Động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thứ năm, 24/01/2019 14:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện nay nền kinh tế Việt Nam có nhiều điểm nổi bật, tăng trưởng kinh tế trên đà hồi phục. Để giữ vững đà tăng trưởng, nhiều kịch bản tăng trưởng cho 2 năm được coi là bản lề 2019 – 2020 đã được đưa ra.

Kịch bản cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2019 – 2020 có thể đạt 7% (Ảnh minh họa)

Kịch bản cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2019 – 2020 có thể đạt 7% (Ảnh minh họa)

Năm 2018 là một năm đầy biến động, mở đầu bằng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; sự biến động này mở ra những cơ hội, thách thức cho phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Điểm lại những nét nổi bật của kinh tế giai đoạn 2016-2018, Báo cáo của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia (NCIF) cho thấy, trong giai đoạn này, tăng trưởng kinh tế được cải thiện. Theo đó, GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2003 tăng trưởng ở mức 6,47%, giai đoạn 2006-2008 là 6,59%, giai đoạn 2011-2013 là 5,64% và giai đoạn 2016-2018 ước đạt 6,62%. Ổn định kinh tế vĩ mô là điểm sáng rõ nét trong 3 năm qua, lạm phát được duy trì ổn định ở mức dưới 4%, đây là thành công của Chính phủ, tác động chủ yếu do điều chỉnh giá dịch vụ công.

Theo Ban Phân tích và Dự báo của NCIF nhận định phát triển khu vực tư nhân; cải cách thể chế và môi trường kinh doanh; khoa học công nghệ và nâng cao năng suất lao động là động lực chính tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2019-2020. Hiện nay các tổ chức quốc tế có dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2019-2020, trung bình 6,5-6,6%. Nếu chúng ta tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế và thực hiện các Hiệp định Thương mại thì tăng trưởng sẽ đạt được trung bình 6,9%. Nếu biết tận dụng, phát huy lợi thế, đẩy mạnh cải cách đặc biệt là khu vực nhà nước và đầu tư công thì theo NCIF kinh tế có thể tăng trưởng cao hơn trong thời gian tới.

Dự báo tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2019-2020, các chuyên gia đưa ra 2 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế: Kịch bản cơ sở 7%; kịch bản cao 7,2%. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, trước diễn biến phức tạp, khó lường của nền kinh tế thế giới, nhất là chính sách bảo hộ thương mại giữa các quốc gia thì việc đẩy mạnh tăng trưởng khu vực tư nhân, cải cách thể chế và môi trường kinh doanh, phát triển khoa học công nghệ và nâng cao năng suất lao động... là động lực tăng trưởng kinh tế của nước ta trong giai đoạn tới.

Bên cạnh đó, phân tích về tình hình kinh tế thế giới và sự ảnh hưởng tới Việt Nam, Ban Kinh tế Thế giới (NCIF) cũng cho biết, ở kịch bản Mỹ đánh thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, dự báo sẽ làm giảm 0,10% GDP năm 2018, 0,33% năm 2019 và 0,40% năm 2020. Mức tác động này sẽ giảm dần và chấm dứt vào 2028. Đặc biệt, việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ bị giảm 0,13% năm 2018. Năm 2019 giảm 0,61% và tới 2020 giảm 0,89% và ảnh hưởng còn kéo dài tới năm 2032. Ở chiều nhập khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2018 giảm 0,09%, năm 2019 là 0,52% và 2020 là 0,87% và có thể lên đến 0,92% vào năm 2022. Hiện nền kinh tế Việt Nam đang phải chịu nhiều tác động, như biến động về tỷ giá; biến động trên thị trường chứng khoán… Đáng chú ý, diễn biến thương mại trên thế giới phức tạp cũng phần nào đã, đang và sẽ tác động đến nền kinh tế Việt Nam, như thâm hụt thương mại của Mỹ tiếp tục tăng; dòng chảy FDI từ Trung Quốc không rõ ràng, Brexit, các hiệp định thương mại song phương và đa phương hay tác động của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)…

NCIF cho biết có 3 động lực lực tăng trưởng cho các năm tới (Ảnh minh họa)

NCIF cho biết có 3 động lực lực tăng trưởng cho các năm tới (Ảnh minh họa)

Về động lực tăng trưởng cho các năm tới, NCIF cho biết có 3 động lực gồm: Phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cải cách thể chế, môi trường kinh doanh và khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động. Bình luận về động lực cho tăng trưởng kinh tế, theo một số chuyên gia kinh tế, từ trước đến nay chúng ta hay nhắc tới động lực từ khu vực FDI, tuy nhiên, với việc chiếm tới hơn 70% kim ngạch xuất khẩu thì động lực này không có ý nghĩa gì nhiều bởi nó chưa củng cố được nội lực của nền kinh tế. Chính vì lý do này, các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo: Đừng theo đuổi động lực FDI mà cần quay về động lực trong nước, động lực từ khu vực tư nhân. Nền tảng tăng trưởng sắp tới phải là kinh tế tư nhân và phải xác định rõ cần thúc để tư kinh tế nhân mạnh lên nữa.

Trước động lực tăng trưởng cho các năm tới do NCIF đưa ra, nhiều chuyên gia kinh tế lại cho rằng, 3 động lực nêu trên là chưa đủ, cần bổ sung thêm động lực cải cách nhà nước và động lực này phải đứng đầu tiên. Cần tăng cường năng lực bộ máy Nhà nước, nếu không sẽ không thể cải cách môi trường kinh doanh, phát triển kinh tế tư nhân đúng nghĩa. 5 năm thực hiện Nghị quyết 19 nhưng chi phí cho DN vẫn đang quá cao. Trong thời gian tới cần tập trung thực hiện Nghị quyết 35, đây là vấn đề căn cơ để phát triển DN tư nhân.

Duy Hưng

Tin khác

Đấu thầu vàng được kỳ vọng “hạ nhiệt” vàng: Vừa đấu xong, giá tăng vọt

Đấu thầu vàng được kỳ vọng “hạ nhiệt” vàng: Vừa đấu xong, giá tăng vọt

(CLO) Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên sau hơn 1 thập niên. Động thái này được kỳ vọng sẽ giúp “hạ nhiệt” thị trường. Thế nhưng, sau phiên đấu thầu, giá vàng tăng vọt.

Tài chính - Bảo hiểm
10% ưu đãi, 100% bảo vệ - Bảo hiểm Bảo Việt đồng hành sức khỏe cùng mọi thế hệ Việt Nam

10% ưu đãi, 100% bảo vệ - Bảo hiểm Bảo Việt đồng hành sức khỏe cùng mọi thế hệ Việt Nam

(CLO) Với mục tiêu khuyến khích cộng đồng chủ động chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình, từ ngày 22/4/2024 đến ngày 22/5/2024, Bảo hiểm Bảo Việt triển khai chương trình khuyến mại “10% ưu đãi, 100% bảo vệ” áp dụng cho khách hàng tham gia chương trình bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia và Bảo Việt Tâm Bình.

Tài chính - Bảo hiểm
TPBank bất ngờ công bố kế hoạch chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu tại Đại hội cổ đông

TPBank bất ngờ công bố kế hoạch chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu tại Đại hội cổ đông

(CLO) Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2024 cùng một số nội dung quan trọng khác đã được thông qua với tỉ lệ tán thành cao. Năm 2024, TPBank hướng tới mục tiêu lợi nhuận 7.500 tỷ, tăng 34% đồng thời đem tin vui tới cho cổ đông với kế hoạch dự kiến chia cổ tức lên tới 25%.

Tài chính - Bảo hiểm
VietinBank đạt 2 Giải thưởng Sao Khuê năm 2024

VietinBank đạt 2 Giải thưởng Sao Khuê năm 2024

(CLO) Sáng ngày 13/4/2024 tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2024. VietinBank đã xuất sắc đạt 2 giải thưởng tại buổi Lễ.

Tài chính - Bảo hiểm
Thông điệp hạnh phúc phía sau giải chạy tiếp sức đặc biệt dành cho gia đình

Thông điệp hạnh phúc phía sau giải chạy tiếp sức đặc biệt dành cho gia đình

(CLO) Với ý nghĩa lan toả tinh thần sống vui, sống khoẻ, sống gắn kết giữa các thành viên trong gia đình thông qua hoạt động thể thao, giải chạy tiếp sức bán chuyên Happy Ekiden của MB Ageas Life đã tạo nên sự khác biệt, là điểm nhấn quan trọng của chuỗi chiến dịch “Hạnh phúc lành” gây tiếng vang trong cộng đồng của MB Ageas Life.

Tài chính - Bảo hiểm