Bộ trưởng Cao Đức Phát, Vũ Huy Hoàng đăng đàn trả lời chất vấn

Thứ hai, 16/11/2015 13:56 PM - 0 Trả lời

Lần đầu tiên tất cả các thành viên Chính phủ đều có thể được mời lên “ghế nóng” trước Quốc hội. Đây là sự khác biệt lớn kể từ sáng 16/11 của các phiên chất vấn tại Quốc hội.

(CLO) Lần đầu tiên tất cả các thành viên Chính phủ đều có thể được mời lên “ghế nóng” trước Quốc hội. Đây là sự khác biệt lớn trong phiên chất vấn tại Quốc hội, bắt đầu từ sáng 16/11.

Khác với những kỳ chất vấn trước đây, hình thức chất vấn lần này sẽ là "chất vấn lại tất cả vấn đề đã chất vấn", nghĩa là đại biểu có thể đặt câu hỏi với bất cứ thành viên nào của Chính phủ để truy hỏi về những lời hứa trước cử tri.

Nội dung chất vấn cũng rộng hơn, nhưng chủ yếu dựa trên các báo cáo của Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban; Báo cáo của Ban Dân nguyện về công tác khiếu nại, tố cáo…

Như vậy, tất cả lĩnh vực của 22 bộ, ngành mà cử tri quan tâm sẽ được các trưởng ngành phúc đáp trong phiên chất vấn này, từ đó làm rõ hơn những trách nhiệm của các vị trưởng ngành về lời hứa của mình với cử tri cả nước.

Trước khi hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra, Quốc hội đã dành nửa buổi sáng 16/11 để nghe 5 báo cáo của Quốc hội, Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC về việc thực hiện và thẩm tra thực hiện các nội dung giám sát, chất vấn và kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội.

Theo đó, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015.

Báo cáo nêu rõ những kết quả đã đạt được và những tồn tại trong 17 lĩnh vực: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Ngân hàng; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải; Xây dựng; Lao động – Thương binh và Xã hội; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Tư pháp; Nội vụ; Thanh tra; An ninh, trật tự an toàn xã hội.

Sau đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015.

Viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Hòa Bình cũng đã trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015.

10h05 phút, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Bân nguyện Nguyễn Đức Hiền trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 9 của Quốc hội và tổng hợp kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII đến năm 2015…

Đúng 10h25 phút, Quốc hội tiến hành thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn. Các Bộ trưởng Cao Đức Phát; Vũ Huy Hoàng lần lượt đăng đàn trả lời câu hỏi chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

btbnnptntcaoducphat5-ispc-1447647735245

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đăng đàn trả lời chất vấn

Mở đầu, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định), cho rằng những người lãnh đạo trực tiếp xử lý các vấn đề, là những Tư lệnh ngành cần có sự giám sát và theo dõi thực tế hơn.

Trong đó, những vấn đề “nóng” được đại biểu Sơn đặt ra, là tình trạng tham nhũng, mặc dù đã đấu tranh mạnh mẽ nhưng tham nhũng vẫn là quốc nạn. Một vấn đề cũng được cử tri quan tâm là bảo vệ chủ quyền biển đảo vẫn chưa có câu trả lời trọn vẹn

Câu hỏi dành cho Tư lệnh trưởng ngành nông nghiệp, đại biểu Tô Văn Tám (Kom Tum) băn khoăn về việc trồng rừng thay thế, khi tỷ lệ trồng rừng thay thế hiện nay chỉ đạt ở mức thấp, khoảng 32%. Trong đó, trồng rừng với dự án thủy điện, đạt 46%; dự án chuyển sang mục đích kinh doanh đạt 37%; dự án chuyển sang mục đích công cộng đạt 16%.

Do đó, Đại biểu Tám đặt câu hỏi là tại sao đã có chủ trương trồng rừng thay thế nhưng việc bố trí, triển khai trồng rừng vẫn chưa đạt. Mặc dù Chính phủ đã chỉ rõ nguyên nhân là do chủ đầu tư không bố trí kinh phí, dự án không xây dựng phương án… song vấn đề mà Đại biểu Tám đặt ra là tại sao khi xem xét phê duyệt dự án, không xem xét dự toán hay không nghiệm thu để xảy ra tình trạng trên. Đồng thời, cần phải làm rõ trách nhiệm giải quyết vốn cho trồng rừng thay thế.

Đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) đặt ra hàng loạt các câu hỏi và “truy” trách nhiệm tới 5 Tư lệnh ngành. Đại biểu Vở đề nghị Bộ trưởng KHCN, Công Thương làm rõ vấn đề liên quan đến phát triển doanh nghiệp công nghệ cao; Bộ NN&PTNT làm rõ số liệu về diện tích trồng rừng thay thế; Bộ trưởng GD&ĐT đưa giải pháp khắc phục tình trạng trạng “thừa thầy thiếu thợ”…

Đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT về đổi mới chương trình, sách giáo khoa; giảng dạy môn lịch sử…

Đăng đàn trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát cho biết, về vấn đề trồng rừng thay thế bị chậm do khi xét duyệt dự án chưa tính đến các phương án phát sinh. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã rà soát các dự án và quy định theo thời hạn, doanh nghiệp nào không trồng rừng thay thế sẽ bị rút giấy phép thực hiện.

Bên cạnh đó, Tư lệnh ngành Nông nghiệp cũng khẳng định, việc lấy rừng làm cơ sở hạ tầng phải trồng bù theo đúng luật.

Trả lời chất vấn của đại biểu Trương Văn Vở về quy định đăng ký hàm lượng đối với thuốc bảo vệ thực vật, Bộ trưởng Phát cho biết, đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng có sự chênh nhau do mỗi loại thuốc cần cho một giai đoạn phát triển khác nhau của cây trồng.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng ban hành thông tư quy định cách đặt tên các loại thuốc, tránh tình trạng tràn lan các loại thuốc với những tên gọi na ná nhau.

[caption id="attachment_62081" align="aligncenter" width="640"]ttxvnonghoang17112014105837 Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trả lời chất vấn ( ảnh TTX)[/caption]

Sau phần trả lời chất vấn của Tư lệnh ngành Nông nghiệp, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng tiếp tục đăng đàn trả lời chất vấn của cử tri và đại biểu Quốc hội. Theo đó, Bộ trưởng thừa nhận, trong quá trình hoạt động của ngành công thương vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém.

Tư lệnh ngành Công thương cũng thẳng thắn thừa nhận, hiệu quả của việc áp dụng khoa học công nghệ chưa đạt kết quả mong muốn. Thực hiện Nghị quyết số 10/2013 về phát triển kinh tế xã hội, trong thời gian tới Bộ Công thương tiếp tục triển khai nhiều giải pháp.

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, đổi mới công nghệ, thay đổi tiêu chí đánh giá doanh nghiệp công nghệ cao.

Thứ hai, phối hợp với Bộ Khoa học - công nghệ xây dựng các đề án ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng cho các đề án trọng điểm, sản xuất.

Thứ ba, phối hợp huy động nguồn vốn, đầu tư hỗ trợ cho các dự án, đề án

Thứ tư, trong quá trình hội nhập sẽ phối hợp với các Bộ, ngành tận dụng cơ hội đưa công nghệ tiên tiến thông qua các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Thành Vinh (T/h)

Tin khác

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Tin tức
Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

(CLO) Tỉnh Gia Lai vừa xử lý 18 đảng viên liên quan đến việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị do Công ty AIC cung cấp, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh – ông Phùng Ngọc Mỹ.

Tin tức
Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ văn hóa, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Tin tức
Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao các bộ, ngành sớm rà soát các quy định pháp luật hiện hành về cơ chế, chính sách đặc thù để tham mưu, đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, nhằm phát triển toán học Việt Nam nói riêng, tạo ra đột phá đối với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung.

Tin tức
Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

(CLO) Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích và tạo thuận lợi cho các dự án hợp tác và đầu tư song phương, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, viễn thông và xây dựng.

Tin tức