Lặng thầm một nỗi đam mê!

Chủ nhật, 18/02/2018 11:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Biết và đam mê kịch câm từ khi còn nhỏ, chàng nghệ sĩ sinh năm 1982 Hoàng Tùng luôn muốn gắn bó cả đời mình với bộ môn này. Đối với anh, được lên sân khấu kể những câu chuyện không lời chính là niềm vui sướng và hạnh phúc, cho dù, người ta vẫn gọi là “Mr Bean đơn độc”...

“Tôi không đơn độc, chỉ là có chút cô đơn…”

Đã từ lâu, sân khấu đương đại vắng bóng kịch câm. Nhớ lại những năm đầu thập niên 80, khi dòng nghệ thuật này vào Việt Nam, khán giả đã rất hân hoan đón nhận. Nhưng rồi kịch câm xuống dốc, khi cuộc khủng hoảng của sân khấu bắt đầu. Từ đó, bộ môn nghệ thuật này như một nốt trầm buồn giữa đời sống văn hoá nghệ thuật hiện đại.

Ngồi nhâm nhi tách café vào một buổi sáng mưa lạnh, anh tâm sự với tôi về chuyện đời, chuyện nghề của một nghệ sĩ kịch câm. Lúc bé, vì tính tình vốn nhút nhát, bố mẹ quyết định cho anh đi học kịch trên Cung Thiếu nhi Hà Nội cho bạo dạn. Khi đó, cả lớp anh được thầy giáo dạy kịch hướng dẫn cho một vài động tác kịch câm cơ bản. Và đó cũng là lần đầu tiên anh biết đến kịch câm. Anh chia sẻ: Khi ấy, với suy nghĩ của một đứa trẻ, tôi đã không ngừng thắc mắc tại sao nghệ kịch câm thể biểu diễn giỏi như vậy, bằng những động tác hình thể như tay, chân, mặt mũi và thể của mình, không cần đạo cụ nghệ kịch câm thể biến những thứ hình thành những thứ hữu hình và họ đã thể kể được một câu chuyện mà không cần lời thoại. Bắt nguồn từ đó, tôi lao vào tìm hiểu về kịch câm bắt chước các nghệ gạo cội để tập nó. Thêm nữa, khi theo học ở trường Sân khấu Điện ảnh cũng như công tác tại Đoàn Kịch Hình thể Nhà hát Tuổi trẻ, đoàn của tôi đoàn kịch hình thể, thể nghiệm mà kịch câm một trong số những bộ môn phần liên quan tới các yếu tố của môn nghệ thuật đó, nên tôi càng có hội để đi sâu vào tìm hiểu bộ môn này”. Tại đó, anh được học hỏi từ những bậc đàn anh trong lĩnh vực kịch câm như nghệ sĩ Phúc Dzĩ, Kiến Đoàn, Bích Ngọc… Và sau này, khi đoàn kịch thể nghiệm ra đời, nghệ sĩ Hoàng Tùng được giao làm phó đoàn, Trưởng đoàn là NSND Lan Hương. Đội ngũ ban đầu khá hùng hậu, khoảng 20 diễn viên, sau cũng rơi rụng gần hết và chỉ còn lại mỗi anh. Hiện nay, anh không còn công tác tại đoàn Kịch hình thể của Nhà hát Tuổi trẻ nhưng vẫn chuyên sâu theo kịch câm.

Báo Công luận
 
Trong gia đình, anh là người duy nhất theo nghệ thuật, rất may mắn khi tất cả mọi người xung quanh đều ủng hộ anh, đặc biệt là người vợ. Có chăng cũng chỉ là một vài người lo lắng: Liệu rằng có thay đổi được gì không khi gần như tất cả không ai đón nhận bộ môn này?.

Người ta thường gọi anh là Mr Bean đơn độc”, nhưng anh thực sự không nghĩ rằng mình đơn độc, nếu có thì cũng chỉ là thoáng chút cô đơn mà thôi! Tôi sợ cảm giác đơn khi một mình tập luyện, một mình biểu diễn. Có những hôm chỉ còn một mình mình lọ mọ trong phòng tập mà cảm thấy nản. Tuy nhiên, khi về đến nhà, chơi đùa cùng các con, đem kịch câm ra làm trò thấy con cười là tôi lại cảm thấy như được tiếp thêm sức mạnh. Đối với tôi, gia đình chính là động lực giúp tôi duy trì được tình yêu nghề”.

Hành trình đi tìm lối thoát cho kịch câm

Theo đuổi kịch câm khó hơn rất nhiều các bộ môn nghệ thuật khác. Không lời thoại, không múa, chỉ có âm nhạc và những ngữ điệu cơ thể - đó chính là thử thách cho người diễn. Thời gian đầu đối với Nghệ sĩ Hoàng Tùng thì càng chật vật và khó hơn nữa khi anh phải tự học hoàn toàn vì không có thầy dạy. “Các nghệ kịch câm nổi tiếng từ thời kỳ những năm 80-90 của thế kỷ trước giờ đã nhiều tuổi nên tôi phải tìm mọi cách để được tiếp xúc với các nghệ nước ngoài, học hỏi qua tài liệu, giáo trình học của nước ngoài, xem tư liệu diễn trên mạng, từ băng đĩaTôi đã phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều vì không được đào tạo bài bản ngay từ đầu, các năng có được chỉ góp nhặt để diễn được như hiện nay”.

Khi mới bắt đầu, anh cho rằng môn kịch câm khó nhất ở phần kỹ thuật. Kịch câm cũng giống như các môn học thể hình khác, cần phải trải qua kỹ thuật điêu luyện mới có chuyên môn tốt. Sau khi nắm được kỹ thuật, phải sáng tác được tác phẩm, dựa trên những động tác cũ. Với anh đã là một nghệ sĩ, sáng tạo mang dấu ấn cá nhân là cần thiết. Hơn nữa, anh đem kịch câm trở lại sân khấu không chỉ là bảo tồn bộ môn nghệ thuật đã bị lãng quên mà muốn nó sống với hơi thở của thời đại hôm nay. Bởi vậy, những tiểu phẩm, tiết mục mà anh đem đến cho khán giả đều có tiết tấu nhanh, phản ánh bối cảnh xã hội Việt Nam đương thời. Hoàng Tùng cho rằng việc anh diễn kịch câm là đem hơi thở của cuộc sống đương đại đến với khán giả và không nằm ngoài mục đích muốn xoá tan định kiến của khán giả về loại hình nghệ thuật kiệm lời này.

Báo Công luận
 
Tôi hỏi anh có khi nào cảm thấy chạnh lòng khi kịch câm là một bộ môn kén khán giả, nếu không muốn nói rằng tất cả dường như quay lưng với nó. Có một chút buồn thoáng qua trong đôi mắt, anh chia sẻ một cách thành thật: “Nói thật là thời gian đầu tôi cũng có chút chạnh lòng. Nhưng có lẽ quá yêu nghề đam mê nên tôi cứ bị công việc cuốn mình theo. Tôi không có thời gian để chạnh lòng và thực sự tôi lúc nào cũng cố suy nghĩ mọi việc theo chiều hướng tích cực nhất”.

Hoàng Tùng cho rằng, bộ môn này không phát triển và thu hút khán giả Việt Nam nguyên nhân chính là do không có nghệ sĩ biểu diễn. Anh cũng đã tìm kiếm người đồng hành cùng chung đam mê nhưng chưa thấy. Một số bạn trẻ mới đầu tỏ ra rất hào hứng nhưng khi đi sâu vào học nó thì lại chẳng còn ai. Có lẽ là họ chưa đủ nhiệt huyết và đam mê. Nhiều lúc trong anh cũng ăm ắp những nỗi trăn trở khi mà không có một ai tiếp bước cùng mình trong bộ môn này. Anh cũng đã cố gắng hành động nhiều hơn bằng việc tổ chức các chương trình biểu diễn kịch câm, dạy các lớp kịch câm để khán giả biết tới sự hiện diện của bộ môn nghệ thuật này trong đời sống. “Tôi hy vọng các quan chức năng có cách gì đó để phát triển loại hình này. Nếu có thể, hãy mời những nghệ gạo cội trong nghề giảng dạy cho các bạn trẻ, công diễn nhiều hơn nữa loại hình này, thế thì mới đưa kịch câm đến gần công chúng được. Tôi rất vui nếu có ai yêu thích và muốn học nó, thậm chí tôi thể dạy miễn phí không cần nhận lại gì hết. Biết đâu được từ đó chúng ta tìm được những gương mặt sáng giá để giữ lửa bộ môn này thì sao?” - Hoàng Tùng trầm ngâm trải lòng.❏

❀ Bích Việt 

Tin khác

Phim 'Mai' của Trấn Thành lập kỷ lục về doanh thu khi chiếu ở quốc tế

Phim 'Mai' của Trấn Thành lập kỷ lục về doanh thu khi chiếu ở quốc tế

(CLO) Theo trang Deadline của Mỹ, bộ phim "Mai" của đạo diễn Trấn Thành vừa đạt doanh thu 1 triệu USD sau khi công chiếu tại 9 quốc gia gồm Mỹ và các nước châu Âu.

Giải trí
Bị đồn sắp làm đám cưới với Hà Thanh Xuân, nam ca sĩ Quang Lê nói gì?

Bị đồn sắp làm đám cưới với Hà Thanh Xuân, nam ca sĩ Quang Lê nói gì?

(CLO) Tin đồn nam ca sĩ Quang Lê sắp làm đám cưới với Hà Thanh Xuân được lan truyền trên mạng xã hội hôm 27/3 là sai sự thật.

Giải trí
Ấn tượng Lễ trao giải Cống hiến năm 2024

Ấn tượng Lễ trao giải Cống hiến năm 2024

(CLO) Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.

Giải trí
Nữ ca sĩ Lee Ahreum tự tử giữa đêm

Nữ ca sĩ Lee Ahreum tự tử giữa đêm

(CLO) Sáng 27/3, cựu thành viên T-ara Lee Ahreum được đưa đến bệnh viện cấp cứu sau khi cố gắng tự tử, trước đó cô chia sẻ hình ảnh bị chồng cũ bạo hành.

Giải trí
Chiêm ngưỡng nhan sắc Hoa hậu Việt Nam đầu tiên thi Miss International 2024

Chiêm ngưỡng nhan sắc Hoa hậu Việt Nam đầu tiên thi Miss International 2024

(CLO) Thông tin Hoa hậu Thanh Thủy dự thi Miss International 2024 nhanh chóng gây sức hút tới người hâm mộ. Nhiều khán giả ủng hộ Hoa hậu Việt Nam 2022 đến với đấu trường quốc tế này bởi cô mang vẻ đẹp ngọt ngào phù hợp với tiêu chí cuộc thi.

Giải trí