Lễ hội Chùa Hương 2019: “Lễ hội kỷ cương, Văn minh du lịch”

Thứ tư, 02/01/2019 07:29 AM - 0 Trả lời

(CLO) UBND huyện Mỹ Đức – Hà Nội vừa xây dựng xong Kế hoạch quản lý, tổ chức Lễ hội Chùa Hương 2019 với chủ đề “Lễ hội kỷ cương, Văn minh du lịch”.

Theo dự thảo, Ban tổ chức Lễ hội thành lập các Tiểu ban, trạm kiểm tra, tổ kiểm tra, gồm: Tiểu ban Văn hóa - Xã hội; Kinh tế - Tài chính; An ninh trật tự; Quản lý Di tích - Thắng cảnh và vệ sinh môi trường; Quản lý điều hành cổng trạm; Điều hành vận chuyển khách. Nhiệm vụ của các tiểu ban cũng được xác định rõ ràng.

Về công tác tổ chức, các tiểu ban Văn hóa - Xã hội phải đảm bảo công tác tuyên truyền để du khách tham quan và người dân hiểu rõ giá trị lịch sử, ý nghĩa của lễ hội, của di tích; trách nhiệm nếp sống văn minh, lịch sự trong công tác dịch vụ du lịch, lễ hội; đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực phát sinh; lắp dựng các cụm panô, băng rôn, khẩu hiệu, quảng bá phù hợp để du khách có được những thông tin cần thiết về khu di tích thắng cảnh và lễ hội.

Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, treo cờ Tổ quốc, cờ hội ở các điểm tập trung đông người theo quy định; phối hợp với các lực lượng thường xuyên kiểm tra mọi hoạt động văn hóa, xử lý nghiêm những vi phạm, phòng ngừa các tệ nạn xã hội: Bói toán, bán thẻ, mê tín dị đoan, đồ chơi trẻ em nguy hiểm…

Về công tác hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, Ban Tôn giáo, Ban trị sự Phật giáo huyện, chư tăng ni trụ trì, Ban quản lý các đền, chùa, động trong khu Di tích - Thắng cảnh xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng của Ban tổ chức, xã Hương Sơn làm tốt công tác phục vụ hướng dẫn du khách về dự lễ hội, tham gia các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng theo quy định của Pháp luật.

Báo Công luận
Lễ hội Chùa Hương. Ảnh minh họa

UBND huyện Mỹ Đức cũng nhấn mạnh việc tổ chức tốt ngày khai hội, ngày Phật Đản đảm bảo trang trọng đúng nghi thức tôn giáo; hướng dẫn khách tham quan dâng lễ, đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý chặt chẽ những người tham gia phục vụ ở các đền, chùa, động trong khu di tích thắng cảnh và lễ hội.

Ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Chùa Hương cho biết, Ban tổ chức đã yêu cầu các bộ phận chuyên môn chuẩn bị tốt công tác xã hội, y tế, bảo hiểm, an ninh, an toàn thực phẩm, phân luồng giao thông...

Cụ thể, các tiểu ban thường xuyên kiểm tra phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn nước, tổ chức phun thuốc đảm bảo thanh khiết môi trường trong khu vực Lễ hội.

Trưởng Ban tổ chức yêu cầu, tuyệt đối không được bố trí các điểm kinh doanh ở nội tự các chùa, động, khu vực sân của nhà thường trực Ban tổ chức tại Thiên Trù, sân ngoài cổng Nam Thiên Môn, sân động Hương Tích, khu vực sân cổng động Hương Tích.

Ban tổ chức đã yêu cầu các đơn vị kinh doanh khu vực lễ hội không quảng cáo và tổ chức các dịch vụ ăn uống chế biến từ động vật hoang dã trong khu vực lễ hội; không cho phép phương tiện xe công nông, xe lam hoạt động trên các tuyến đường bộ; xuồng, đò có gắn máy động cơ không có giấy phép không được hoạt động trên suối Yến…

Về vấn đề bảo đảm an toàn cho du khách khi di chuyển bằng đò trên suối Yến vào thời gian cao điểm, ông Nguyễn Văn Hậu cho biết, hiện nay, UBND xã Hương Sơn đã có kế hoạch mua bổ sung phao cứu sinh cung cấp đầy đủ cho các phương tiện tham gia vận chuyển khách, bố trí phương tiện cứu hộ đảm bảo an toàn về người và tài sản cho du khách. Ban tổ chức Lễ hội yêu cầu UBND xã Hương Sơn nhắc nhở các chủ phương tiện thực hiện nghiêm túc việc sử dụng phao cứu sinh trên xuồng, đò.

PV

tuhung

Tin khác

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, UBND tỉnh Nghệ An và UBND thị xã Cửa Lò tổ chức công bố di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

(CLO) Triển lãm “Kỷ niệm và Trải nghiệm: 100 Tác phẩm Nghệ thuật từ Họa sĩ Văn Chiến” sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2024 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

(CLO) Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải là lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng của ngư dân vùng ven biển, nhằm thể hiện lòng thành của ngư dân tạ ơn biển cả.

Đời sống văn hóa
Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Lễ hội Văn Thánh Miếu và Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long là những di sản thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của cộng đồng địa phương và được kế tục qua nhiều thế hệ.

Đời sống văn hóa
Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

(CLO) Cùng với các nghi lễ, các hoạt động, trò chơi dân gian tại Lễ hội Hoa Lư cũng là nguồn sử liệu vô cùng quý giá góp phần làm sáng rõ một giai đoạn quan trọng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Đời sống văn hóa