Kiến nghị giao Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý nhà nước đối với các trường Cao đẳng

Thứ ba, 18/05/2021 11:23 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mới đây, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam đã gửi lên Bộ Nội vụ văn bản chỉ ra các bất cập trong công tác quản lý các trường Cao đẳng hiện nay và đề xuất giao về cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, ngày 15/5/2021 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã gửi công văn số 1377/LĐTBXH-TCGDNN lên Bộ Nội vụ  trả lời về các kiến nghị của Hiệp hội về vấn đề hệ đào tạo cao đẳng.

Để Bộ Nội vụ có thêm thông tin khi xem xét sự việc Hiệp Hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam tiếp tục nêu ra các vấn đề để nói rõ hơn quan điểm đã đề xuất.

Theo đó, trong công văn số 19/HH-NC&PTCS ngày 17/3/2021 gửi Thường trực Ban Bí thư, Ủy ban thường vụ Quốc Hội và Thường trực Chính phủ, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam chưa đề cập tới việc quy chuyển toàn bộ hệ thống giáo dục và đào tạo của đất nước về cùng một đầu mối quản lý Nhà nước (mặc dù điều đó rất cần thiết theo tinh thần của Nghị quyết 19/NQ-TW), mà mới chỉ tập trung kiến nghị các cấp lãnh đạo có thẩm quyền quyết định đưa vai trò quản lý Nhà nước về đào tạo hệ cao đẳng về chung một đầu mối với các cấp độ khác thuộc giáo dục đại học, tức là về lại Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hiện nay trong quản lý đào tạo nghề được cho còn nhiều vấn đề bất cập (ảnh nguồn internet).

Hiện nay trong quản lý đào tạo nghề được cho còn nhiều vấn đề bất cập (ảnh nguồn internet).

Đề nghị này của Hiệp hội được cho là xuất phát từ một thực tế là kể từ khi tiếp nhận vai trò quản lý Nhà nước hệ cao đẳng (2015) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Tổng cục giáo dục nghề nghiệp) đã không làm tròn vai trò quản lý Nhà nước của mình, thậm chí còn liên tiếp mắc phải ít nhất hai sai lầm rất nghiêm trọng.

Theo đó, chỉ sau một thời gian ngắn Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã vội vàng nâng cấp hoặc mở mới hàng trăm trường cao đẳng nghề trong khi vẫn duy trì chương trình đào tạo của hệ thống trường này ở mức dưới “chuẩn”, điển hình là các chương trình cao đẳng “siêu tốc”.

Hậu quả là có nguy cơ nguồn nhân lực cao đẳng đào tạo ra sẽ không được thế giới công nhận.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đã loại bỏ hoàn toàn các chương trình cao đẳng chuyên nghiệp (vốn có ở các trường cao đẳng chuyên nghiệp trước khi chuyển vai trò quản lý Nhà nước từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội).

Điều này làm thủ tiêu nguồn nhân lực “kỹ thuật viên”, gây méo mó cho cơ cấu nhân lực cần thiết để bảo đảm cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiến triển thuận lợi. 

Về hai sai lầm nghiêm trọng mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang mắc phải như Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam đã nêu ra ở công văn số 19/HH-NC&PTCS trình lãnh đạo các cấp, trong công văn giải trình số 1377/LĐTBXH-TCGDNN của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội gửi quý Bộ, có thể thấy sự tiếp thu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội còn ở mức độ rất hạn chế: lập luận loanh quanh đối với sai lầm đầu và bỏ qua không nhắc đến sai lầm thứ hai, cho dù hậu quả do cả hai sai lầm đều ở mức rất nghiêm trọng.

Theo quan điểm của Hiệp Hội, ngay tại mục 2 của công văn trên (Phần căn cứ khoa học và xu hướng quốc tế) có thể nhận thấy, nhận biết về ISCED-2011 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hoàn toàn thiếu chính xác.

Ở phần này, văn bản giải thích: “Bậc cao đẳng của Việt Nam hiện nay có chương trình thuộc giáo dục sau trung học nhưng không phải giáo dục đại học” và gán cho đây là cấp độ 5.

Tuy nhiên theo ISCED-2011 thì các chương trình thuộc “giáo dục sau trung học nhưng không phải là giáo dục đại học” chỉ thuộc cấp độ 4 còn các chương trình cấp độ 5 (cao đẳng), cấp độ 6 (cử nhân), cấp độ 7 (thạc sỹ) và cấp độ 8 (tiến sỹ) mới thuộc giáo dục đại học (tertrary education).

Có lẽ xuất phát từ quan niệm sai như trên khi nghiên cứu ISCED-2011 nên đội ngũ tham mưu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã trình lãnh đạo Bộ ký ban hành một loạt văn bản không chính xác khi chỉ đạo triển khai hệ cao đẳng, mặc nhiên đã đưa hệ này xuống dưới “chuẩn quốc tế” một cấp độ.

Với tinh thần “xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” như chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết XIII, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam kiến nghị giao lại Bộ Giáo dục và Đào tạo vai trò quản lý nhà nước đối với tất cả các cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng.

Trinh Phúc

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục