Làm giàu, chơi sang, sành ăn= trọc phú

Thứ sáu, 03/04/2015 23:21 PM - 0 Trả lời

Làm giàu, chơi sang, sành ăn= trọc phú

Báo Công luận

Một trong số những chiếc xe sang mới được nhập về Việt Nam.

Báo chí đưa tin lại có hai chiếc xe sang trọng, đất tiền vừa được nhập về Việt Nam trong khi toàn thế giới người ta mới chỉ làm có bốn chiếc.

Bây giờ những thông tin như vậy không còn thu hút sự chú ý của xã hội như mấy năm trước, khi trào lưu chơi siêu xe mới bùng nổ nhưng nó cũng là một tin đáng được quan tâm.

Vậy là trên những nẻo đường nước Việt đã có hầu hết những loại xe sang, xe độc mà thế giới hãy còn cho là của hiếm đang lăn bánh.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người rất thấp, nền công nghiệp ô tô cực kỳ lạc hậu và đì đẹt nhưng lại khá nổi tiếng về sự nhanh nhạy và sính xe độc, của lạ.

Có loại xe mới chỉ xuất hiện ở nơi mà hãng sản xuất cho ra mắt để trưng bày chưa lâu thì người ta đã bỏ hàng chục nghìn USD “nhổ ra” đề mang về Việt Nam. Nhiều loại điện thoại đắt tiền cũng bán ở Việt Nam rất sớm mặc dù nước ta không nằm trong khu vực mà hãng sản xuất nhắm đến. Ngoài những chiếc xe ngót ngét triệu đô mỗi năm nhập vài ba chiếc thì xe cỡ vài trăm nghìn đô mỗi năm cả nước nhập hàng trăm chiếc nhưng vẫn được bán hết. Mặc cho khủng hoảng kinh tế, sức tiêu thụ những loại hàng hóa đắt tiền tại Việt Nam vẫn tăng trưởng đều đặn.

Một người nước ngoài ở Việt Nam nhiều năm đã nêu ra nhận xét: “Người Mỹ làm nhiều tiêu nhiều, người Nhật làm nhiều tiêu ít, còn người Việt Nam làm ít tiêu nhiều.”

Hầu như năm nào Việt Nam cũng phải đối mặt với vấn đề nhập siêu. Nền kinh tế nước ta bán hàng ra thế giới thì được ít còn nhập về tiêu dùng thì nhiều. Số ngoại tệ kiếm được từ xuất khẩu hàng may mặc, nông lâm thủy sản... được tiêu pha quá thoải mái.

Xu hướng tiêu dùng quá đà, thích phô trương, khoe mẽ ở Việt Nam đang trở thành một trào lưu đáng lo ngại. Tiêu xài hoang phí không bị coi là thói quen xấu, mà ngược lại, nhiều khi nó còn được coi là tiêu chuẩn của sự giàu có, sang trọng.

Tuy nhiên, đây chỉ là sự lệch lạc trong nhận thức. Người giàu, có trí tuệ và tầm sâu văn hóa sẽ ứng xử không giống một anh giàu xổi.

Thế Vũ

Bạn có nhận xét gì về xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam?
Theo bạn, cần làm gì để thay đổi tâm lý “sính ngoại” của người Việt?

Mời bạn gửi phản hồi cho tòa soạn vào ô thảo luận cuối bài viết (vui lòng điền đầy đủ thông tin và gõ nội dung bằng tiếng Việt có dấu). Trân trọng cảm ơn!

_______________________________________________________________________________

HẠN CHẾ SỰ SĨ DIỆN CỦA NGƯỜI VIỆT

Kính gởi quý báo,

Xu hướng tiêu dùng của người Việt hiện nay là chạy theo phong trào. Báo chí đăng tin ai đó nhập xe đắt tiền thì liên tiếp những lần sau lại có người mua xe với giá đắt hơn. Nói đúng hơn phong trào này bắt đầu bởi 2 luồng:

- Thứ nhất là báo chí: báo chí là chất xúc tác để mọi người thực thi quyền mua sắm của mình (ganh đua với nhau).
- Thứ hai là người Việt luôn trọng xỉ diện, cho dù cơm ăn với rau muống hằng ngày nhưng khi ra đường phương tiện phải là xe đắt tiền, quần áo thời trang nhất, điện thoại di động đắt tiền.

Để hạn chế bớt vấn đề nghèo mà xài sang quá mức ở Việt Nam ta, thì điều trước tiên là báo chí. Cho dù ai đó có nhập xe triệu đô đi chăng nữa thì cũng đừng đăng tin làm gì vì nó chẳng nói lên được điều gì về nền kinh tế VN, mà chính sự đăng tải của báo chí đã chạm tự ái đến tiền của dư thừa của một số người, do đó họ muốn mình được cả VN quan tâm khi đua nhau mua xe đắt tiền. Thay vào đó báo chí nên đăng tin những nhà triệu phú, tỉ phú của thế giới đã dùng tiền của mình làm từ thiện như thế nào, như Bill Gates chẳng hạn.

Về sĩ diện của người Việt, thật tôi đã chứng kiến ở bạn bè, người thân, người dưới cấp trong công ty. Họ làm việc rất cật lực để kiếm tiền, điều này không có gì xấu cả, nhưng tiền bạc kiếm được dồn hết vào xe Piagio, SH, Dylan, điện thoại trên chục triệu, quần áo hàng hiệu (nhiều khi là hàng giả nhưng phải tốn tiền triệu), mục đích chỉ để thể hiện đẳng cấp xài sang của mình trước mọi người. Trong khi đó, họ ăn sáng không dám ăn, còn ăn trưa -tối thì đạm bạc, trong túi có khi không có quá 20 ngàn đồng bỏ túi. Còn công nhân lương chỉ 1,5 triệu đồng/tháng vẫn phải chi tiêu dè xẻn để tậu cho mình chiếc di động ít nhất trên 5 triệu và thay đổi liên tục, và mục đích sử dụng chỉ để nghe nhạc và thể hiện mình. Vậy để giảm bớt tính sĩ diện này nên chăng thông qua những câu chuyện cười châm biếm trên báo chí, trên truyền hình để trong xã hội luôn tồn tại những ý nghĩ "không biết nó xài sang như vậy có thật sự giàu không hay là vay tiền của thiên hạ". Có như vậy thì họ mới trở về đời sống thật của họ. Bởi lẽ họ muốn chứng minh mình sành điệu, mình giàu có nhưng thiên hạ biết tẩy họ là "thùng rỗng kêu to" thì chắc họ chẳng phải sĩ diện để làm gì.

Vài lời cùng quý báo và mong rằng báo chí chỉ đăng những gương tốt người tốt thay cho những hình ảnh về sự xa hoa của ai đó trong xã hội. Như vậy chắc chắn sẽ dập tắt được tâm lý đua đòi và mong muốn được báo chí đăng tải để nổi tiếng.

Thanh Hùng



Của ai người ấy dùng...!

Ngày nay người Việt ta có cuộc sống tốt hơn thời trước rất nhiều. cũng vì thế mà nhiều người có xu hướng làm ra tiền là để ăn để chơi, chẳng thế mà có câu" không ăn không chơi, già đời cũng ngủm củ tỏi". Nhiều người có quan niệm, con người cốt khi sống... nên phải chơi khi có điều kiện, nên họ tự trang bị cho mình cái này cái kia dù đắt tiền đến đâu nhưng vẫn không thấy tiếc. tiền tôi tôi tiêu, tôi có đi ăn cướp tiền ai đâu mà ngại.

Chuyện chuộng đồ ngoại, chê bai đồ nội đã có từ rất lâu đối với rất nhiều người rồi, muốn thay đổi tâm ý cả họ thật khó khăn, vì đôi khi đồ ngoại rất tốt và cũng rẻ hơn đồ nội. Chỉ có một cách là cố gắng làm ra nhiều đồ nội tốt hơn rẻ hơn đồ ngoại thôi, khi đó tự khắc tâm lý "sính ngoại" của người Việt sẽ thay đổi.

Văn Hoàng

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn