Làng nghề Liên Hà (Đan Phượng): Dịch bệnh đẩy các hộ sản xuất gỗ đến bờ vực phá sản

Thứ năm, 23/09/2021 06:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dịch COVID-19 khiến làng nghề gỗ Liên Hà- Đan Phượng (Hà Nội) gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu đầu vào, thiếu lao động, không bán được sản phẩm, nợ ngân hàng chưa trả được.

Tiền hỗ trợ đến tay người thất nghiệp cũng bị truy thu

Kể từ đầu năm 2020 tới nay, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng xấu tới rất nhiều làng nghề trên cả nước, đặc biệt là các làng nghề gỗ.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, bà Bảy, đại diện Công ty Hoàng Phát tại làng nghề Hữu Bằng Đan Phượng cho biết: Trong đợt giãn cách vừa qua, doanh nghiệp không sản xuất gì được, kể cả sản xuất ra cũng không xuất được hàng.

lang nghe lien ha dan phuong dich benh day cac ho san xuat go den bo vuc pha san hinh 1

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng xấu tới rất nhiều làng nghề trên cả nước, đặc biệt là các làng nghề gỗ.

“Làng Hữu Bằng sản xuất hàng gia dụng giá bình dân, phục vụ thị trường trong nước là chủ yếu. Do đó, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, không chỉ tôi, mà làng Hữu Bằng mong muốn thị trường mở cửa trở lại và liên kết với các doanh nghiệp hàng xuất khẩu, để đa dạng hóa đầu ra”, bà Bảy nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Trạch Thường, Phó Chủ tịch Hội làng nghề Liên Hà, Đan Phượng tiết lộ: Dịch bệnh không chỉ khiến hàng nghìn người mất việc làm, mà còn đẩy các hộ gia đình, các doanh nghiệp sản xuất gỗ đứng trên bờ vực phá sản.

Tuy nhiên ông Thường, tại làng nghề Liên Hà, nhiều lao động bị mất việc vì dịch bệnh đã không nhận được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người, theo Nghị định 68 của Chính phủ.

"Ban đầu địa phương có duyệt danh sách các lao động của các hộ để xin hỗ trợ. Nhưng sau đó số lao động ở các hộ làm nghề gỗ lại bị loại khỏi diện được nhận hỗ trợ, số khác đang làm thủ tục thì phải dừng do không đủ điều kiện về hợp đồng lao động như yêu cầu của Nghị quyết 68”, ông Thường nói

Phó Chủ tịch Hội làng nghề Liên Hà chia sẻ: 1,5 triệu đồng không phải là số tiền lớn, tuy nhiên với những người lao động mất việc, thiếu việc làm trong thời điểm này là rất cần.

Trên thực tế đã xảy ra hiện tượng, nhiều lao động tự do không có việc làm thì được hỗ trợ, trong khi người mất việc vì dịch lại không được hỗ trợ. 

Cũng theo ông Thường, với các chủ hộ kinh doanh, đa phần họ không đòi hỏi để nhận 3 triệu đồng hỗ trợ, nhưng chủ hộ rất mong địa phương quan tâm tới người lao động mất việc làm.

Làng nghề gỗ phải tìm tới “tín dụng đen” để duy trì cầm chừng

Tại Việt Nam đang có 300 làng nghề gỗ, với hàng chục nghìn hộ gia đình và hàng trăm nghìn người lao động gắn bó với nghề gỗ. Do đó, kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, dịch bệnh đã tác động rất mạnh tới các làng nghề.

Trong đó, sức ép trả lãi suất ngân hàng và để tránh rơi vào danh sách hộ nợ xấu, một số hộ phải đi vay “tín dụng đen” với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng để trả lãi và các khoản vay đến hạn phải trả, trước khi có được các khoản vay mới từ ngân hàng. Điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn đối với hộ.

Từ đầu tháng 7/2021 đến nay, Chính phủ ban hành 2 nghị quyết nhằm hỗ trợ các nhóm đối tượng chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.  Tuy nhiên một số làng nghề nghề khảo sát không tiếp cận được với nguồn hỗ trợ này.

lang nghe lien ha dan phuong dich benh day cac ho san xuat go den bo vuc pha san hinh 2

Nguyên nhân chính là bởi các hộ không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế do vậy các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ không được các cơ quan quản lý công nhận một cách chính thức. Kết quả là hộ nằm ngoài tiêu chí được hỗ trợ được quy định trong các nghị quyết nêu trên. 

Trước những khó khăn của các làng nghề gỗ, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị Chính phủ xem xét giảm lãi suất, ho phép đáo hạn hay cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay đã tới hạn trả nợ là kiến nghị quan trọng, cấp thiết, phổ biến nhất đối với hầu hết các hộ tại các làng nghề khảo sát. 

Nhiều hộ làng nghề chia sẻ mức lãi suất phù hợp đối với hộ giai đoạn hiện nay, khi các hộ phải giảm quy mô, thậm chí dừng sản xuất, là khoảng 5%/năm, thay vì lãi suất 8,5-10% mà các ngân hàng hiện thương mại đang áp dụng.

Bên cạnh đó, các làng nghề mong muốn Chính phủ giảm thuế thuê đất. Hàng năm, các hộ phải trả phí thuế đất cho các diện tích mà mình thuê. 

Ví dụ tại Liên Hà, nơi có cụm công nghiệp tập trung là nơi các hộ tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền thuê đất của các hộ tại khu công nghiệp này là 21.000 đồng/m2 mỗi năm. Theo các hộ chia sẻ, bình quân tiền thuê đất mỗi tháng của hộ là 6-10 triệu/hộ tùy theo diện tích thuê. 

Tại Vạn Điểm, các hộ nằm trong cụm công nghiệp ở đây đã phải trả tiền thuê đất từ 20.000 – 30.000 đồng/m2 tùy từng vị trí trong cụm.. Trong bối cảnh không có nguồn thu, số tiền thuê đất của các hộ là không nhỏ. Kiến nghị giảm hoặc miễn tiền thuê đất là phổ biến tại các làng nghề nơi các hộ tiếp cận được với quỹ đất thuê. Biện pháp này nếu được áp dụng sẽ giúp hộ giảm được sức ép về chi phí trong bối cảnh đại dịch.

Ngoài ra, các làng nghề mong muốn được kết nối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhằm tiếp cận với các nguồn thông tin bên ngoài về thị trường sản phẩm. Đồng thời các làng nghề mong muốn Chính phủ quan tâm tới những người lao động thất nghiệp tại các làng nghề, hỗ trợ họ trong thời điểm khó khăn như hiện nay.

Định Trần

Tin khác

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(CLO) Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Thị trường - Doanh nghiệp