Kịch bản nào cho doanh nghiệp Việt ?

Thứ năm, 18/01/2018 08:46 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc các hãng taxi trong nước phản đối Uber, Grab, sự lúng túng của các cơ quan chức năng trước đồng “tiền ảo” hay chuyện các startup Việt sang Singapore khởi nghiệp đặt ra vấn đề về khung pháp lý đặc biệt trong bối cảnh phát triển kinh tế số là xu thế tất yếu.

Chính bởi vậy, việc giải quyết các bài toán này bằng các công cụ hành chính, chính sách cần cân bằng giữa lợi ích trong ngắn hạn và dài hạn sẽ giúp các doanh nghiệp Việt đủ tính cạnh tranh khi nền kinh tế ngày càng bình đẳng trong chuỗi giá trị toàn cầu.

 

Kinh tế số ở Việt Nam: Xu hướng tất yếu!

Nền kinh tế số sẽ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển ở mỗi quốc gia, khi các lĩnh vực kinh tế dựa vào hoặc sử dụng mạng và nền tảng công nghệ số thông minh, giúp gia tăng GDP với tỷ lệ và mức độ vượt trội. Trong xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0, thương mại điện tử, quảng cáo, tiếp thị trực tuyến trên các trang mạng xã hội, taxi Uber hay Grab… chính là những dấu ấn của kinh tế số hóa. Một nghiên cứu của Đại học Tufts (Mỹ) cho thấy, Việt Nam hiện đang xếp hạng 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh trên thế giới, đồng thời xếp hạng 22 về tốc độ phát triển số hóa. Điều đó đã chứng tỏ kinh tế số ở Việt Nam đang có triển vọng phát triển.

Nhìn nhận về vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh những thách thức về mặt điều phối kinh tế, an ninh an toàn mạng, nhận thức của các chủ thể kinh tế về chuyển đổi số hóa, Việt Nam hiện nay đang sở hữu lợi thế về nguồn lực con người và sự ủng hộ của Chính phủ. Do đó, nếu tạo ra làn sóng, động lực quốc gia về phát triển kinh tế số sẽ có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế số hóa mạnh mẽ hơn nữa tại Việt Nam. Theo ông Trương Gia Bình, Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân - Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ, quá trình hình thành nền kinh tế số cũng như phát triển các thành phố thông minh ở Việt Nam là quá trình khuyến khích đổi mới sáng tạo để thúc đẩy sự chuyển dịch của nền kinh tế. Chính vì vậy, để phát triển kinh tế số, ông Bình cho rằng cần xây dựng chính sách thương mại hóa rõ ràng, giúp doanh nghiệp khởi nghiệp chủ động được phương án sản xuất và kinh doanh ngay từ những ngày đầu thành lập, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc xin các giấy phép, cấp các giấy phép mới.

Báo Công luận
 
Có một thực tế là trong thời gian qua, các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ tuy đã có chủ trương để tạo điều kiện phát triển nhưng khung pháp lý lại chưa hình thành, khiến vấn đề thương mại hóa các sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo từ ứng dụng công nghệ đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân có thể thấy được là do các loại hình sản phẩm, dịch vụ này đều rất mới, lần đầu xuất hiện trên thị trường và phải chờ đợi rất lâu để được cấp phép nên làm lỡ cơ hội kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh đó, môi trường chính sách và khung pháp lý hiện hành còn nhiều điểm gây khó khăn cho doanh nghiệp mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh. Chính sách thuế với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cung cấp dịch vụ số tại Việt Nam đang có bất cập.

Theo TS. Nguyễn Xuân Hải, Trưởng nhóm Chính sách Kinh tế, Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam, về cơ bản Việt Nam đã sẵn sàng với kinh tế số, nhất là trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế số sẽ là một xu thế không đảo chiều được. Mặc dù vậy, TS. Nguyễn Xuân Hải cũng cho rằng, việc phát triển kinh tế số ở Việt Nam đang còn vướng mắc nhiều ở khung pháp lý khi trên thực tế, các hãng taxi công khai phản đối Uber và Grab, sự lúng túng của các cơ quan chức năng trước “tiền ảo”, hay các start-up Việt sang Singapore khởi nghiệp phản ánh rõ sự cần thiết trong việc cải cách khung luật ở Việt Nam. Các chuyên gia cũng cho rằng, để tận dụng được những lợi thế của Việt Nam trong nền kinh tế số, điều cấp bách đối với các nhà quản lý là thay đổi tư duy, tạo hành lang pháp lý tốt để công nghệ số thúc đẩy nhiều ngành kinh tế cải tiến mô hình phát triển, tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới.

Cùng với đó, trong thời gian ngắn, Việt Nam cần có chiến lược phát triển công nghệ số, tập trung vào việc nghiên cứu để có thể áp dụng công nghệ mới vào phát triển kinh tế số hóa để bắt kịp với xu hướng chung toàn cầu.

Kịch bản nào cho Việt Nam?

Theo TS. Nguyễn Xuân Hải, Trưởng nhóm Chính sách Kinh tế, Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam (EPG-AVSE Global), Việt Nam có hai lựa chọn về kịch bản pháp lý. Hoặc chọn theo cách làm khép cánh cửa với bên ngoài và đặt kỳ vọng với nội lực quốc gia hoặc phá bỏ tối đa rào cản pháp lý để các công ty công nghệ được tự do phát triển, từ đó tìm được vị thế của riêng mình trong chuỗi giá trị số hoá.

Ở kịch bản đầu tiên, ví dụ có thể nhìn thấy rõ là Trung Quốc. Quốc gia này gần như ngăn cấm triệt để sự có mặt của các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Facebook… và các sản phẩm công nghệ mới như Bitcoin. Thay vào đó, họ tạo cơ sở cho sự phát triển của các công ty nội địa như Baidu, Alibaba, Huawei hay Xiaomi. Đến nay, các công ty Trung Quốc không những dẫn đầu “cuộc cách mạng lần thứ tư” ở Trung Quốc mà còn có thể xâm nhập và cạnh tranh ở các thị trường quốc tế.

Còn ở kịch bản thứ hai, có thể nhìn vào sự phát triển của các quốc gia và vùng lãnh thổ như Úc, New Zealand, Singapore hay Hong Kong. Khi các công ty và công nghệ quốc tế tự do tham gia vào thị trường, đó sẽ chính là đòn bẩy, là đầu kéo cho nền kinh tế số hoá nội địa đi lên và nhanh chóng đứng ngang tầm với các quốc gia phát triển khác.

Báo Công luận
 
Tuy nhiên, mỗi kịch bản đều đem theo những rủi ro riêng, theo TS. Hải. Trong khi kịch bản một có thể cho ra đời những công ty và công nghệ của riêng Việt Nam nhưng cũng có thể dẫn tới sự tụt hậu nghiêm trọng cho nền kinh tế thì kịch bản hai có thể dẫn tới những đột biến trong kinh tế và xã hội chưa lường được trước.

Do đó, kết nối hay không kết nối hay nếu kết nối thì lựa chọn như thế nào sẽ là những bài toán mà Chính phủ phải cân nhắc kỹ lưỡng trong thời gian tới. Còn cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kéo theo nền kinh tế số là một xu thế sẽ không đảo chiều được.

Bên cạnh đó, TS. Hải cũng lưu ý, trong khi câu chuyện cải cách hành lang pháp lý còn bỏ ngỏ, điều quan trọng bây giờ là những chính sách và đầu tư cụ thể trong lĩnh vực giáo dục công nghệ, kiến tạo trong thời gian sớm nhất một xã hội với lực lượng lao động chất lượng cao, vừa tận dụng được tối đa sự phát triển của công nghệ thông tin, vừa bảo đảm hoà nhập xã hội. Đó là điều Việt Nam phải làm ngay, bởi thế giới không bao giờ dừng lại để chờ đợi.❏

Khánh An

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn