“Lắng nghe người chuyển giới” chia sẻ và gửi thư ngỏ

Thứ bảy, 30/06/2018 15:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong số ước tính 500.000 người chuyển giới ở Việt Nam, có bao người bị gia đình bỏ rơi, khước từ sự tồn tại, bao nhiêu người phải đối diện với cuộc sống khó khăn về giấy tờ, việc làm, y tế, sự kì thị của xã hội… Tại buổi giao lưu “Lắng nghe người chuyển giới” 28.6 vừa qua có rất nhiều điều chia sẻ mà cộng đồng nếu lắng nghe chắc sẽ hiểu hơn và cảm thông ít nhiều với người chuyển giới.

Nhiều rào cản nên hạn chế người chuyển giới công khai

Bà Định Thị Thu Thủy, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế trong bài trình bày của mình đã cho hay không thể có con số chính xác về số lượng người chuyển giới ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Bởi người chuyển giới còn nhiều rào cản, không dám công khai giới tính thật. Họ phải đối mặt rất nhiều khó khăn như sự kỳ thị, phân biệt đối xử, tình yêu hôn nhân, cơ hội việc làm, các vấn đề pháp lý cũng như rủi ro về sức khỏe. Đặc biệt, để có được ngoại hình mong muốn, họ buộc phải sử dụng các loại thuốc hormone trôi nổi ngoài thị trường, thậm chí áp dụng các biện pháp truyền miệng. Điều đó khiến nhiều người chuyển giới phải trả giá bằng tính mạng vì những biến chứng phát sinh trong quá trình sử dụng hormone, tiêm silicone.

Lắng nghe tiếng nói của người chuyển giới

La Lam - một nữ chuyển giới đến từ Yên Bái: “Chính sự kỳ thị đã khiến tôi thấy mình khác biệt với những người ở làng quê, khiến tôi phải hỏi “mình là ai” và tôi đã tìm được con đường đi riêng mình để tự hào nói: tôi là người chuyển giới. Tôi cố gắng vươn lên tốt nghiệp đại học và có cơ hội tìm cho mình những công việc để khẳng định bản thân, giờ dừng lại ở vai trò đào tạo catwalk cho người mẫu.”

Lò Kim Thuỷ - Người chuyển giới nữ (tên thật Lò Văn Thủy) đến từ Sơn La - dân tộc Kháng: “Người dân làng bản và gia đình tưởng em bị ma nhập nên mới thay đổi hình hài trở thành nữ, bắt em đi chữa bệnh… Nhưng em nói, em không có bệnh, chữa làm sao được, em chỉ muốn sống đúng với bản dạng giới của mình”. Giờ đây, khi mang dáng vóc một thiếu nữ, Lò Kim Thủy vẫn phải đối mặt với sự kỳ thị của làng bản nhưng cô tự tin đối mặt với sự kỳ thị của người dân nơi đây, những rào cản của xã hội… để hy vọng có gì đó thay đổi. Cô mong muốn mình là hạt nhân để nhiều người chuyển giới ở những vùng quê như cô dũng cảm sống đúng với bản thân mình.

Báo Công luận
Thanh Hà, chụp cùng Hoa hậu chuyển giới quốc tế 2018 Hương Giang. 

Trúc Linh - Người chuyển giới nữ đến từ TP. HCM: “Từ nhỏ mình đã nghĩ mình là con gái, muốn mặc đồ nữ ra đường. Mẹ hay đứng ở cửa trước xem có ai không thì ngoắc tay cho đi ra hoặc dắt xe ra cho. Từ bé tôi khóc rất nhiều, gặp nhiều kỳ thị. Tôi không biết ba mẹ chấp nhận thật không hay vì thương con nên đồng ý cho con chuyển giới”.

Tú Anh - Chuyển giới nữ, người Hà Nội: “Em chưa làm phẫu thuật. Ngày nhỏ em không dám nói điều này với ai, kể cả em gái thân nhất. Hiện tại, cuộc sống của em chưa ổn vì ra đường có sự tò mò, soi mói của xã hội, làm em tự ti...”

Chu Thanh Hà - Chuyển giới Nam sống tại Hà Nội nói về khó khăn trong tiếp cận hormone và phải tự tiêm như thế nào: “Em cũng trải qua nhiều việc khác nhau nhưng việc chính lựa chọn 7 năm nay là đồng hành cùng cộng đồng người chuyển giới. 21 ngày lặp lại có một mũi tiêm. 21 ngày phải tìm nguồn thuốc hormone ở đâu. Câu trả lời của em trong những ngày tháng trước đây, với bản thân em là hơn 10 năm vẫn có câu hỏi khi mình sinh ra biết mình là chuyển giới có hạnh phúc, đau khổ không. Em đã có người yêu. Như em, vượt qua 10 năm phải đánh đổi, phải cố gắng..."

Báo Công luận
 

Góc nhìn của người nổi tiếng

Nhà văn Lê Anh Hoài kể trong buổi giao lưu: “Trước đây tôi từng chắp bút viết cho Thành Trung – một người đồng tính. Cuốn đó khá có tiếng vang vào thời điểm đó. Lúc ấy, thời điểm bưng bít về thông tin, sự kỳ thị với cộng đồng đồng tính, chuyển giới, song tính rất dữ dội. Nhờ tinh thần mở của cuốn sách đó và sự tiếp cận với nhân vật cởi mở, chúng tôi có được nhận thức khá là cởi mở, khá là nhân văn về quyền của người đồng tính, người chuyển giới. 

Với con số 500 nghìn người chuyển giới, tôi muốn nhấn mạnh, thật ra chỉ cần 1 người chuyển giới thì xã hội, pháp luật cũng cần phải hướng đến giải quyết cho người đó. Tôi nghĩ đây là câu việc nghiêm túc và lâu dài, đang có đà rất tốt. Hiện Pháp luật chưa đồng bộ, đầy đủ để công nhận quyền của các bạn, thống nhất để công dân hoàn thiện theo pháp luật. Tôi nhiệt liệt ủng hộ dự luật này. Tôi mong dự luật này sớm trở thành hiện thực”.

Báo Công luận
 Nhà văn nhà báo Lê Anh Hoài.

Nhà văn Y Ban: “Tôi có hai con gái. Tôi sẽ là người thay đổi chứ không phải con tôi. Trước đây tôi là người mơ hồ. Chính con gái nói mẹ hãy xem Cô gái Đan Mạch. Tôi xem xong tôi cũng thấy tôi là người truyền thống, một nhà văn nhưng tôi vẫn biết xã hội thay đổi. Tôi không muốn mọi người nói đến sự khác biệt nào đó. Vì chúng ta là con người.”

Báo Công luận
 Nhà văn Y Ban phát biểu tại buổi họp báo.

Nhà báo Hoàng Minh Trí: “Sự kì thị mà người chuyển giới phải đối mặt ở các đô thị lớn cách đây nhiều năm khá lớn. Tuy nhiên hiện nay đã có cái nhìn cởi mở hơn... Chúng ta phải nhìn lại, chúng ta không nên chỉ nhìn ở bề nổi. Mà nên nhìn từ câu chuyện của các bạn để có cái nhìn chiều sâu hơn, hiểu về các bạn nhìn nhận các bạn chuyển giới rất bình thường. Họ cần được tôn trọng và yêu thương”.

Báo Công luận
Nhà báo Hoàng Minh Trí. 

Có bao giờ sau khi chuyển giới, muốn quay trở lại?

Trong phần giao lưu, có một câu hỏi khá thú vị của nhà báo Bùi Dũng đã đặt ra với các bạn chuyển giới: “Khi đã phẫu thuật chuyển giới, có bạn nào có nhu cầu quay trở lại. Tình huống đó đã bao giờ nghĩ đến chưa. Giải pháp nào cho việc ấy? Phần lớn câu trả lời là không, nếu có chỉ vì áp lực xã hội quá lớn.

Mai Châu chuyển giới nữ - Bạn từng là Vũ Tiến Mạnh, Top 6 cuộc thi Project runway: “Trước đây em sống ở Thái Bình và nghĩ mình là người đồng tính, chưa bao giờ thấy người chuyển giới. Khi em đi học và làm thiết kế thời trang, làm trang phục cho một số bạn chuyên đi giả gái, mỗi lần may đều mặc thử xem và thích. Mỗi lần đứng sau cánh gà em ước mơ lần nào đó mình là cô gái xinh đẹp và biểu diễn như thế... 

Ước mơ đó thôi thúc ngày một lớn. Lúc gặp được người chuyển giới, em hiểu và nghĩ mình là người chuyển giới chứ không phải người đồng tính. Trước đây luôn có câu hỏi mình là ai? Em cũng nghĩ chỉ giả gái đi biểu diễn, trốn và giấu diếm bố mẹ. Đến 2016, khi tham gia cuộc thi Project runway được một bác sĩ tài trợ chuyển giới, đó là một cơ hội lớn. Tỉnh dậy sau bàn mổ thì thấy mình đã chạm vào ước mơ sống là chính mình. Tới thời điểm này chưa bao giờ hối hận với hình ảnh mình đang có. Đó là động lực rất lớn để Mai Châu thành lập mạng lưới người chuyển giới Việt Nam. Chúng tôi phải xuất hiện để người chuyển giới không vô hình...”

Thiên Ân - Chuyển giới Nam đến từ TP.HCM-Người sáng lập tổ chức chuyển giới nam: “Có hối hận hay không thì không. Mỗi ngày thức dậy mình không phải sống trong cơ thể mình không mong muốn. Khi thấy không thích cơ thể sẽ gây nhiều khó chịu, khó khăn cho cuộc sống. Để được chuyển giới em phải làm nhiều tháng, tiết kiệm tiền để đi phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, đến lúc mở mắt dậy thấy rất vui, lớn hơn sự đau đớn phải chịu đó. 

Em nghĩ, nếu có cách nào quay lại thì không đời nào quay lại, có quá nhiều khó khăn phức tạp trong cơ thể đó. Em biết, có những bạn không thật sự có nhu cầu quay lại đó - Có một số người đã nói hối hận, muốn quay lại, không phải quay trở lại giới tính vì sai lầm mà vì xã hội cứ nói mày nửa này nửa kia sống làm gì, làm họ mặc cảm... Tuy nhiên, ở trong tổ chức của em, có hơn ba nghìn bạn chuyển giới nam chưa thấy bạn nào nói hối hận.”

Báo Công luận
 Thiên Ân chia sẻ tại buổi họp báo.

La Lam: “Tôi tự hào khi là người chuyển giới vì tôi sinh ra ở vùng quê nghèo. Lớn lên, có khóc nhiều, có suy nghĩ tự tử vì áp lực khi không được xã hội, gia đình chấp nhận. Chính sự kỳ thị đã khiến em thấy mình khác biệt với những người ở làng quê. Vì thế, em chú tâm vào học hành, chia sẻ câu chuyện vào nhật ký, truyện và trong câu chuyện có tâm sự của một người chuyển giới, đi tìm mình là ai. Đó là con đường mình thoát cuộc sống ở quê, đi theo con đường riêng của mình. Đó là điều mình cảm ơn vì là người chuyển giới, vượt qua cuộc sống khó khăn ở quê. Dù mình có đánh đổi nước mắt, đánh đổi thể xác nhưng tất cả đều là mình được sống với chính mình, chưa bao giờ hối hận.”.

Báo Công luận
La Lam. 

Bác sĩ Tấn Thủ đồng thời cũng là một người chuyển giới nữ: “Tôi công khai giới tính thật của mình là nữ nhưng tôi không chọn phẫu thuật (vẫn giữ hình thức nam). Tôi thấy vấn đề tâm lý là vấn đề lớn nhất đối với người chuyển giới. Một khi họ vượt qua được tâm lý thì họ mới tự tin để sống là chính mình.”

Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2018 Hương Giang: “Thúc đẩy việc công nhận chuyển đổi giới tính trên giấy tờ là dự án tâm huyết số một của Hương Giang. Tôi mong muốn nhà nước sớm có khung pháp lý bảo vệ quyền được sống, được hạnh phúc của người chuyển giới. Tôi muốn người chuyển giới một cơ hội để được làm việc như người bình thường, để có công việc và cuộc sống tốt hơn. Tôi dùng vương miện để cộng đồng có cái nhìn cởi mở, bớt kỳ thị về người chuyển giới.” 

ại buổi giao lưu “Lắng nghe người chuyển giới”, Hương Giang đã phát động chữ ký của cộng đồng để gửi thư ngỏ tới Bộ Y tế và Quốc hội, mong muốn Bộ Y tế sớm trình Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính lên Chính phủ và Quốc hội và được đại biểu quốc hội sớm thông qua luật vào năm 2019, để người chuyển giới Việt Nam được sống và làm việc theo pháp luật.

 

Linh Linh

Tin khác

Giới thiệu tới công chúng vở ballet đương đại nhân kỷ niệm Ngày châu Âu

Giới thiệu tới công chúng vở ballet đương đại nhân kỷ niệm Ngày châu Âu

(CLO) Nhân kỷ niệm Ngày châu Âu 9/5, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam sẽ giới thiệu tới công chúng vở ballet đương đại đặc biệt với âm nhạc từ tổ khúc huyền thoại “Bốn mùa”.

Giải trí
Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà làm giám khảo Hoa hậu Môi trường Thế giới 2024

Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà làm giám khảo Hoa hậu Môi trường Thế giới 2024

(CLO) Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà vừa có chuyến công tác ở Ai Cập để đồng hành cùng cuộc thi Hoa hậu Môi trường Thế giới 2024. Cô cũng sẽ đảm nhận vai trò cầm cân nảy mực, tìm ra người xứng đáng với chiếc vương miện.

Giải trí
Phú Yên: Đơn vị tổ chức 'Đại hội nhạc thiêng' bị xử phạt hành chính 33 triệu đồng

Phú Yên: Đơn vị tổ chức 'Đại hội nhạc thiêng' bị xử phạt hành chính 33 triệu đồng

(CLO) Ban tổ chức "Đại hội nhạc thiêng đặc biệt" ở Phú Yên đã vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo với hai hành vi, chịu mức phạt hành chính số tiền 33 triệu đồng.

Giải trí
'Chuyện của Pao' được trình chiếu tại Liên hoan phim ASEAN 2024

'Chuyện của Pao' được trình chiếu tại Liên hoan phim ASEAN 2024

(CLO) Tại Liên hoan phim ASEAN 2024, diễn ra ở Trường nghiên cứu về Mỹ và phương Đông (SOAS) thuộc Đại học London, Vương quốc Anh, bộ phim "Chuyện của Pao" đại diện cho Việt Nam sẽ được trình chiếu vào ngày 26/4.

Giải trí
Nhiều phim nội có doanh thu ảm đạm tại các phòng vé Việt

Nhiều phim nội có doanh thu ảm đạm tại các phòng vé Việt

(CLO) Nhiều bộ phim Việt được ra rạp trong tháng 4 đều có số phận khác nhau nhưng tựu chung lại đều chưa bùng nổ thực sự về doanh thu trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.

Giải trí