Làng nghề hương trầm nổi tiếng xứ Huế

Thứ hai, 07/01/2019 15:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Những ngày cuối năm, du khách thập phương đến Huế du lịch đều tìm về làng hương trầm Thủy Xuân (phường Thủy Xuân, TP. Huế, Thừa Thiên – Huế), một trong những nơi làm hương trầm nổi tiếng nhất xứ Huế. Không đơn thuần là nghề phát triển kinh tế, nghề làm hương trầm còn thể hiện được vấn đề văn hóa tâm linh, tín ngưỡng ở vùng đất kinh thành linh thiêng.

Nằm cách trung tâm thành phố Huế hơn 7 km về hướng Tây Nam, trên tuyến đường du lịch đi lăng Tự Đức, đồi Vọng Cảnh. Làng nghề hương trầm Thủy Xuân (phường Thủy Xuân, TP. Huế) nổi tiếng từ hàng trăm năm trước nay trở nên nhộn nhịp hơn. Mùa xuân về, những cây hương đa sắc màu, hấp dẫn sẽ làm cho khách du lịch trong và ngoài nước đến đây càng thích thú hơn. Không chỉ đa dạng màu sắc, với bí quyết riêng tạo nên mùi hương đặc trưng, làng hương trầm Thủy Xuân đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng hàng chục năm nay của người dân xứ Huế và trong lòng du khách thập phương.

Báo Công luận
Đặc sắc nghề hương trầm Thủy Xuân, nổi tiếng nhất xứ Huế.

Qua nhiều năm hình thành và phát triển, hương trầm phường Thủy Xuân đã trở thành một nét đẹp văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô, xuất phát từ nét văn hóa tâm linh truyền thống của người Việt là coi trọng việc thờ cúng tổ tiên. Từ đó, nghề làm hương trầm cũng phát triển mạnh hơn.

Nghề làm hương đòi hỏi người thợ phải có sự khéo léo, tỉ mỉ trong từng công đoạn mới có thể tạo ra những cây hương hoàn chỉnh. Đó là sự kết hợp của đôi bàn tay thành thạo và cái tâm của người thợ sẽ cho ra được những chân hương tốt, để khi đốt lên, hương cháy đều, không tàn nhanh, không gãy.

Báo Công luận
Cũng như bao nghề truyền thống khác, hương trầm cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo của đôi bàn tay nghệ nhân.

Theo bà Tuyết (72 tuổi, trú tại phường Thủy Xuân) cho biết, sau thời gian dài làm quen và gắn bó với nghề làm hương truyền thống Thủy Xuân, bà nắm rõ cách thức tạo ra những nén hương thơm và đảm bảo chất lượng để cung ứng ra thị trường.

"Với nghề làm hương trầm, khâu tuyển chọn nguyên liệu rất quan trọng, quyết định đến chất lượng của những thỏi hương. Người làng hương trầm Thủy Xuân không được đào tạo qua để trở thành làng nghề du lịch. Chính người dân nơi đây đã tự dùng sự chân chất, ngọt ngào của mình để nói chuyện với khách, giới thiệu với khách về đặc điểm của làng nghề chân quê này", bà Tuyết chia sẻ.

Được biết, làng hương trầm Thủy Xuân cung cấp chủ yếu ra thị trường các loại như hương quế, hương trầm, hương dầu sả, hương thơm tẩy mùi, nhang vòng và nụ trầm… Theo thị trường giá hương hiện nay, hương thơm trầm có giá tiền 70.000 đồng/100 cây; hương quế 40.000 đồng/100 cây; hương thơm như hương hoa hồi, bột tùng… thì có giá 60.000 đồng/100 cây.

Báo Công luận
Với những gam màu nổi bật, hương trầm Thủy Xuân luôn tạo cho du khách một ấn tượng khi ghé thăm nơi đây.

Không chỉ là nghề làm hương trầm, người dân nơi đây đã kết hợp giữa làm hương truyền thống và buôn bán các mặt hàng lưu niệm như: tranh sơn dầu, quạt, đồ thổ cẩm… để tăng thêm thu nhập và tạo được nét văn hóa mới để níu giữ khách du lịch.

Hàng ngày, trên tuyến đường du lịch này có khoảng 20 – 25 đoàn khách du lịch đến đây để tham quan, thường là khách trong và ngoài nước đi theo tour cố định. Họ rất thích thú khi tận mắt chứng kiến cách những người thợ tự tay làm ra những cây hương trầm.

Báo Công luận
Không chỉ để lại sự ấn tượng cho khách du lịch, hương trầm Thủy Xuân còn thể hiện được những văn hóa tinh túy của người dân địa phương.

Trước đây, người dân bán hương cho các đại lý xung quanh TP. Huế và các vùng lân cận, nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, đã có rất nhiều lái buôn đến tận nơi để đặt mua hương với số lượng lớn, nhất là trong dịp lễ Tết Nguyên đán sắp tới. Thậm chí làng nghề hương trầm Thủy Xuân còn xuất khẩu sản phẩm sang một số nước trên thế giới.

Bên cạnh những điểm đặc sắc thú vị của nghề làm hương trầm Thủy Xuân, con người vùng đất nơi đây còn thể hiện được những nét văn hóa tinh túy, đặc trưng của Huế đến với du khách, thể hiện qua cách tiếp đón rất lịch thiệp, nhã nhặn, cùng với đặc sản xứ Huế và những mặt hàng lưu niệm đặc sắc, tinh xảo luôn được bày bán sẵn để phục vụ du khách. Tất cả đã tạo nên một làng nghề hương trầm Thủy Xuân nổi tiếng níu chân biết bao du khách khi đến với thành phố Huế xinh đẹp.

Nguyễn Tin – Việt Dũng

ledungbttcp

Tin khác

Du khách khám phá không gian trưng bày thổ cẩm Xí Thoại

Du khách khám phá không gian trưng bày thổ cẩm Xí Thoại

(CLO) Chiều 20/4, tại Hà Nội, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với đơn vị du lịch tỉnh Phú Yên tổ chức giới thiệu về làng nghề thổ cẩm Xí Thoại, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.

Đời sống văn hóa
Tác giả bộ truyện 'Nhóc Miko - cô bé nhí nhảnh' giao lưu với độc giả Việt Nam

Tác giả bộ truyện 'Nhóc Miko - cô bé nhí nhảnh' giao lưu với độc giả Việt Nam

(CLO) Ngoài yếu tố giải trí, bộ truyện "Nhóc Miko - cô bé nhí nhảnh" có thể xem là sổ tay hướng dẫn cho các bé gái và thiếu nữ cách ứng xử văn minh và cởi mở trước các vấn đề trong cuộc sống.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, chủ đề 'Thế giới tôi đọc'

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, chủ đề "Thế giới tôi đọc"

(CLO) Ngày 20/4, tại Hà Nội, đã diễn ra Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 với chủ đề "Thế giới tôi đọc" do Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức.

Đời sống văn hóa
57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là cây di sản Việt Nam

57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là cây di sản Việt Nam

(CLO) Ngày 20/4, UBND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức Lễ công nhận cây di sản Việt Nam đối với quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở tiểu khu bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu (huyện Mộc Châu).

Đời sống văn hóa