(CLO) Xe tải chở cát, đất, đá được che đậy tam bợ, lưu thông với tốc độ khá nhanh qua các khu dân cư, hay chạy vượt nhau, lấn làn, cán vạch liền trên quốc lộ, di chuyển vào tuyến đường hạn chế tải trọng, đường dân sinh… là thực trạng đang diễn ra tại nhiều địa phương của tỉnh Kon Tum.
Ghi nhận trên tuyến QL.24, đoạn qua huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) nơi đang có 13 mỏ khoáng sản hoạt động, trong đó có đến 11 mỏ cát, 2 mỏ đá xây dựng. Với số lượng mỏ khoáng sản lớn đã thu hút nhiều phương tiện vận tải cỡ lớn tập trung vào khu vực này để chở khoáng sản đưa đi nơi khác tiêu thụ.
Theo quan sát của phóng viên, trung bình mỗi ngày có khoảng 200 lượt xe tải lớn, nhỏ chở khoáng sản lưu thông, vận chuyển cát, đá, sỏi từ huyện Kon Rẫy chở về trung tâm TP. Kon Tum và TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai).
Để nhận được khoáng sản, phần lớn các xe tải này phải di chuyển vào các tuyến đường tỉnh, lưu thông qua cầu có hạn chế tải trọng dưới 30 tấn, hoặc đường giao thông nông thôn có giới hạn về tải trọng từ 6 -10 tấn để nhận cát, sỏi, đá… sau đó di chuyển nối vào tuyến QL.24 để đưa hàng về các địa phương khác.
Đơn cử tại địa bàn thôn 8 xã Đăk Tờ Re; thôn 12 xã Đắk Ruồng; xã Đăk Tơ Lung thuộc huyện Kon Rẫy là khu vực các phương tiện vận tải ben từ 4 đến 6 trục cầu thường xuyên qua lại để chở cát, sỏi. Khối lượng hàng hóa của các xe này ước tính từ 25 - 40 tấn (hoặc nặng hơn tùy vào lượng cát, sỏi ướt hoặc khô) khiến người dân trong khu vực vô cùng bất an.
Với tải trọng lớn, thường xuyên di chuyển trên các tuyến đường dân sinh các xe chở khoáng sản đã tác động rất lớn đến chất lượng công trình và gây mất an toàn giao thông cho người dân trong khu vực.
Được biết, mới đây UBND huyện Kon Rẫy đã làm việc với Công ty Cổ phần Nhật Trường là chủ mỏ cát tại làng Kon Dơ Xing, xã Đak Tờ Re vừa được cấp phép hoạt động để yêu cầu dừng hoạt động các xe chở cát có tải trọng vượt giới hạn 6 tấn lưu thông qua tuyến đường bê tông vừa hoàn thành phục vụ nhân dân trong vùng.
Tương tự, hoạt động chở cát, sỏi tại 2 mỏ cát thuộc thôn 12,14 xã Đăk Ruồng và xã Tân Lập (giáp QL.24) thường xuyên có nhiều xe với tải trọng lớn ra vào chở khoáng sản trong đêm. Khi di chuyển trên đường, cát, nước từ các xe tải này thường xuyên rơi, chảy ra tuyến QL.24 trong suốt quá trình lưu thông, gây nguy hiểm cho người và phương tiện cùng tham gia giao thông trên tuyến.
Cùng ở địa bàn tỉnh Kon Tum, trên tuyến QL.14 đoạn qua các huyện Ngọc Hồi, Đăk Tô, Đăk Hà nơi có trên 20 mỏ khoáng sản gồm cát, sỏi, đá xây dựng hoạt động, thu hút lượng xe tải chuyên chở cỡ lớn liên tục ra vào nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, gây hư hỏng và mất an toàn cho người dân.
Tại mỏ cát do HTX Vạn Thành xã Đăk Nông (huyện Ngọc Hồi) vận hành xuyên đêm, các xe tải đầu kéo có tải trọng trên 30 tấn liên tục ra vào mỏ, di chuyển trên đường bê tông nông thôn. Ngoài ra, việc chở đầy cát từ mỏ vào ban đêm lưu thông nối vào QL.14 nơi có nhiều phương tiện giao thông qua lại, rất dễ gây ra các vụ tai nạn giao thông trên tuyến đường này. Người dân trong vùng đã nhiều lần kiến nghị đến chính quyền nhưng chưa được xử lý dứt điểm.
Tại khu vực TP. Kon Tum, để tập trung thi công công trình giao thông quan trọng trên địa bàn, nhiều phương tiện vận tải chở đất từ mỏ đất do Công ty cổ phần xây dựng công trình Sông Hồng (thôn Kon Gur, xã Đăk Blà) vận hành, các xe tải lưu thông vào nhiều tuyến đường nội thị của TP. Kon Tum gây rơi vãi, bụi mù mịt ảnh hưởng đến sinh hoạt và lưu thông của các phương tiện khác.
Về việc xe chở đất gây bụi mù trên nhiều tuyến đường trong nội thị thành phố, ông Nguyễn Thanh Mân, Chủ tịch UBND TP. Kon Tum đã nhiều lần ký, ban hành văn bản gửi đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phối hợp hạn chế tình trạng bụi từ xe chở đất.
Trong đó, đề nghị Ban quản lý dự án, đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp tỉnh Kon Tum: Yêu cầu đơn vị thi công trong quá trình thực hiện dự án đảm bảo các quy định về tải trọng, có biện pháp che chắn, không để rơi vãi, gây mất vệ sinh môi trường và tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn giao thông (nhất là vào các giờ cao điểm, như giờ tan học, tan làm,…). Đồng thời, thực hiện công tác vệ sinh, tưới nước thường xuyên dọc tuyến đường di chuyển của các xe vận chuyển vật liệu, đất san lấp trên các tuyến đường.
Đối với Công an TP. Kon Tum tăng cường tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp chủ phương tiện không đảm bảo an toàn trong vận chuyển đất san lấp, vật liệu xây dựng gây mất an toàn giao thông, mất vệ sinh môi trường. Và kiểm soát, xử lý vi phạm, nhất là trong các khung giờ cao điểm, tại các ngã ba, ngã tư có mật độ giao thông lớn nhằm hạn chế tối đa nguy cơ tai nạn giao thông, tình trạng ô nhiễm môi trường do các xe chở đất san lấp, vật liệu xây dựng gây ra.
Riêng với các xe tải chở khoáng sản lưu thông trên tuyến quốc lộ 14, 24 qua địa phần tỉnh Kon Tum có dấu hiệu chở hàng quá tải, gây mất an toàn giao thông trên nhiều tuyến đường. Phía Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Kon Tum) ghi nhận thông tin phản ánh và sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các phương tiện vi phạm trong thời gian đến.
Theo số liệu từ Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Kon Tum), trong 11 tháng của năm 2024, các đội đã tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện trên đường bộ và phát hiện 65 trường hợp vi phạm (vi phạm chở hàng hóa quá tải trọng 45 trường hợp; vi phạm chở hàng hóa quá khổ giới hạn 20 trường hợp).
Đặc biệt, các lực lượng chức năng Công an tỉnh Kon Tum đã tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 308 trường hợp vi phạm (so với thời gian trước liền kề giảm 80 trường hợp); tạm giữ 83 xe và 203 giấy tờ các loại; phạt tại chỗ 22 trường hợp. Xử phạt bằng tiền 295 trường hợp với số tiền trên 438 triệu đồng; phạt cảnh cáo 15 trường hợp; tước Giấy phép lái xe có thời hạn 31 trường hợp...
Để đảm bảo an toàn giao thông dịp cuối năm, đồng thời xử lý các xe chuyên chở khoáng sản quá tải, gây nguy hiểm và ô nhiễm khu dân cư trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đề nghị UBND tỉnh Kon Tum sớm chỉ đạo lực lượng chức năng, địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm./.
(CLO) Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo được đặt trong khuôn viên Bảo tàng Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội), gồm các không gian triển lãm ngoài trời và trong nhà, mang đến cơ hội trưng bày, giới thiệu các sáng kiến và sản phẩm thiết kế sáng tạo, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động liên quan.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có ý kiến chỉ đạo tập trung đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các Trạm dừng nghỉ trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua địa bàn tỉnh.
(CLO) Cảnh sát Hàn Quốc đã thực hiện cuộc đột kích Văn phòng Tổng thống Yoon Suk Yeol vào ngày 11/12. Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng nước này đã có hành động tự tử, nhưng bất thành.
(CLO) Khoảng 3-5 tấn cá chim nuôi trong hồ của một hộ dân ở Hà Tĩnh bất ngờ chết hàng loạt, ước tính tổng thiệt hại khoảng 400 triệu đồng. Hiện chủ hồ đi thuyền và sử dụng các vật dụng vớt, thu gom số lượng cá chim chết trắng nổi trên hồ để đưa đi xử lý, phòng tránh ô nhiễm môi trường
(CLO) Ngày 10/12, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết các cuộc đàm phán liên quan đến xung đột Nga - Ukraine có thể sẽ bắt đầu ngay vào "vào mùa đông này", khi Ba Lan chuẩn bị đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1 tới.
(CLO) Ngày 11/12, lãnh đạo UBND phường Mỹ Xá (thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ cháy lớn ở khu vực Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại, dịch vụ, vận chuyển phát nhanh Thái Tuấn (tại đường N4, Khu công nghiệp Hòa Xá).
(CLO) Kinh tế Trung Quốc đang chật vật với lạm phát tiêu dùng chỉ 0,2% và giảm phát sản xuất kéo dài 26 tháng, đối mặt bất ổn nội địa lẫn thương mại Mỹ-Trung.
(CLO) Cựu Tổng thống Nga và hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, ông Dmitry Medvedev, đã đến Bắc Kinh để tiến hành các cuộc hội đàm kéo dài hai ngày với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
(CLO) Theo quy hoạch, thành phố Hà Nội có 1.690 bãi đỗ xe, nhưng hiện mới đầu tư xây dựng được 72 bãi đỗ xe hoạt động. Theo quy hoạch, diện tích giao thông tĩnh phải đáp ứng được 30% nhưng thực tế thành phố mới đáp ứng được 0,5%.
(CLO) Theo Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội trong quý I và II-2025, các quận: Ba Đình, Đống Đa phấn đấu hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Trên cơ sở đó, Ban Quản lý chỉ đạo các nhà thầu khi nào có mặt bằng sẽ triển khai thực hiện dự án ngay.
(CLO) Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của châu Á sẽ vẫn ổn định trong năm nay và năm sau, thế nhưng các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử sẽ tác động dài hạn tới các nền kinh tế trong khu vực.
(CLO) Ngày mai giá xăng có thể giảm dưới 50 đồng/lít. Nếu đúng như dự báo, kỳ điều chỉnh ngày mai sẽ là là kỳ giảm thứ 2 liên tiếp, khiến giá xăng tiếp tục duy trì ở mức thấp nhất kể từ tháng 6/2021.
(CLO) Khoảng 3-5 tấn cá chim nuôi trong hồ của một hộ dân ở Hà Tĩnh bất ngờ chết hàng loạt, ước tính tổng thiệt hại khoảng 400 triệu đồng. Hiện chủ hồ đi thuyền và sử dụng các vật dụng vớt, thu gom số lượng cá chim chết trắng nổi trên hồ để đưa đi xử lý, phòng tránh ô nhiễm môi trường
(CLO) HTX Núi Hồng đã quá hạn khai thác từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày Giấy phép khai thác khoáng sản hết hiệu lực nhưng không nộp hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ đá xây dựng núi Động Hàn, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định nên bị phạt hành chính 140 triệu đồng.
(CLO) Cơ quan khí tượng cho biết, từ đêm 11/12 có một bộ phận không khí lạnh ảnh hưởng vào miền Bắc khiến nhiệt độ tiếp tục giảm. Đặc biệt ở Thủ đô Hà Nội, dự báo vào cuối tuần này nhiệt độ xuống 13 độ C.
(CLO) Mỗi giây trôi qua, có một diện tích đất bằng bốn sân bóng đá bị biến thành sa mạc. Quy ra mỗi năm, có một vùng đất rộng lớn gần bằng Ethiopia trở nên khô cằn. Vậy liệu chúng ta có thể trồng lại rừng và cải tạo lại những vùng đất này để chúng trở nên xanh tươi trở lại không?
(CLO) Dự báo từ ngày mai (6/12), không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến nước ta. Sang ngày 7/12, miền Bắc chuyển rét, nhiệt độ phổ biến từ 15-18 độ, vùng núi 12-14 độ, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.
(CLO) Đồng bộ và kết nối các loại hình vận tải công cộng từ xe đạp, xe buýt đến tàu điện để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân được cho là giải pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
(CLO) UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản yêu cầu Công ty Minh Phúc Group tạm dừng việc khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân.
(CLO) Những năm qua, các địa phương như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội hay Bình Dương, trung tâm phát triển mạnh về đô thị và bất động sản ghi nhận hàng loạt dự án rơi vào cảnh “chết lâm sàng”. Các dự án này bị đình trệ do vướng mắc pháp lý hoặc kết luận thanh tra, kiểm toán, dẫn đến lãng phí nguồn lực và giảm hiệu quả kinh tế.
(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Công văn số 1221/UBND-VP3 yêu cầu tăng cường công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khoáng sản cát trên địa bàn tỉnh.