Lằn ranh mong manh!

Thứ tư, 13/06/2018 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong thế giới phẳng, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và mạng xã hội (MXH) đã xóa nhòa ranh giới giữa truyền thông xã hội và truyền thông chính thống. Độc giả thích và tin thông tin trên MXH, nhà báo thậm chí coi MXH như một kênh thông tin riêng biệt để bày tỏ quan điểm khi có tranh luận. Tuy nhiên, đây cũng chính là thời điểm các nhà báo phải thể hiện trách nhiệm xã hội của mình. Họ sẽ phải làm gì để cân bằng giữa con người của MXH và con người - trong vai trò một nhà báo?

1. Làm báo trong thời công nghệ số, người ta không thể cấm nhà báo tham gia mạng xã hội và càng không nên cấm. Bởi nhà báo tham gia mạng xã hội là xu thế không thể tránh khỏi, thậm chí, có ai đó đã nói, mạng xã hội đã trở thành “cánh tay nối dài” của các nhà báo, các tòa soạn báo. Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin, thời đại mạng xã hội bùng nổ, hay vĩ mô hơn ấy là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; và lẽ dĩ nhiên, chắc chắn khó mà tránh khỏi sức ảnh hưởng của công nghệ, của mạng xã hội. Và đối với báo chí thế giới nói chung, nền báo chí Việt Nam nói riêng, những tác động - cả tích cực lẫn tiêu cực - mà cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đem lại, không phải ngoại lệ! Tuy nhiên, tác động như thế nào, hay - dở, tốt - xấu ra sao… có lẽ khó mà nói hết được.Và chúng ta - dù không muốn cũng phải nhắc - là việc những người làm báo (nói chung) đang “chơi” mạng xã hội, sử dụng mạng xã hội như thế nào để tạo ra hiệu ứng tích cực cho độc giả thay vì… “mất mạng” vì mạng xã hội.

2. Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo trong một hội nghị tập huấn công tác quản lý chủ quản báo chí cũng đã lưu ý: “Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, mối quan hệ giữa thông tin chính thống của báo chí và mạng xã hội rất cần thiết nếu chúng ta biết khai thác và phát huy tốt những thông tin từ mạng xã hội. Bởi những thông tin này sẽ giúp cho cơ quan báo chí trong việc phát hiện, nhưng khi đưa thông tin, báo chí cần phải thẩm định đúng hay không đúng rồi mới đưa lên. Từ đó, giúp người dân hiểu rõ được bản chất của vấn đề”.

Với sự xuất hiện của Internet và truyền thông xã hội, việc cung cấp thông tin đã không còn là việc làm đặc thù của nhà báo. Khái niệm “nhà báo công dân” xuất hiện cùng với sự phát triển và ra đời của Internet và truyền thông xã hội. Tuy nhiên, nhà báo khi tham gia thông tin trên truyền thông xã hội, cùng với những kỹ năng nghề mà họ được trang bị, rèn luyện, trau dồi qua quá trình hoạt động báo chí sẽ khẳng định vai trò của mình qua sự chuyên nghiệp trong việc thông tin một cách chính xác, khách quan và có trách nhiệm.

Sự chuyên nghiệp trong thông tin và trách nhiệm là hai yếu tố tạo nên sự khác biệt của nhà báo trong quá trình tham gia thông tin trên truyền thông xã hội. Hai yếu tố này có mối quan hệ biện chứng không tách rời nhau. Người bình thường khi tham gia thông tin trên truyền thông xã hội không yêu cầu sự chuyên nghiệp khi đưa thông tin như nhà báo (kiểm chứng, xác minh, đánh giá…) nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Trái lại, một nhà báo chuyên nghiệp với đầy đủ kỹ năng, nghiệp vụ báo chí được đào tạo và luôn trau dồi nâng cao nghiệp vụ cần đề cao trách nhiệm khi tham gia thông tin trên truyền thông xã hội.

Báo Công luận
 

3. Nhiều người vẫn nói, nhà báo khi tham gia mạng xã hội cần giữ cho mình một cái đầu lạnh. Nhưng giữ như thế nào, giữ ra sao không phải là câu chuyện dễ. Người làm báo chuyên nghiệp có lòng tự trọng nghề nghiệp, dù viết báo hay viết trên trang cá nhân cũng cân nhắc tính chính xác của thông tin, vì thế thông tin trên facebook của nhà báo thường đáng tin cậy. Hay nói như nhà báo Lê Đức Dục, báo Tuổi trẻ: “Giữa tờ báo và FB có một khoảng hở, và tôi chỉ bày tỏ trong khoảng hở ấy cố gắng theo nguyên tắc “chòng chành nhưng không chìm”. Tất nhiên dù viết báo hay facebook thì tôi vẫn nhất quán một điều như ông Sáu Dân viết trong một bài báo cách đây gần 10 năm mà tôi rất tâm đắc: “Sứ mệnh của báo chí”. Câu cuối cùng ông Sáu Dân đúc kết là: “Tôi nghĩ phần lớn các nhà báo không chọn báo chí như một nghề chỉ để kiếm sống. Tôi tin báo chí đang và sẽ được nhìn nhận đúng như vai trò mà xã hội luôn chờ đợi ở mình: hành xử có trách nhiệm hơn với đất nước, với dân tộc”.

Mặc dù trong 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam được triển khai thực hiện từ 1/1/2017 cùng với việc thực hiện Luật Báo chí 2016, có Điều 5: “Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác” nhưng không phải khi nào nhà báo tham gia mạng xã hội cũng đúng và nhà báo nào cũng trung thực. Người ta bắt đầu nói nhiều đến sự “ảo tưởng về quyền lực phát ngôn” của nhà báo. Nếu nói “lệch chuẩn” thì chính là lệch chuẩn trong tư duy của những người làm báo chuyên nghiệp khi không phân biệt rõ mình đang đứng trong môi trường nào, và thay vì tìm cách tận dụng mạng xã hội cho hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp của mình thì lại bị cuốn theo cách làm việc theo kiểu mạng xã hội với sự tham gia của rất nhiều đối tượng khác nhau.

Không phải ngẫu nhiên mà các tờ báo lớn ở nước ngoài đều có quy định về việc sử dụng mạng xã hội đối với phóng viên, biên tập viên. Mỗi phóng viên khi sử dụng mạng xã hội phải xác định rõ việc họ đang đăng tải một status với tư cách cá nhân hay vì công việc. Và bắt buộc phải có những hạn chế về phát ngôn trên mạng xã hội đối với phóng viên, biên tập viên vì ranh giới giữa sử dụng vì mục đích cá nhân và mục đích công việc là rất mong manh. Khi phóng viên làm việc cho một tờ báo, nhận lương của tờ báo đó thì bài viết chính là tài sản chung của cả phóng viên và tòa soạn, và phiên bản được xuất bản trên báo mới là sản phẩm chính thức và duy nhất. Phóng viên, biên tập viên không được phép công bố những nội dung làm hiểu sai quan điểm của tờ báo.

Một phương tiện truyền thông không có lỗi nếu chúng ta biết sử dụng nó một cách phù hợp và vì những mục đích nhân văn. Nhưng báo chí – bao gồm cả tòa soạn và cá nhân các nhà báo – có thêm một yếu tố là trách nhiệm xã hội. Khi một tòa soạn quyết định đăng một nội dung nào đó, họ phải đưa ra một quyết định dựa trên trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng. Thực tế và kinh nghiệm cho thấy không phải sự thực nào cũng biến thành tin tức. Vì thế, các nhà báo hãy suy nghĩ trước khi đăng một status lên mạng xã hội. Bởi chúng ta không phải là những người sử dụng mạng xã hội thông thường, dù trong hoàn cảnh nào chúng ta vẫn đang gánh trên vai một trách nhiệm nào đó với xã hội. Sự khác biệt của những tờ báo chính thống với những mạng xã hội là nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, là trách nhiệm xã hội của người làm báo. Một khi người cầm bút bắt đầu xa rời những chuẩn mực của đạo đức nghề nghiệp ấy, họ đã tự đồng hóa công việc cao quý của mình với việc đưa tin vỉa hè!

An Khánh

Tin khác

Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương đoạt giải nhất giải báo chí miền Đông Nam Bộ

Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương đoạt giải nhất giải báo chí miền Đông Nam Bộ

(CLO) Các tác phẩm vào chung khảo mùa giải lần thứ II có chất lượng tốt, đề tài hay, gần gũi với đời sống dân sinh, với yêu cầu phát triển của vùng Đông Nam Bộ. Số lượng bài tham gia nhiều hơn mùa giải thứ nhất, nhiều bài có chất lượng cao vào chung khảo.

Nghề báo
Ra mắt Tự truyện 'Sống đến bình minh' của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh

Ra mắt Tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh

(CLO) Sáng 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ra mắt Tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh. Sự kiện do Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật và gia đình phối hợp tổ chức.

Nghề báo
Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(CLO) Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Nghề báo
Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa có công văn giao UBND huyện Thanh Trì chủ trì, phối hợp với CATP Hà Nội làm rõ thông tin phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp tại vụ cháy ở Thanh Trì.

Nghề báo
Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

(CLO) Chiều 24/4, Báo Thanh Niên tổ chức lễ phát động cuộc thi Sống đẹp lần 4 – năm 2024 với chủ đề “San sẻ yêu thương”. Thời gian nhận bài dự thi kéo dài từ ngày 24/4 - 30/9.

Nghề báo