(CLO) Iran đang đối mặt với "năm khủng khiếp", khủng hoảng năng lượng đẩy hàng triệu người vào giá rét, rial mất giá kỷ lục 801.000/USD, mở cơ hội cho chính sách "áp lực tối đa" của Donald Trump.
Lãnh tụ Tối cao Iran, ông Ali Khamenei, gần đây đã gọi những người ủng hộ dân chúng Iran ở nước ngoài trong bối cảnh đất nước này đang đối mặt với hàng loạt khó khăn là những kẻ “ngây thơ bị quyến rũ bởi mùi thơm của thịt nướng”.
Nhưng có lẽ câu nói này đã phản tác dụng. Khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng tới, Hoa Kỳ có cơ hội kết thúc vĩnh viễn những mối đe dọa từ Tehran.
Khủng hoảng năng lượng
Iran, quốc gia sở hữu trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên đáng kể, đang chìm sâu trong cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài nhiều tháng, đẩy chế độ đến bờ vực. Bất chấp các lệnh trừng phạt từ chính quyền Tổng thống Joe Biden - được đánh giá là khá lỏng lẻo, Cộng hòa Hồi giáo vẫn tiếp tục tham gia thị trường năng lượng toàn cầu, thu về hơn 140 tỷ USD từ việc bán dầu bất hợp pháp trong ba năm qua.
Tuy nhiên, sự tham nhũng và quản lý kinh tế yếu kém trong nhiều năm, cùng với những ưu tiên mâu thuẫn về việc sử dụng nguồn thu từ năng lượng - chi cho các lực lượng ủy nhiệm ở nước ngoài hay phục vụ người dân trong nước - đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt khí đốt, làm đình trệ sản xuất điện và khiến hàng triệu người dân Iran phải chịu lạnh giá trong mùa đông này.
Mâu thuẫn nội tại ngày càng trầm trọng
Sự nghiêm trọng của tình hình khiến ngay cả các quan chức thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo cũng phải thừa nhận tình trạng này là “đáng xấu hổ”. Giá khí đốt được chính phủ trợ giá ở mức thấp khiến nhu cầu luôn cao và các lời kêu gọi tiết kiệm năng lượng không mang lại hiệu quả.
Tehran cũng không sửa chữa cơ sở hạ tầng năng lượng bị hư hại sau các cuộc không kích của Israel trong năm nay, dẫn đến tình trạng cúp điện luân phiên, các ngành công nghiệp phải ngừng hoạt động và thời gian làm việc của các cơ quan, doanh nghiệp bị rút ngắn. Những khó khăn này càng làm trầm trọng thêm một năm mà nhiều người Iran gọi là “năm khủng khiếp”.
Việc cắt giảm trợ giá hay tăng giá khí đốt có thể là giải pháp, nhưng các giáo sĩ lo ngại điều này sẽ châm ngòi cho các cuộc biểu tình rộng khắp nhằm chống lại chế độ, tương tự như những gì đã xảy ra vào tháng 11 năm 2019 khi một cuộc khủng hoảng năng lượng trước đó nhanh chóng biến thành sự phản đối toàn diện các chính sách của chính quyền.
Nếu khủng hoảng năng lượng không được kiểm soát, Iran có thể đối mặt với các cuộc đình công toàn quốc, tái hiện lại các sự kiện mùa đông năm 1978, thời điểm dẫn đến cuộc cách mạng lật đổ chế độ Shah và đưa các giáo sĩ lên nắm quyền.
Khủng hoảng lan rộng từ nội địa ra quốc tế
Ngoài khủng hoảng năng lượng, đồng tiền của Iran, đồng rial, đã rơi xuống mức thấp kỷ lục so với đồng đô la Mỹ, làm suy giảm nghiêm trọng sức mua của người dân. Tỷ giá không chính thức sau dịp Giáng sinh đã đạt mức 801.000 rial đổi một đô la Mỹ.
Tình hình quốc tế cũng không khả quan hơn. Bất chấp những lời đe dọa sẽ “xóa sổ Israel”, các lực lượng ủy nhiệm của Iran như Hamas và Hezbollah đã chịu những thất bại lớn. Hamas tại Gaza mất đi cơ sở hạ tầng khủng bố, trong khi Hezbollah tại Lebanon cũng tổn thất phần lớn kho vũ khí và các chỉ huy chủ chốt.
Quan trọng hơn, sự sụp đổ của chế độ Assad ở Syria đã cắt đứt một mắt xích chiến lược của Tehran trong việc xuất khẩu khủng bố và đe dọa các lợi ích của Mỹ và Israel. Những thất bại quân sự gần đây càng khiến chế độ Iran thêm chao đảo.
Cơ hội lịch sử cho Tổng thống Donald Trump
Trong bối cảnh khó khăn cả trong và ngoài nước, chính quyền Iran đang cố gắng dập tắt các ngọn lửa bất mãn bằng cách trì hoãn thực thi luật “trinh tiết và hijab” gây tranh cãi, đồng thời dỡ bỏ lệnh cấm một số ứng dụng như WhatsApp và Google Play. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu của sự cải cách mà là thừa nhận sự thất bại và yếu thế.
Với việc trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump có thể tận dụng cơ hội này để tái thiết chính sách “áp lực tối đa” thông qua các lệnh trừng phạt kinh tế khắt khe và các biện pháp quân sự đáng tin cậy, nhằm cô lập ông Khamenei.
Bằng cách kết hợp áp lực tối đa với chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho người dân Iran, Tổng thống Trump có thể giúp họ dập tắt những kẻ đã gây ra bất ổn trong khu vực, từ đó thay đổi cục diện hoàn toàn.
(NB&CL) Những biến động địa chính trị, xung đột vũ trang, khủng hoảng kinh tế hậu đại dịch, biến đổi khí hậu và làn sóng cánh hữu đang mở đường cho chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy mạnh mẽ, khiến cuộc chiến thương mại trở nên sâu sắc hơn vào năm 2024 và có thể gia tăng ở quy mô toàn cầu vào năm 2025.
(CLO) Không gian đình cổ Tú Thị tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm - nơi thờ ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành đã trở thành một điểm đến giao lưu văn hóa độc đáo. Đây không chỉ là nơi lưu giữ giá trị làng nghề truyền thống, mà còn là không gian kết nối các thế hệ thông qua những hoạt động trưng bày và trải nghiệm sáng tạo trong chương trình “Tơ óng – Màu cây, Đường thêu nét nhuộm xưa nay”.
(CLO) Mới đây, Bệnh viện Bạch Mai đã đăng tải thông báo mời thầu cho 2 gói thầu vật tư, nằm trong Kế hoạch lựa chọn nhà thầu “Mua sắm các vật tư y tế dùng cho Viện Tim mạch”.
(CLO) Cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đều có bài phát biểu quan trọng trước toàn thể người dân của mình vào đêm Giao thừa Năm mới 2025.
(CLO) Hướng dẫn chi tiết cách thay đổi màu sắc trên Google Calendar, từ tùy chỉnh lịch, sự kiện đến giao diện, giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả và trực quan hơn.
(CLO) LineageOS 22 chính thức hỗ trợ Pixel 9, mang đến trải nghiệm tùy chỉnh sâu trên Android 15, với nhiều tính năng mới và cập nhật bảo mật, mở rộng tiềm năng thiết bị.
(NB&CL) Các ý kiến đều cho rằng, với đà tăng trưởng sẵn có của năm 2024, kinh tế Việt Nam có rất nhiều cơ hội tăng trưởng và tiếp tục bứt phá trong năm 2025. Do đó, mục tiêu 7 - 7,5%, thậm chí là 8% là hoàn toàn khả thi.
(NB&CL) “Việt Nam đang ra sức phấn đấu, bứt tốc để có thể hiện thực hóa một tương lai hòa bình, ổn định, thịnh vượng và bền vững, không chỉ cho người dân Việt Nam, mà còn cho tất cả mọi quốc gia trên thế giới. Đó là tầm nhìn, là mục tiêu và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế hôm nay và mai sau”. Khẳng định ấy của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng chính là mục tiêu mà đối ngoại Việt Nam năm 2024 hướng tới và nhận được sự ghi nhận lớn từ cộng đồng quốc tế.
(NB&CL) Bên cạnh chiến tranh, bạo lực vũ trang hay sự chia rẽ sâu sắc địa chính trị toàn cầu, thế giới năm 2024 tiếp tục đối mặt với một cuộc chiến lớn khác là chống lại thông tin sai lệch, tin giả và lừa đảo. Vấn nạn này sẽ là câu chuyện truyền kỳ khó có hồi kết và được dự báo sẽ ngày càng nghiêm trọng, nếu thế giới không chung tay đưa ra những biện pháp quyết liệt.
(NB&CL) Di sản văn hóa gồm những hiện vật, công trình hay lễ hội truyền thống tồn tại qua hàng thế kỷ là một nguồn tài nguyên vô giá, không chỉ để bảo tồn mà còn có thể khai thác một cách bền vững nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, di sản văn hóa vẫn thường bị coi là những tài nguyên thầm lặng, ít được chú trọng khai thác đúng mức. Khi mà thế giới đang chứng kiến sự bùng nổ của các ngành công nghiệp sáng tạo và du lịch, việc nhận thức và phát triển di sản văn hóa như một động lực phát triển là một vấn đề cấp bách và cần được quan tâm đặc biệt.
(CLO) Trong thông điệp năm mới được truyền hình trực tiếp vào thứ Ba (31/12), Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ ưu tiên tăng trưởng kinh tế và có thể vượt qua những khó khăn để tiếp tục phát triển vào năm 2025.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) vừa mở thầu cho gói thầu xây lắp duy nhất của Dự án Tuyến đường đại lộ Nam Sông Mã (đoạn từ Đông Quốc Lộ 10 đến đường ven biển).
(CLO) CTCP Chứng khoán VNDirect (Mã: VND) ghi nhận doanh thu sụt giảm, tỷ trọng thị phần ngày càng giảm. Bên cạnh đó, VND vừa lên kế hoạch huy động thêm 2.000 tỷ đồng từ kênh trái phiếu.
(NB&CL) Các ý kiến đều cho rằng, với đà tăng trưởng sẵn có của năm 2024, kinh tế Việt Nam có rất nhiều cơ hội tăng trưởng và tiếp tục bứt phá trong năm 2025. Do đó, mục tiêu 7 - 7,5%, thậm chí là 8% là hoàn toàn khả thi.
(CLO) Chiều 31/12, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tiếp tại trụ sở Bộ Tài chính và trực tuyến tại 62 điểm cầu tỉnh, thành phố để tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
(CLO) Sáng 31/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII và điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
(NB&CL) Từ năm 2020 tới nay, Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi liên quan đến thảm họa thiên tai và dịch bệnh, mới đây là cơn bão số 3 - Bão Yagi. Trước những thảm họa đó, nhiều giải pháp đã được Quốc hội, Chính phủ ban hành nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả, đồng thời tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế, trong đó chính sách tài khoá được cho là đã mang lại nhiều kết quả tích cực nhất.
(NB&CL) Các chính sách tài khoá được thực hiện liên tục từ sau đại dịch COVID-19 cho đến nay là cố gắng nỗ lực rất lớn của Chính phủ nhằm hỗ trợ phục hồi, phát triển, đóng góp trực tiếp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế cho rằng, trong giai đoạn tới chính sách tài khoá có lẽ không cần tiếp tục phải mở rộng.
(CLO) Để đạt được mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt trên 12% theo Công điện số 140 về việc phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ, HĐND tỉnh Quảng Ninh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng mục tiêu tăng trưởng cho từng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm.
(NB&CL) Để đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả các dự án đầu tư công từ năm 2025 và các năm tiếp theo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ liên quan đã quyết liệt chỉ đạo việc sửa đổi, thay thế đồng bộ các cơ chế, chính sách có liên quan đến dự án đầu tư công.