu điện tử 3C cao cấp và phụ kiện nhôm ô tô Kim Kiều tại Khu công nghiệp Mỹ Thuận.
(CLO) Nhiều ngân hàng đầu tư toàn cầu dự báo đồng nhân dân tệ sẽ chạm mức thấp kỷ lục, trước thềm Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump thực hiện các lời đe dọa áp thuế của mình.
(CLO) Tối 28/11, Hiệp hội du lịch tỉnh Lào Cai cho biết, Khu du lịch Fansipan Sa Pa vừa được World Travel Awards (WTA) lần thứ 31 vinh danh "Điểm du lịch có thắng cảnh thiên nhiên hàng đầu thế giới 2024".
(CLO) Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Là một trong những dự án chung cư hiếm hoi mở bán trong năm 2024, tòa căn hộ cao cấp The Fibonan định vị kiến tạo một không gian sống xanh lý tưởng, cao cấp và cân bằng toàn diện. Theo đó, khách hàng đang mong chờ trải nghiệm thực tế “chất sống hạng S++” cùng căn hộ mẫu sắp được ra mắt vào đầu tháng 12 tới đây.
(CLO) Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) cho biết: Năm 2024, nguồn cung nhà ở có xu hướng tăng, thế nhưng giá nhà vẫn tăng, đây chính là một nghịch lý của thị trường.
Với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, sự gia tăng dân số nhanh chóng và cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, Thành phố Bến Cát đang chứng kiến sự lên ngôi của nhu cầu nhà ở cao cấp.
(CLO) Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết: Việc quản lý, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại một số khu vực, địa phương chưa tốt, có hiện tượng nhiều nhà đầu tư thành lập hội, nhóm tham gia đấu giá.
(CLO) Ngày 26/11, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn và các thành viên Tổ công tác số 1 của UBND tỉnh làm việc với UBND TP Bắc Ninh về xử lý các trường hợp giao đất ở không đúng thẩm quyền; sử dụng đất lấn chiếm; tự ý chuyển mục đích sử dụng đất và thực hiện các dự án đất dân cư dịch vụ trên địa bàn thành phố theo Kết luận số 739-KL/TU và Kết luận số 740-KL/TU ngày 12/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Ngày 26/11, Ban Chỉ đạo Phát triển nhà ở xã hội tỉnh Hải Dương họp xem xét kết quả triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội trong quý III/2024 và kế hoạch thực hiện trong thời gian tới.
(CLO) Ngày 26/11, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đã gửi văn bản đề xuất TP HCM cần tính toán lại phương pháp xác định dân số tại các khu chung cư, theo hướng tăng diện tích sử dụng nhà ở bình quân của người dân để tạo nên môi trường sống chất lượng hơn.
(CLO) Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đánh giá Hải Dương là điểm sáng của cả nước trong việc tổ chức xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Luật Đất đai năm 2024 thuộc thẩm quyền của địa phương, bảo đảm trong thời gian ngắn có cơ sở pháp lý triển khai thi hành luật trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Trong 20 năm qua, giá đất tại các huyện ngoại thành Hà Nội, như Hoài Đức, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm đã tăng phi mã. Nhờ đó, những người nông dân trước đây bỗng chốc trở thành tỷ phú.