Làm báo phải có tâm

Thứ năm, 23/07/2020 11:37 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mới đây, Công an Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam hai phóng viên của một tạp chí đứng chân trên địa bàn Hà Nội về tội cưỡng đoạt tài sản. Điều này không chỉ gây nhức nhối cho xã hội mà còn làm hoen mờ hình ảnh những nhà báo chân chính.

Mới đây, chúng tôi có cuộc trò chuyện với nhà báo lão thành Thái Duy - nguyên phóng viên báo Cứu Quốc, người được biết đến với tác phẩm báo chí nổi tiếng như: “Khoán chui hay là chết”, “Sống như anh”… Trước câu hỏi của chúng tôi: Làm báo thì cần đức tính gì?- ông trả lời ngay: "Phải có tâm, làm báo tâm phải tốt vì mỗi bài báo viết ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, nếu tâm anh không tốt, bẻ cong ngòi bút thì hệ lụy đến xã hội là rất lớn không đong đếm được". Rồi ông trầm ngâm. Sâu trong đáy mắt nhà báo trên 90 tuổi này vẫn chất chứa những nỗi niềm. 

Nhà báo Thái Duy (ngồi giữa) trong cuộc trò chuyện về đạo đức người làm báo tại tòa nhà HNBVN.

Nhà báo Thái Duy (ngồi giữa) trong cuộc trò chuyện về đạo đức người làm báo tại tòa nhà HNBVN.

Những năm gần đây, nền báo chí Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng, quy mô cũng như đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền. Hoạt động báo chí cho thấy nhiều ưu điểm khi tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần vào sự phát triển của đời sống xã hội. Tuy nhiên, cùng với các thành tựu, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường thời mở cửa, hội nhập nên hoạt động báo chí vẫn còn một số tồn tại, bất cập. Đặc biệt, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, thời kỳ bùng nổ của mạng xã hội. Trên diễn đàn tự do của các nhà báo công dân này, các thông tin được cập nhật đa chiều giúp chúng ta có một cái nhìn khách quan, đa diện hơn. Tuy nhiên, chính mạng xã hội lại cũng là mảnh đất màu mỡ cho những kẻ buôn bán thông tin giả trú ngụ khiến nhiều con mồi mang thân là “phóng viên salon”, “biên tập viên” bị “sập bẫy” vì tin giả nhưng cuộc chiến là thật. Tất cả chỉ bởi áp lực tin bài, áp lực thời gian, áp lực… chạy đua để tin mình được xuất bản khiến nhiều người làm báo bỏ qua khâu quan trọng nhất là kiểm chứng độ xác thực của thông tin. Có những phóng viên không giữ được mình đã rơi vào vòng lao lý.

Nhiều năm qua, Hội Nhà báo Việt Nam rất chú trọng việc vừa phát huy dân chủ, vừa tăng cường kỷ cương để khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót trong hoạt động báo chí và sinh hoạt hội. Trên tinh thần đó, Hội đã ban hành và thực hiện có hiệu quả 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam; thành lập nhiều hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp, áp dụng phần mềm theo dõi việc đăng và gỡ bài, sửa bài trên báo điện tử, ban hành quyết định và hướng dẫn sinh hoạt của phóng viên thường trú tại các địa phương. Gắn việc củng cố tổ chức Hội với công tác kiểm tra giám sát, vừa tích cực bảo vệ các quyền lợi chính đáng của hội viên vừa kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

Đa số hội viên nhà báo đã không ngừng học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nêu cao đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần cống hiến. Những ngày này, khi cả nước đang tập trung chống đại dịch COVID-19, báo chí là một trong những lực lượng trên tuyến đầu, nhiều phóng viên tác nghiệp trực tiếp ở các vùng tâm dịch, ghi lại được những hình ảnh, câu chuyện, những tấm gương rất xúc động. Ở đâu có hoạt động chống dịch, ở đó có phóng viên báo chí, tích cực xông pha trong từng “điểm nóng”, từ bệnh viện, khu vực cách ly đến các miền biên giới... Đặc biệt trong buổi lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV năm 2019, rất nhiều tấm gương nhà báo, phóng viên lăn lộn với sự kiện, với nhân vật để chuyển tải đến người đọc, người xem những thông điệp tích cực trong cuộc sống đã được vinh danh.

Đó là tinh thần đổi mới sáng tạo, phát hiện cái mới, khẳng định và bảo vệ cái mới. Với đội ngũ hơn 25 nghìn hội viên nhà báo hiện nay đang tác nghiệp trên tất cả các loại hình báo chí, sử dụng công nghệ làm báo tiên tiến, chúng ta tự hào có một nền báo chí hiện đại đang phát triển mạnh mẽ trong dòng chảy của thời đại mới.

Vẫn còn một bộ phận người làm báo thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, dẫn đến tình trạng hoạt động báo chí xa rời tôn chỉ mục đích, thông tin vì mục đích vụ lợi, thiếu tính định hướng, không góp phần vào việc tăng cường sự đồng thuận xã hội để tập trung thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm của đất nước. Đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới với thế và lực mới, nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Báo chí đang vận động trong xu thế hội tụ công nghệ; internet và thiết bị công nghệ mới đang làm thay đổi phương thức tiếp nhận thông tin của công chúng. Báo chí đang đứng trước thách thức từ áp lực của truyền thông xã hội, mạng xã hội. Các thế lực thù địch đang tăng cường các âm mưu và hành động chống Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang trong thời gian tới, Hội Nhà báo Việt Nam và giới báo chí cả nước đã, đang tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về xây dựng chỉnh đốn Đảng trong các cấp Hội và các cơ quan báo chí, gắn với tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách báo chí Hồ Chí Minh; tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam; Triển khai quán triệt, học tập và xây dựng Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 43 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, coi đây là đợt sinh hoạt chính trị trọng tâm trong năm 2020; Thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ xây dựng đội ngũ người làm báo có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, gương mẫu về đạo đức nghề nghiệp... 

10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam

Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật bản quyền và các quy định của pháp luật; Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; nội quy, quy chế của cơ quan báo chí nơi công tác.

Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi; Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.

Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác.

Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật.

Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại.

Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy định trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm của người làm báo.

Khi trả lời về vấn đề phóng viên, nhà báo cần làm gì để giữ đạo đức nghề nghiệp trong thời đại mạng xã hội bùng nổ như hiện nay, TS. Trần Bá Dung - Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: Trước sức ép cạnh tranh, khi có một sự việc xảy ra được mạng xã hội đăng tải, không ít phóng viên sử dụng tin trên mạng coi như tin của mình; sử dụng các tin trên mạng sau đó xào xáo, chế biến thành bài của mình; xem clip trên mạng rồi tường thuật lại như đang có mặt ở hiện trường, dựa vào thông tin trên mạng rồi “thêm mắm, thêm muối” để viết bài, thậm chí viết hàng loạt bài. Đây là các hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức báo chí. Chỉ có phóng viên bản lĩnh kém, đạo đức nghề nghiệp không được trau dồi, chạy theo tiền bạc mới bị cuốn vào. Chỉ có Tổng biên tập kém bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp mới cho phép, thậm chí mở đường cho phóng viên làm việc này....

Làm báo trong thời đại kỷ nguyên số, tôi vẫn đau đáu câu nói của nhà báo Thái Duy: "Làm báo phải có tâm".

Mai Chí Vũ

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo