Kỷ nguyên hòa bình, hợp tác liên Triều!

Thứ năm, 03/05/2018 08:20 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đôc giả Việt Nam và thế giới vừa chứng kiến sự kiện lịch sử, ngày 27/4/2018, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim jong- Un gặp nhau tại làng đình chiến Pan-mơn-chơn (vĩ tuyến 38) với thỏa thuận lịch sử, mở ra kỷ nguyên mới trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ đương đại: Tiến đến chấm dứt chiến tranh, cùng nhau vun đắp hòa bình, thịnh vượng. Nhất trí mục tiêu phi hạt nhân hóa... Từ ngày 1/5/2018, mọi hoạt động tuyên truyền bằng loa phát thanh chính thức chấm dứt.

Đây là cuộc gặp lịch sử lần thứ 3 giữa người đứng đầu hai miền nam bắc Triều Tiên kể từ khi kết thúc chiến tranh cách đây 65 năm (1953). Lần gặp gần nhất vừa tròn 11 năm mà hoa trái của nó được người Hàn đánh giá là trang mới của ánh dương.

Tuy nhiên, quan hệ đôi bên những năm sau đó lúc nào cũng căng như dây đàn, sức nóng như lửa đốt. CHDCND Triều Tiên liên tục thử bom hạt nhân, siêu hạch và tên lửa đạn đạo. Phía Hàn Quốc và Mỹ tổ chức nhiều cuộc tập trận quy mô không nhỏ, tưởng như họ sắp “choảng nhau”. Bởi thế, sự kiện lịch sử diễn ra trong ngôi nhà Hòa bình, nằm trong khu phi quân sự của vĩ tuyến 38 được dư luận khu vực Đông Bắc Á và thế giới chờ đợi trong hồi hộp, tin tưởng.

Báo Công luận
Tác giả ở phía Nam cầu Đường không trở về tại vĩ tuyến 38 

Kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh cũng là lúc quan hệ Hàn Quốc - CHDCND Triều Tiên mở trang mới – Hòa Bình và hợp tác. Làng đình chiến Pan-mơn-chơn (Bàn Môn Điếm) trở thành địa chỉ đỏ của ngoại giao hòa bình thay cho gươm khua đạn nổ thời hội nhập toàn cầu hóa.

 26 năm trước (20/4/1992) Việt Nam và Hàn Quốc ký thỏa thuận lập Văn phòng Đại diện ở Hà Nội và Seoul, chỉ 6 tháng sau hai nước chính thức lập quan hệ ngoại giao.  Nhân đây, Chính phủ Hàn Quốc mời một nhà báo Việt Nam sang thăm, và người viết bài này may mắn có vinh dự đến xứ sở kim chi, lên thăm Pan-mơn-chơn, khu phi quân sự, điểm chia cắt hai miền nam bắc Triều Tiên nằm trên vĩ tuyến 38.

 Theo quốc lộ xuyên bắc nam mang tên Thống Nhất, từ Thủ đô Seoul đến Pan-mơn-chơn chỉ dài 60km. Đường rộng, đẹp với 10 làn xe ô tô ngược xuôi. Hai bên đường núi liền núi với rừng cây không cao. Dựa thế núi, họ xây 8 ụ beton cực lớn, rộng 8-10m dày 6m gác từ mé này sáng mé khác, để nếu xảy ra chiến tranh, các ụ này lập tức tự động hạ xuống mặt đường làm chướng ngại vật chặn xe tăng đối phương.

Báo Công luận
 Tác giả tại phía Nam khu đình chiến Bàn Môn Điếm - HQ

Khu phi quân sự của chiến tuyến 38, mỗi phía rộng hàng nghìn m2. Ở phía nam, bắt đầu vào khu cấm là làng Im-dinh-thặc có ngôi nhà 2 tầng làm trụ sở Bộ Tư lệnh đình chiến hai miền do một trung tá Mỹ và một đại tá Hàn Quốc chỉ huy. Phía trước có sân rộng đặt tượng đài, lư hương để những ai đến đây đều có thể thắp hương tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong cuộc chiến. Bức tượng ông già Triều Tiên mỉm cười, giơ tay với dòng chữ “Mông-vê-thanh”, nghĩa là mời ông, bà vào với niềm hy vọng.

Nữ Thiếu úy Hải quân Mỹ Du-Ran, số lính AP. 96205-0010 đi trên xe du lịch hạng sang, biển đăng ký CL-7126 cùng xe thiết giáp trang bị đại liên dẫn đường đưa tôi vào Trung tâm. Nơi đây khác hẳn vĩ tuyến 17 của ta trước ngày đại thắng 30/4/1975, ở đó, điểm chia cắt hai miền Triều Tiên là con suối nhỏ. Mùa khô không có nước, chỉ có cầu sắt không dài lắm, đặt tên là “Cầu không trở về”, bởi ai dù Bắc hay Nam đã chạy qua giới tuyến tạm thời đều không có đường về.

Đường quốc lộ từ phía Nam lên chỉ rải nhựa đến trạm gác, cách cầu 4m. Một tòa nhà to, đẹp, rộng 2.000m2, tiện nghi hiện đại làm nơi hội họp cấp cao hai miền về thống nhất mang tên Hòa Bình. Cách đó không xa là đài quan sát 3 tầng, đường lên, xuống xoáy ốc. Hai bên là nhà thấp tầng, tựa cánh gà lối kiến trúc Á Đông. Nơi này chuyên dùng cho quân đội và khách quốc tế (vip) đến thăm quan sát. Tương tự, phía bắc cũng có 2 đài quan sát, mỗi đài cách nhau khoảng ba trăm mét.

Giữa hai nhóm nhà vừa dẫn nằm sát mé đường quốc lộ Bắc – Nam là dãy nhà 1 tầng xây kiên cố làm nơi gặp gỡ, họp nhanh của sĩ quan thuộc Bộ Tư lệnh đình chiến hai miền. Giữa nhà có bàn dài, phủ khăn màu ghi. Trên bàn đặt cờ Hàn Quốc, cờ Triều Tiên cùng 4 cặp micro và 10 ghế ngồi cho mỗi phía. Quanh bàn chính, mỗi bên có 6 bàn phụ, ghế phụ dành cho phụ tá.

Báo Công luận
 Cách thủ đô Seoul Hàn Quốc khoảng 55km, Bàn Môn Điếm nằm trên đường ranh giới giữa Triều Tiên Và Hàn Quốc.

Sáng 27/4/2018 lịch sử, hai nhà lãnh đạo của hai miền gặp nhau tại đây cùng với cái bắt tay hữu nghị, cùng mời nhau bước qua, bước lại trên lãnh thổ của nhau nhưng gốc gác đều là đất mẹ, đất cha thuở xa xưa là những bộ tộc sống ở vùng núi Altaie thuộc Trung Á di cư về phương nam hình thành xứ Cao Ly sau này.

Lúc tiệc trà, lúc dạo bộ quanh Pan-mơn-chơn hay đại tiệc trong nhà Hòa Bình với 10 món ăn ngon do Hàn Quốc chuẩn bị, trong đó có món kim chi nổi tiếng. Hình như nghệ thuật ẩm thực làm người ta gần nhau hơn. Bởi thế ông Kim mang theo món đặc sản mì lạnh cùng người đầu bếp tài ba đến từ thủ đô Bình Nhưỡng. Một ngày gặp gỡ trong bộn bề ngổn ngang cùng nỗi niềm gửi gắm của hai vị nguyên thủ được truyền hình trực tiếp, khiến hơn 80 triệu người nơi đây không thể rời màn hình trong tâm trạng khó tả.

Lời nói để đời của vị Tổng thống nước Hàn, ông Moon Jae-In: “Ngày hôm nay làng đình chiến Pan-mơn-chơn từng là biểu tượng của sự chia cắt, trở thành nơi sản sinh của hòa bình thế giới”. Còn nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Joong-Un nói như tâm sự: “Đây thực sự là khung cảnh đầy cảm xúc, tái khẳng định sự thật rằng chúng ta là một, không thể bị chia cắt và điều này khiến trái tim tôi rung động.” 

Mùa xuân 2005 tôi trở lại thăm Pan-mơn-chơn nhân Tuần lễ Văn hóa Việt Nam được tổ chức ở xứ Hàn. Quang cảnh ở điểm chốt khu phi quân sự gần như ít thay đổi, bề ngoài mang vẻ thanh bình, nhưng hễ ai bước chân khỏi mé đường, chỉ ngay vệ cỏ thôi lập tức được người hướng dẫn kéo tay lại, bởi hàng rào mìn điện tử ẩn náu dưới thảm cỏ, phía trên là mạng dây thép gai thoáng nhìn đã sởn gai ốc. Điểm dừng cuối cùng của Pan-mơn-chơn chỉ có 2 làng chia đều mỗi bên. Mỗi làng có cột cờ cao 60m. Phía bắc có làng Chi-doong-đông, cách cầu “không trở về” 1km, có nhiều nhà 2-3 tầng. Sau làng là thành phố Kê-xoong sầm uất như điểm tựa của dân làng.

Phía nam có làng The-doong đông. Hầu hết người làng lập nghiệp nghề nông và cũng chỉ cày cấy đến trưa đã phải về nhà trong sự canh phòng của quân cảnh, trong khi trước ngực dân cày phải đeo thẻ căn cước như thứ bùa hộ mệnh.

Cuối tháng 4 đầu tháng 5 “Tây” thời tiết ở Việt Nam đã chuyển sang hè. Với Hàn Quốc là bắt đầu mùa xuân. Pan-mơn-chơn ngập tràn hoa anh đào, mận, táo, lê. Nhiều nhất là hoa Chin-đa-lơ (tựa hoa giấy) chỉ cao nửa mét nở đầy, khoe sắc.

Bối cảnh này trùng hợp mốc son hai miền nam bắc Triều Tiên mở kỷ nguyên hòa bình và hợp tác.

Nguyễn Xuân Lương

Tin khác

Nga nói khó tin IS có thể tiến hành vụ khủng bố ở Moscow

Nga nói khó tin IS có thể tiến hành vụ khủng bố ở Moscow

(CLO) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm thứ Tư nói rằng thật "cực kỳ khó tin" rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng(IS) có khả năng tiến hành một cuộc tấn công vào phòng hòa nhạc ở Moscow vào thứ Sáu tuần trước khiến ít nhất 143 người thiệt mạng.

Thế giới 24h
Ông Putin nói F-16 sẽ không thay đổi được tình hình ở Ukraine

Ông Putin nói F-16 sẽ không thay đổi được tình hình ở Ukraine

(CLO) Các hãng thông tấn Nga dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin nói với các phi công quân sự hôm thứ Tư rằng nếu các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.

Thế giới 24h
Giao tranh Israel và Hezbollah bùng phát trở lại, nhiều người thiệt mạng

Giao tranh Israel và Hezbollah bùng phát trở lại, nhiều người thiệt mạng

(CLO) Các cuộc tấn công của quân đội Israel và các chiến binh Hezbollah hôm 27/3 đã khiến nhiều người dân ở cả hai bên biên giới Israel - Lebanon thiệt mạng. Các nhà quan sát lo ngại xung đột có thể tiếp tục leo thang.   

Thế giới 24h
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật hợp pháp hôn nhân đồng giới

Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật hợp pháp hôn nhân đồng giới

(CLO) Hạ viện Thái Lan đã bỏ phiếu hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào thứ Tư (27/3), đưa quốc gia Đông Nam Á này tiến một bước gần hơn đến việc trở thành lãnh thổ thứ ba ở châu Á làm điều này.

Thế giới 24h
Cộng hòa Ireland sẽ tham gia cùng Nam Phi trong vụ kiện diệt chủng đối với Israel

Cộng hòa Ireland sẽ tham gia cùng Nam Phi trong vụ kiện diệt chủng đối với Israel

(CLO) Cộng hòa Ireland hôm thứ Tư (27/3) cho biết họ sẽ tham gia cùng Nam Phi trong vụ kiện tội diệt chủng đối với Israel. Điều này thể hiện mối lo ngại ngày càng gia tăng của Ireland đối với các hoạt động quân sự của Israel tại Gaza kể từ ngày 7/10.

Thế giới 24h