Bắc Giang: Phục dựng các ngôi chùa cổ và tuyến đường hành hương lên “non thiêng” Yên Tử

Thứ ba, 19/03/2019 10:37 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó Dự án Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử thuộc danh mục dự án ưu tiên.

Tỉnh Bắc Giang có hệ thống đình, chùa phong phú và đa dạng với 2.237 di tích lịch sử, văn hóa trải khắp trên địa bàn toàn tỉnh, hiện có 711 di tích được xếp hạng, trong đó 101 di tích cấp Quốc gia và 583 di tích cấp tỉnh.

Nói đến tiềm năng phát triển du lịch tâm linh, tỉnh Bắc Giang có hệ thống đình, chùa vô cùng phong phú và đa dạng với 2.237 di tích lịch sử, văn hóa trải khắp trên địa bàn toàn tỉnh, hiện có 711 di tích được xếp hạng, trong đó 101 di tích cấp quốc gia và 583 di tích cấp tỉnh.

Sơ đồ phục dựng các ngôi chùa cổ và tuyến đường hành hương lên

Sơ đồ phục dựng các ngôi chùa cổ và tuyến đường hành hương lên "non thiêng" Yên Tử . Ảnh: TL

Con đường lên non thiêng Yên Tử tu hành của Phật Hoàng Trần Nhân Tông đang được UBND tỉnh Bắc Giang triển khai bảo tồn và phục dựng hàng loạt các di tích Phật giáo vô giá có tuổi đời từ vài trăm đến cả nghìn tuổi dọc tuyến đường Tây Yên Tử này. Trong đó, tiêu biểu có chùa Vĩnh Nghiêm, di tích Quốc gia đặc biệt, là nơi phát tích và sự hưng thịnh của Phật giáo thế kỷ XI đến XIV. Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) là chốn tổ thiền phái Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập ở thế kỷ XIII, nơi đây lưu giữ kho Mộc bản với 3.050 bản đã được vinh danh là Di sản Tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Tuyến đường hành hương từ chùa Hạ thuộc khu di tích Tây Yên Tử đã được đưa vào hoạt động dịp lễ hội Xuân Yên Tử năm 2019. Ảnh: Hữu Phương

Tuyến đường hành hương từ chùa Hạ thuộc khu di tích Tây Yên Tử đã được đưa vào hoạt động dịp lễ hội Xuân Yên Tử năm 2019. Ảnh: Hữu Phương

Theo thông tin chính thức từ Sở Văn hoá, thể thao và du lịch (VHTT&DL) tỉnh Bắc Giang sau khi khảo cứu lịch sử và những di tích đã được khai quật, sườn Đông Yên Tử (Quảng Ninh) là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu tập thì sườn Tây Yên Tử (Bắc Giang) là con đường hoằng dương Phật pháp của người. Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông rời kinh thành thượng sơn từ sườn Tây Yên Tử, nhập niết bàn trên núi Ngọa Vân. Sư tổ Pháp Loa và đệ tam Huyền Quang cũng theo con đường phía Tây Yên Tử hành đạo Phật sự của Trúc Lâm.

Các hòa thượng tiền bối Trúc Lâm cho mở mang, xây dựng chùa tháp, phát triển đạo Phật rộng khắp ở vùng Bắc Giang. Hơn 2.000 di tích lịch sử - văn hóa ở đây là những chứng tích của hàng trăm công trình xây dựng kiến trúc thời Trần với nhiều ngôi chùa thiêng như chùa: Am Vãi, Bình Long, Yên Mã, Sơn Tháp, Đám Trì, Hồ Bấc.

Đặc biệt, Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Vĩnh Nghiêm ở huyện Yên Dũng (Bắc Giang) có Mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Từ đó, cho thấy rằng Tây Yên Tử- nơi phát tích và sự hưng thịnh của Phật giáo thế kỷ XI đến XIV, từng là Trung ương của Phật giáo thiền phái Trúc Lâm.

Định danh "Quần thể di tích nhà Trần và Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử tại Quảng Ninh - Bắc Giang - Hải Dương" là một chuỗi kiến trúc công trình văn hóa. Không gian lập hồ sơ được điều chỉnh lại gồm 4 cụm di tích thuộc 3 tỉnh, cụ thể: Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (TP. Uông Bí, Quảng Ninh); Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh); Khu Di tích lịch sử, văn hóa Thanh Mai - Côn Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương); Khu di tích Tây Yên Tử (Bắc Giang). Như vậy là sườn Tây Yên Tử có chỗ đứng, con đường hoằng dương Phật pháp đặt lại đúng vị thế.

Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang cho biết: Từ chùa Vĩnh Nghiêm ngược lên sườn Tây Yên Tử chính là nơi phật pháp Trúc Lâm được hoằng dương rộng rãi, phát triển rộng khắp ở Bắc Giang. Nhờ vậy, hàng trăm công trình kiến trúc chùa tháp thời Trần được xây dựng. Ngoài những ngôi chùa ở dưới đồng bằng như Vĩnh Nghiêm, Cổ Mân, Bảo An, Khám Lạng… là một loạt các ngôi chùa được dựng trên núi cao cảnh đẹp. Những ngôi chùa bên sườn Tây Yên Tử đều có cảnh quan thiên nhiên đẹp, như chùa Hồ Bấc, Hòn Trứng ở ngọn nguồn Suối Mỡ; chùa Mã Yên, Sơn Tháp ở ngọn nguồn suối Vực Rêu hùng vĩ… Tuy nhiên, các chùa này đa phần là phế tích, do vậy rất cần được đầu tư phục dựng để kết nối với các điểm du lịch khác trong tuyến du lịch sinh thái tâm linh Tây Yên Tử.

Du khách đến chiêm bái ở chùa Thượng thuộc khu di tích Tây Yên Tử. Ảnh: Hữu Phương

Du khách đến chiêm bái ở chùa Thượng thuộc khu di tích Tây Yên Tử. Ảnh: Hữu Phương

Nằm trên tuyến đường du lịch sinh thái tâm linh Tây Yên Tử, với thệ thống các di tích đã và đang được khai quật như các chùa Sơn Tháp, Yên Mã, Hồ Bấc, Đám Trì... Đây là các di tích gắn với sự hình thành phát triển của trường phái thiền Trúc Lâm Yên Tử duy nhất có tại Bắc Giang, thúc đẩy du lịch tâm linh tỉnh Bắc Giang ngày một phát triển.

Hoàng Lan

Tin khác

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, chủ đề 'Thế giới tôi đọc'

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, chủ đề "Thế giới tôi đọc"

(CLO) Ngày 20/4, tại Hà Nội, đã diễn ra Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 với chủ đề "Thế giới tôi đọc" do Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức.

Đời sống văn hóa
57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là cây di sản Việt Nam

57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là cây di sản Việt Nam

(CLO) Ngày 20/4, UBND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức Lễ công nhận cây di sản Việt Nam đối với quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở tiểu khu bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu (huyện Mộc Châu).

Đời sống văn hóa
Ra mắt bộ sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng 6 thứ tiếng

Ra mắt bộ sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng 6 thứ tiếng

(CLO) Sáng 20/4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ra mắt bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân" do PGS.TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật làm chủ biên.

Đời sống văn hóa
Phố sách Hà Nội 19/2: Không gian văn hóa dành cho các 'tín đồ' mê đọc sách

Phố sách Hà Nội 19/2: Không gian văn hóa dành cho các 'tín đồ' mê đọc sách

(CLO) Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - 2024, trong những ngày này, Phố Sách Hà Nội luôn nườm nượp du khách và người dân Thủ đô tới trải nghiệm, khám phá và tìm cho mình những đầu sách ưng ý để thỏa mãn đam mê đọc sách.

Đời sống văn hóa
Hoa hậu Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ văn hóa đọc

Hoa hậu Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ văn hóa đọc

(CLO) Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện lễ khai mạc Ngày Sách và Văn Hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 với vai trò Đại sứ văn hóa đọc TP.HCM.

Đời sống văn hóa