Kim ngạch xuất khẩu vào ASEAN có đà tăng trưởng mạnh

Thứ năm, 16/05/2019 20:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường ASEAN đang có đà tăng trưởng mạnh. Hiện rất nhiều ngành nghề, nhất là các mặt hàng nông, lâm thủy sản Việt Nam đang chuyển hướng xuất khẩu và coi đây là thị trường trọng điểm trong thời gian tới.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường ASEAN đang có đà tăng trưởng mạnh. (Ảnh TL)

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường ASEAN đang có đà tăng trưởng mạnh. (Ảnh TL)

Trong những năm gần đây, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN có sự tăng trưởng nhanh. Những Hiệp định thương mại Việt Nam với các nước ASEAN đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho DN xuất khẩu. Theo đó, nhiều ngành nghề khi xuất khẩu vào thị trường ASEAN được hưởng rất nhiều ưu đãi, nhất là về thuế. Các chuyên gia nhận định, xuất khẩu Việt Nam vào thị trường này sẽ tăng mạnh trong thời gian tới và DN cần tập trung tận dụng những ưu đãi.

Sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành thì lộ trình giảm thuế, xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các nước trong AEC được thực hiện và giảm xuống mức 0-5% theo ATIGA (Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN). Đây được cho là môi trường thuận lợi cho các DN xuất khẩu Việt Nam. Chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu  của Việt Nam vào thị trường này đang có đà tăng trưởng mạnh. Hiện rất nhiều ngành nghề, nhất là các mặt hàng nông, lâm thủy sản Việt Nam đang chuyển hướng xuất khẩu và coi ASEAN là thị trường trọng điểm trong thời gian tới.

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt 156,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 78,76 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó kim ngạch xuất khẩu vào thị trường ASEAN đang đứng ở vị trí thứ 4, đạt 8,4 tỷ USD, tăng 7,3%.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ASEAN hiện đang là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của thủy sản Việt Nam. Do được hưởng những ưu đãi từ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và những Hiệp định liên quan nên một số mặt hàng xuất khẩu thủy sản như tôm, cá ngừ, cá tra… đang tăng cả về sản lượng và giá trị.

Theo đánh giá từ VASEP, với nhiều lợi thế về thuế suất khi thực hiện các hiệp định thương mại, ASEAN đang được kỳ vọng là thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng. Hiện nay, ASEAN đang là một trong những thị trường xuất khẩu cá ngừ quan trọng của Việt Nam. Đến năm 2018, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang ASEAN đã tăng gần 3 lần so với năm 2010 lên hơn 50 triệu USD.

Tương tự, tôm cũng đang là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng xuất khẩu thủy sản sang thị trường ASEAN.  Trong quý I/2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang ASEAN đạt 12,7 triệu USD. Trong đó, Singapore là thị trường nhập khẩu lớn nhất tôm Việt Nam trong khối, chiếm thị phần áp đảo 58% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang ASEAN; Phillipines đứng thứ 2 chiếm 20%; tiếp đó là Malaysia và Thái Lan lần lượt chiếm 20% và 13%. Theo VASEP, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường này trong những năm gần đây khá ổn định và có xu hướng tăng.

Hiện ASEAN là khu vực xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam, đứng sau thị trường EU, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Năm 2018,  xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với tất cả 9 thành viên ASEAN đạt 56,3 tỷ USD, chiếm 11,7%.  Cho đến nay, Việt Nam đã hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế quan trong AEC, năm 2018 đã hoàn tất lộ trình loại bỏ thuế. Vì vậy, DN Việt Nam đang có nhiều cơ hội xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh, đồng thời mở rộng thị trường trong khu vực AEC.

Theo Bộ Công thương, ASEAN không chỉ là thị trường gần gũi với Việt Nam về địa lý mà còn có sự tương đồng về văn hóa và thói quen tiêu dùng. Khu vực này còn có dung lượng tiêu thụ hàng hóa lớn với tổng dân số 636 triệu người, GDP đạt 2.760 tỷ USD. Từ năm 2010, sau khi FTA ASEAN chính thức có hiệu lực, hầu hết các dòng thuế về 0% đã tạo cơ hội cho DN xuất khẩu.

Ông Nguyễn Trung Tiến, Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ (Tổng cục Thống kê) cho rằng, để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường ASEAN và duy trì được mức tăng trưởng xuất khẩu, các DN phải tận dụng tối đa lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do trong khu vực, đặc biệt là tiếp cận và mở rộng thị trường mới.

Có thể thấy, việc mở rộng thị trường xuất khẩu vào khu vực ASEAN được coi như là một chiến lược dài hạn nhằm giúp DN Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh. Các DN Việt có điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và khẳng định vị thế mới của mình trong khu vực. Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều chuyên gia, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này vẫn còn ở mức thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế.

Theo bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), DN Việt Nam vẫn thiếu thông tin thị trường, cơ cấu hàng hóa của Việt Nam khá tương đồng với các nước trong khu vực cũng khiến việc cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn, nhất là các ngành được bảo hộ. Bên cạnh đó, sự hiểu biết của DN về cộng đồng ASEAN hiện còn hạn chế, nhất là những kiến thức chuyên sâu và những chính sách khuyến khích phát triển kinh doanh đi kèm.

Đánh giá của các DN xuất khẩu cũng cho thấy, mặc dù ASEAN là thị trường tiềm năng và nhiều lợi thế  nhưng sức cạnh tranh của hàng Việt so với các nước trong khu vực vẫn còn yếu, đặc biệt so với hàng hóa của Singapore, Thái Lan… Việc xóa bỏ thuế quan không chỉ đem lại lợi thế cho Việt Nam mà tất cả các nước trong khu vực đều hưởng lợi. Bởi vậy việc cạnh tranh của các DN Việt với các nước đang là thách thức không nhỏ.

Ông Đỗ Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương cho rằng, để đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực thì các DN bên cạnh tìm hiểu kỹ thị trường, còn cần phải đảm bảo chất lượng hàng hóa, xây dựng thương hiệu và đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn của các nước. Đồng thời, cần tham gia nhiều các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường kết nối với các thị trường mục tiêu để nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định được vị thế hàng Việt trong khu vực.

Minh Thùy

Tin khác

Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

(CLO) Trong thời đại 4.0, những chuyển đi của người trẻ không chỉ dừng ở điểm bắt đầu và điểm, đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

(CLO) Liên minh châu Âu hôm thứ Tư (24/4) công bố một cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh ngay lập tức cáo buộc rằng khối này đang tham gia vào "chủ nghĩa bảo hộ".

Thị trường - Doanh nghiệp
Sát lễ 30/4 - 1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

Sát lễ 30/4 - 1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

(CLO) Chỉ còn vài ngày sẽ đến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, không ít cửa hàng và ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái vẫn còn nhiều xe trống lịch dù đã giảm giá 15-20% so với dịp lễ năm ngoái.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

(CLO) Tờ Wall Street Journal (WSJ) đầu tuần đưa tin, các nhà lập pháp Mỹ đang soạn thảo các biện pháp trừng phạt nhắm vào các ngân hàng Trung Quốc nhằm phá vỡ sự hợp tác liên tục của Bắc Kinh với Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

(CLO) Thụy Sĩ đang nắm giữ khoảng 13 tỷ franc (14,3 tỷ USD) tài sản của Nga bị phong tỏa trong các tổ chức tài chính của nước này, khoảng một nửa trong số đó thuộc về nhà nước và một nửa thuộc về cá nhân, cơ quan quốc gia giám sát các lệnh trừng phạt tiết lộ.

Thị trường - Doanh nghiệp