"Kiều nữ" Hải Dương và sự băng hoại của đạo đức truyền thông

Thứ sáu, 03/04/2015 09:02 AM - 0 Trả lời

"Kiều nữ" Hải Dương và sự băng hoại của đạo đức truyền thông

(NB&CL) - Thời gian qua, trên nhiều trang báo mạng, diễn đàn, trang tin tổng hợp đang sôi lên câu chuyện về kiều nữ Hải Dương, người chuyên “xâm hại” (từ của báo mạng là “cưỡng dâm”) cánh tài xế taxi Hải Dương. Thông tin này có kiểm chứng hay không? Chắc chắn là chưa được kiểm chứng, ngoại trừ chuyện kể theo kiểu… tin đồn của vài người tự xưng là tài xế taxi. Người phụ nữ tự nhận là ”kiều nữ” kia đã phải thu xếp công việc, tức tốc bay về từ Mỹ, quyết liệt nhờ luật sư khởi kiện chỉ mong nhận được một lời xin lỗi. Đạo đức truyền thông, lương tâm người làm báo đang xuống cấp nghiêm trọng và trở nên vô cùng xấu xí trong mắt độc giả vốn rất coi trọng những thông tin chuẩn mực trên báo chí!
 
 
Báo Công luận
Bà Ngọc (giữa) cùng đại diện luật sư và PV Tuổi Trẻ (bìa trái)
 
Truyền thông vô luân?
Loạt bài viết đã gây phản ứng phẫn nộ với cả cộng đồng mạng. Ít nhất là đã có một Diễn đàn trao “giải thưởng” cho những bài viết vô luân, vô trách nhiệm, rất nhiều ý kiến đề nghị truy tố trước pháp luật hành vi bịa đặt, vu khống, bôi nhọ danh dự và nhân phẩm người khác. Nội dung của loạt bài viết này đầy mâu thuẫn. Tuy nhiên sự thật đang được điều tra rõ hơn. Nạn nhân của loạt bài viết này là một Việt kiều bị bệnh loạn thần do sử dụng thuốc ngủ trong thời gian dài. Bệnh nhân đã điều trị tại BV Tâm thần và không khỏi được. Và người loạn thần rất có thể có những hành vi kỳ dị, không đúng quy chuẩn ứng xử như người bình thường. Tuy nhiên câu chuyện đã được thêu dệt với những hoàn cảnh các chàng trai trẻ khỏe mạnh lực lưỡng bị cô này cưỡng bức thì không chỉ là bịa đặt mà còn là bịa đặt một cách thiếu hiểu biết. Tóm lại việc tố cáo của những người bị cưỡng bức là không đúng. Tuy nhiên cũng theo tác giả loạt bài viết, không ai tố cáo việc bị cưỡng bức, thậm chí còn không biết đến sự việc này. Các cơ quan chức năng và cả lãnh đạo doanh nghiệp taxi cũng không biết về sự việc này nên chưa bao giờ đặt vấn đề xử lý vụ việc.
 
Ngay sau đọc tin trên các mạng xã hội, nạn nhân của bài viết này, chị N. đã gửi thư phản ứng từ Mỹ về và nói rõ: Sẽ kiện ra tòa vụ việc này. Theo chị loạt bài viết bịa đặt và làm ảnh hưởng đến danh dự, phẩm giá của chị.
 
Về mặt pháp luật, để chứng minh chị N cưỡng bức tình dục với các lái xe taxi, như trên đã nói là điều không thể. Nhưng để chứng minh trách nhiệm hình sự của tác giả loạt bài viết và các chủ trang đã đăng bài viết thì quá đủ, tội danh Làm nhục người khác đã có đủ căn cứ. Chưa kể phải đền bù dân sự với số tiền lớn. Rất có thể một mức án với thời gian cách ly xã hội sẽ được tuyên. Một khía cạnh khác, bất kỳ điều kiện nào, quan hệ tình dục với người bệnh tâm thần hoặc người có khiếm khuyết về thần kinh đều bị kết tội hiếp dâm với mức án rất nặng. Khi chị N không thể dùng sức mạnh đàn bà để cưỡng bức một người đàn ông to khỏe hơn mình thì chỉ còn một khả năng là chị bị cưỡng bức ngược lại. Sắp tới các cơ quan pháp luật sẽ vào cuộc và sự thật sẽ được phơi bày.
 
Tuy nhiên, một sự thật đắng cay khác lại được phanh phui. Việc chị N bị bôi nhọ nhân phẩm, phá hoại hạnh phúc gia đình bắt nguồn từ một vụ tranh chấp nhà đất của chị N và liên quan tới một hợp đồng bán nhà đất của một bệnh nhân tâm thần không có người giám hộ và không được thực hiện đúng các trình tự theo quy định pháp luật. Chỉ vì tranh chấp tài sản có thể đem danh dự, nhân phẩm một phụ nữ ra chà đạp, có thể tàn phá hạnh phúc của một gia đình, có thể đầu độc tương lai của 2 đứa trẻ vô tội. Pháp luật sẽ có căn cứ khi xét xử trước tòa án cụ thể, bản án sẽ được tuyên và sau khi thi hành bản án mọi việc sẽ qua, nhưng những hệ lụy đạo đức và văn hóa, bởi những hành vi không phải là của con người sẽ là mãi mãi… Người viết sẽ trốn đi đâu, người đăng sẽ trốn đi đâu? Ra khỏi thế giới người? Có thể nên như vậy.
 
Internet đã có công kết nối toàn nhân loại, đó là mặt tuyệt vời, nhưng với những kẻ vô luân, nó đang là phương tiện để thực hiện tội ác. Chỉ có sự đồng lòng của toàn bộ cư dân mạng cùng các nhà quản lý mới có thể ngăn chặn những tội ác này. Hãy cùng nhau tẩy chay những trang mạng kiểu như vậy. Hãy cẩn thận khi truy cập những trang mạng có hồ sơ xấu.
 
Sự bịa đặt mang tên ấn phẩm phụ
 
Đây không phải là lần đầu tiên một bộ phận dư luận được uống cạn một liều thuốc gây sốc mang tên “thông tin từ các ấn phẩm phụ”. Trước đó, tin “bố chồng dính nàng dâu” cũng đã khiến người ta bị sốc đến cùng cực. Điều may mắn là ở cái lần ấy, dư luận phản ứng rất gắt gao khiến cuối cùng người viết tin trên phải thừa nhận là “tin bịa đặt” và chịu phạt. Còn với thông tin “Kiều nữ cưỡng dâm”, cho đến thời điểm này vẫn chưa thấy bất cứ cơ quan chức năng nào có động thái sẽ “bước đầu tìm hiểu để xử lý”.
 
Một nhà quản lý khi trao đổi với chúng tôi từng nói, ấn phẩm phụ hiện tại nhiều đến mức chính nhà quản lý cũng không kịp thuộc tên gọi của nó. Những ấn phẩm phụ này, thật ra được hoạt động theo dạng liên kết giữa tư nhân với cơ quan báo chí trực thuộc bộ, ngành, viện, hội... Tư nhân bỏ tiền mua lại măng-set báo, mỗi tháng đóng một khoản tiền cho ấn phẩm chính. Còn lại, báo tự làm, tự phát hành theo kiểu “lời ăn, lỗ chịu”.
 
Đây là một thực trạng mà hầu như bất cứ ai làm báo chuyên nghiệp đều biết. Mà không chỉ báo giấy, các trang tin tổng hợp cũng đang âm thầm sản xuất tin bài theo kiểu này. Họ lập ra một tờ báo mạng với bất cứ tên gọi nào cũng được, sau đó, họ tổ chức người viết. Bài viết xong quẳng lên song song cùng lúc với trang báo mạng lẫn trang thông tin tổng hợp để hợp thức hóa việc “trang tin tổng hợp không được sản xuất tin bài”.
 
Chính vì yếu tố “lời ăn, lỗ chịu”, nên tư nhân đầu tư vào các ấn phẩm phụ chỉ quan tâm đến việc số lượng báo bán ra nhiều hay ít. Ngoài ra, họ không quan tâm đến bất cứ điều gì khác. Có thể hiểu được điều này, bởi họ là người đầu tư, người bỏ tiền ra để làm báo. Chính vì vậy, trách nhiệm thiết yếu nhất vẫn thuộc về các cơ quan quản lý và cơ quan chủ quản báo chí.
 
Cũng cần phải nói thêm rằng, một bộ phận bạn đọc cực kỳ “yêu thích” thể loại báo chí từa tựa dạng “Kiều nữ cưỡng dâm”. Chính vì thế nên những ấn phẩm phụ như vậy mới có thể thoải mái loan truyền những thông tin không cần kiểm chứng. Trên thực tế, muốn có một nền truyền thông tử tế, cần rất nhiều sự giúp sức của những người đọc tử tế.
 
Đừng hiểu nhầm rằng một đời sống truyền thông sôi động, chính là một đời sống mà truyền thông muốn viết gì thì viết, muốn viết ra sao cũng được bất chấp thân phận của nhân vật, thông tin có chính xác hay không(?!). Đặc biệt hơn, truyền thông không thể nào đổ vạ cho một cá nhân theo kiểu “cứ nghe A kể sao thì về viết lại y chang như vậy”.
 
Kiều nữ cưỡng dâm”, chính là một cơ hội để nhà quản lý báo chí nghiêm túc xem xét những vấn đề đang tồn tại trong một bộ phận truyền thông hiện nay. Bởi, nếu tình trạng này không được khắc phục một cách cấp thiết, thì bất cứ ai trong chúng ta đều có thể dễ dàng trở thành một “dâm nữ”, một “dâm nam” từ những bài báo bịa đặt trắng trợn.
N.HUY 
 
Trong một diễn biến mới nhất, Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã nhận được đơn thư của bà Phạm Thị Thanh Ngọc, sinh năm 1974 tại Hải Dương, trú tại 1614 sanibel Lane, arlington TX 76018 (Hoa Kỳ) đề nghị cải chính, xin lỗi, bồi thường thiệt hại danh d­ự nhân phẩm. Trong đơn, bà Phạm Thị Thanh Ngọc khẳng định loạt bài đăng 03 kỳ trên Báo điện tử Người Đưa Tin các ngày 26, 28, 31/12/2013 của phóng viên Diệu Nam (bài “Hoang mang kiều nữ có sở thích cưỡng hiếp lái xe taxi”; “Diện kiến kiều nữ thích lạm dụng tài xế taxi trong phòng ngủ”; phóng viên Sa Hà (bài “Lết khỏi nhà kiều nữ, tài xế taxi lẩy bẩy nhập viện”) có nội dung hoàn toàn sai s­ự thật. Theo bà Ngọc, phóng viên Diệu Nam, Sa Hà và các tài xế taxi Bối, tài xế Q, tài xế K…đã bịa đặt, dự­ng chuyện đưa lên báo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh d­ự, nhân phẩm, uy tín của bà Phạm Thị Thanh Ngọc cũng như gia đình. Ngoài ra, còn rất nhiều báo khác trích dẫn nguồn rồi lại đưa tin gây hiệu ứng dư luận về việc này rất nghiêm trọng. Bà Phạm thị thanh Ngọc đề nghị báo Người Đưa Tin cải chính, xin lỗi, bồi thường thiệt hại và phải tháo gỡ hết các bài đã đăng trên các trang mạng mà báo Người Đưa Tin đăng tải; đồng thời, đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về lĩnh v­ực truyền thông có biện pháp phù hợp để xử lý vụ việc trên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân.
 
Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam đã có công văn xin kính chuyển đơn thư nói trên đề nghị cơ quan chỉ đạo, quản lý, xem xét và giải quyết theo thẩm quyền.
 

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn