Livestream - Bài toán mới với các tòa soạn báo

Thứ năm, 02/08/2018 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Lợi thế của livestream là người xem có thể chứng kiến trực tiếp sự kiện đang xảy ra và đặt câu hỏi cho các phóng viên tại hiện trường. Khi thực hiện livestream, có sự tương tác tốt với độc giả, thu hút người xem đến cuối sự kiện. Hơn nữa cũng tăng tính khách quan chân thực vì sự kiện đó có rất nhiều người chứng kiến chứ không đơn thuần chỉ là một mình phóng viên đưa tin tới độc giả”...

Câu chuyện về livestream (phát sóng trực tiếp) mà nhà báo Hoàng Mạnh Thắng  -  Biên tập viên báo Tiền phong (giảng viên thỉnh giảng của Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam) chia sẻ tại khóa bồi dưỡng “Tường thuật trực tiếp (livestream) bằng điện thoại di động dành cho các phóng viên trẻ” sẽ bật mí nhiều điều thú vị trong cuộc trò chuyện tuần này.

Báo Công luận
Livestream – “cơn lốc” tiện ích dành cho các nhà báo hiện đại 

Livestream – “cơn lốc” tiện ích dành cho các nhà báo hiện đại

+ Trong một cuộc tổng kết báo chí năm 2017 có nhận định rằng: Đến năm 2019, video sẽ chiếm 80% tổng lưu lượng dữ liệu trên mạng. Trong khi đó, số người dùng mạng xã hội cũng được dự báo không ngừng tăng lên. Điều này đang tạo nên những xu hướng báo chí mới. Là người có tới gần 10 năm đam mê với ảnh và video, quan điểm của anh như thế nào về vấn đề này?

- Cá nhân tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Hiện nay, mọi người thường nói vui rằng “ai cũng có thể làm báo” trên mạng xã hội. Và dường như, đó không chỉ còn là câu chuyện vui nữa mà đã trở thành hiện thực trong bối cảnh hiện nay, khi mà cuộc cách mạng 4.0 đi sâu vào cuộc sống từ thành thị đến nông thôn, tỷ lệ người dùng smartphone ngày càng cao. Thậm chí, so với thế giới, Việt Nam có tỷ lệ người dùng mạng xã hội lọt vào những top đầu tiên, mạng 4G tại Việt Nam được đánh giá ở mức rẻ, dễ sử dụng với bất kỳ ai… Trong khi đó, Youtube, mạng chia sẻ video lớn nhất thế giới cũng có sự phát triển với tốc độ chóng mặt… Chủ tịch Tập đoàn Alphabet, công ty mẹ của Youtube từng công bố rằng Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về sử dụng kênh Youtube...

+ Tôi thấy livestream hiện rất sôi động ở Mạng xã hội, Youtube và đóng vai trò lan tỏa tin tức, có sức ảnh hưởng không nhỏ tới cộng đồng mạng. Điều này chắc chắn tạo áp lực lên các cơ quan thông tấn báo chí trong cuộc đua cung cấp thông tin tới bạn đọc, thưa nhà báo?

- Rõ ràng là chúng ta đang đứng trước nhiều áp lực so với mạng xã hội, mà ở đó livestream đang chiếm ưu thế. Nhưng dĩ nhiên, công nghệ là tài nguyên chung, không có lý do gì để chúng ta hờ hững với nó cả. Và thực tế, nền báo chí chúng ta cũng đang “vào cuộc” rất mạnh mẽ đấy chứ. Sự phát triển của phát sóng trực tiếp hay video trên báo chí hỗ trợ rất nhiều cho các nhà báo hiện nay. Trên mạng xã hội, có người đưa thông tin bịa đặt, không đúng sự thật với mục đích xấu, vướng vào vòng lao lý... nên cho dù bạn có thể đăng tin, hình, video lên MXH, youtube nhưng cũng không thể thay thế được những thông tin chính thống từ những nhà báo. Dù thế nào đi nữa, cuộc chạy đua này vẫn rất cần những người làm báo trẻ có đam mê và nhiệt huyết.

+ Thực tế cho thấy, sự hiện hữu của smartphone, video, của live video, livestream đang trở thành “cơn lốc” tiện ích mà rõ ràng chúng ta không thể... chối từ?

- Hẳn nhiên rồi, đặc biệt là với những người làm báo hiện đại. Bạn cứ thử hình dung, với những tin bài, phóng viên mất 1-2 giờ đồng hồ để chụp ảnh, chỉnh sửa ảnh, thiết kế tin bài,… Nhưng với smartphone, công việc của nhà báo, phóng viên nhanh hơn rất nhiều. Thú vị hơn nữa là khi mà độc giả có thể tiếp cận thông tin, sự kiện ngay lúc đó qua livestream. Vì thế mà, dù ở rất xa, nhưng người xem cũng có thể hòa mình vào sự kiện cùng phóng viên. Thậm chí, với sự hỗ trợ của livestream 360 độ, phóng viên có thể xoay các vị trí khác nhau như đang đứng giữa trung tâm của sự kiện để mang đến những góc quay phong phú cho độc giả thưởng thức sự kiện. Rõ ràng, video, livestream đã mang lại hiệu quả rất lớn trong công tác truyền thông; là một xu hướng tất yếu của báo chí trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Và thực tế là, hiện tại các tòa soạn báo đều đang nỗ lực xây dựng tòa soạn báo chí hội tụ với sự đa dạng các hình thức như video, ảnh, tọa đàm, livestream… Và tôi nghĩ, những lợi thế của livestream chắc chắn tạo nên dấu ấn và sự đặc sắc cho báo điện tử mà không có loại hình báo chí nào sánh được.

Báo Công luận
 Nhà báo Hoàng Mạnh Thắng – báo Tiền Phong.

+ Có thể hiểu “bây giờ đang là thời đại của phát sóng trực tiếp” không thưa anh?

- Nói như vậy có thể là hơi quá với hiện tại nhưng trong một tương lai không xa sẽ là điều hoàn toàn phù hợp. Sự phát triển bùng nổ của video cũng tạo nên một xu thế không thể cưỡng lại đối với báo chí: tin tức dạng video. Các tòa soạn báo do vậy sẽ không thể đứng ngoài xu hướng này. Đưa tin video do vậy sẽ là mảng không thể thiếu với mọi tòa soạn. Nhưng chỉ video thôi là chưa đủ. Việc các nền tảng mạng xã hội lớn hỗ trợ video trực tiếp sẽ đặt ra những bài toán mới với các tòa soạn báo.

Ở góc độ bạn đọc, chắc chắn các tin video trực tiếp, livestream đã, đang và sẽ được đón nhận mạnh mẽ. Và do vậy, có thể nói, báo điện tử hiện đang có nhiều lợi thế mà truyền hình và các loại hình khác chính là bởi đã áp dụng phát sóng trực tiếp với các sự kiện nóng hổi, quan trọng hay các sự kiện đột ngột như bão lũ... Mặc dù chất lượng hình ảnh, âm thanh chưa thực sự đạt chất lượng cao nhưng đó là thông tin hữu ích mà người dân rất cần. Sự nhanh nhạy, linh hoạt và tính tương tác cao rõ ràng trở thành đặc sản” với báo điện tử nếu chúng ta khai thác tốt livestream. Trong nhiều trường hợp, truyền hình không làm được việc đó vì có khung giờ phát sóng cố định trong khi báo điện tử có thể thực hiện ngay.

Mạnh dạn đổi mới để “vượt khó”

+ Nhưng xu hướng báo chí trong thời đại bùng nổ video và mạng xã hội có tạo nên nhiều khó khăn đối với các tòa soạn trong xu thế dịch chuyển này, thưa anh?

- Theo tôi thì khó khăn đầu tiên là khả năng kiểm soát thông tin. Khi “live”, các tòa soạn mất quyền kiểm soát thông tin đang phát. Việc kiểm soát thông tin lúc này thuộc về các vấn đề, sự kiện đang được live. Điều này gây rủi ro cho tòa soạn. Thứ 2, là khả năng hỗ trợ live của hệ thống quản trị nội dung (CMS - Content Management System). Khi phóng viên ngoài hiện trường và có tin cần phát live, nó đòi hỏi hệ thống CMS có tính hỗ trợ và sẵn sàng cao. Hạ tầng của nhiều tòa soạn có thể chưa đáp ứng được việc này. Nhưng với việc video ngày càng trở thành dạng thông tin chủ đạo trên mạng, các tòa soạn báo sẽ không thể đứng ngoài. Tôi nghĩ chúng ta sẽ phải vượt qua những khó khăn trên bằng cách mạnh dạn đổi mới. Biến thách thức thành một cơ hội để làm tốt hơn vai trò của mình cũng là một cách để báo chí khẳng định mình.

Báo Công luận
Nhà báo Hoàng Mạnh Thắng trao đổi với các học viên tại lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ "Tường thuật trực tiếp (livestream) bằng điện thoại di động dành cho các phóng viên trẻ”
+ Nhưng ngoài công nghệ thì trình độ, kỹ năng của nhà báo cũng là một rào cản trong vấn đề sử dụng livestream đối với các cơ quan báo chí,  thưa anh?

- Đúng vậy. Việc đổi mới, thay đổi để bắt kịp với xu hướng này có khi bắt đầu từ việc đổi mới tư duy người đứng đầu, tiếp đến là sự đổi mới nhân sự, cần những nguồn phóng viên trẻ, tiếp cận với công nghệ nhiều. Đặc biệt, thực hiện live video, các tòa soạn cần một phóng viên “hội tụ”. Nghĩa là một phóng viên phải có khả năng vừa viết bài vừa quay video bằng smartphone với chất lượng chấp nhận được, đồng thời phải đóng cả vai trò của một MC cho video trực tiếp đó. Người phóng viên cần trang bị nhiều kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp. Để làm được điều này, cần đào tạo thêm nhiều kỹ năng cho các phóng viên truyền thống. Khi thực hiện livestream, phóng viên cũng phải hội tụ các vị trí của MC, biên tập viên.

+ Sự hội tụ là cần có, nhưng để có một tác phẩm chất lượng, khâu quan trọng nhất là gì thưa anh?

- Để làm được một sản phẩm livestream là rất công phu và cẩn trọng. Việc đầu tiên, phóng viên phải nhận diện, phân tích, sàng lọc sự kiện có nên livestream không? Có những vấn đề nhạy cảm khi livestream sẽ phản tác dụng, khi đó, hình ảnh, âm thanh của thông tin sẽ mang lại hiệu quả không tốt tới truyền thông. Còn những vấn đề nóng, có giá trị nên khuyến khích livestream để cung cấp thông tin cho độc giả như: thiên tai, cháy nổ, các tiết mục biểu diễn văn hóa nghệ thuật...

Bên cạnh đó, phóng viên cũng nên chọn thời điểm livestream vì khi livestream phải liên tục, không thể gián đoạn giữa chừng; nhưng cũng không thể phát trực tiếp một sự kiện dài hàng giờ đồng hồ vì công chúng không thể theo dõi quá lâu. Vì vậy nên lựa chọn thời điểm livestream hợp lý để thu hút độc giả hơn... Đặc biệt, khâu chuẩn bị phần dẫn nhập, giới thiệu cũng là một kỹ năng cần có ở phóng viên livestream. Sự hấp dẫn của livestream đầu tiên là dữ kiện, hình ảnh, tiếp theo là lời chào bằng tít, sapo. Phóng viên cũng phải thay đổi khuôn hình liên tục để mang lại nhiều cái nhìn, góc cạnh về thông tin cho độc giả...

+ Vâng, xin cảm ơn anh!

Hà Vân – Huy Hoàng (Thực hiện)

 

Tin khác

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Nghề báo
Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

(CLO) Ngày 19/4, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam mùa thứ 2 (VCA 2024). Giải thưởng năm nay có những điểm mới trong thể lệ dự thi, trong khâu tổ chức chấm giải và đặc biệt là có thêm hạng mục giải thưởng do cộng đồng bình chọn trực tuyến.

Nghề báo
Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo
Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo