Loạt doanh nghiệp thép gây bất ngờ với số nợ "khủng"

Thứ tư, 12/05/2021 16:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tuy kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp ngành thép tăng mạnh trong quý 1/2021 nhưng họ cũng đang phải gánh những khoản nợ cả nghìn tỷ. Hệ số nợ trong năm 2020 tại các doanh nghiệp phần lớn ở mức cao, trung bình trên 50%.

Giá thép tăng quá mạnh làm đảo lộn kế hoạch kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp.

Giá thép tăng quá mạnh làm đảo lộn kế hoạch kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp.

Giá thép tăng, doanh nghiệp ngành thép báo lãi đậm

Theo Hiệp hội thép Việt Nam, giá thép tăng cao là do giá các nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu.

Cụ thể, giá quặng sắt tính đến đầu tháng 3/2021 ghi nhận mức trên 170 USD/tấn, tăng 55% so với cuối năm 2020 và gấp đôi cùng kỳ năm trước; Giá thép cuộn cán nóng (HRC) ghi nhận 660 USD/tấn, giảm 6% so với cuối năm và tăng 44% so cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra việc thiếu hụt nguồn cung thép và thời gian giao hàng kéo dài ở châu Âu, Mỹ cũng là lý do khiến giá thép tăng mạnh. Nhu cầu thép tại Trung Quốc tăng cao sau dịch bệnh trước đà phục hồi kinh tế và các biện pháp kích thích kinh tế như đầu tư cơ sở hạ tầng.

Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, trong quý 1/2021 xuất khẩu sắt và thép Việt Nam đạt 1,826 tỷ USD, tăng mạnh 65,2% (tương đương 720 triệu USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, xuất khẩu sắt và thép thô, cũng như thép cuộn tăng 14,4% và 54% trong khi thép hình giảm 1,6%.

Giá thép tăng, các doanh nghiệp ngành thép hưởng lợi, đặc biệt là các doanh nghiệp chủ động được nguồn cung phôi thép và các doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho dồi dào lúc giá còn thấp trước đó.

Chẳng hạn, quý 1/2021, doanh thu của tập đoàn Hòa Phát đạt 31.176 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ. Còn lợi nhuận sau thuế đạt 7.005 tỷ đồng, gấp 3 lần lợi nhuận đạt được quý 1/2020. Đây cũng là số lãi lớn nhất theo quý công ty từng đạt được.

Tương tự, Tập đoàn Hoa Sen ghi nhận doanh thu thuần quý 1/2021 đạt 10.846 tỷ đồng, tăng gần 88% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng gấp 5 lần, lên 1.035 tỷ đồng. Tổng LNST 2 quý đầu năm tài chính 2020-2021 đạt 1.607 tỷ đồng.

Thép Tiến Lên (TLH) báo doanh thu hợp nhất đạt 979 tỷ đồng, tăng không nhiều so với doanh thu gần 943 tỷ đồng đạt được quý 1/2020. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế thu về đạt 120 tỷ đồng, gấp 30 lần so với số lãi chưa đến 4 tỷ đồng đạt được quý 1/2020. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp lợi nhuận của công ty tăng so với quý liền trước.

CTCP Ðầu tư Thương mại SMC (SMC) công bố doanh thu quý 1 đạt 5.070 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế trong quý đạt gần 216 tỷ đồng, gấp 15 lần lợi nhuận đạt được quý 1/2020.

Ngoài ra, CTCP Thép Thủ Đức (TDS) báo doanh thu thuần hơn 601 tỷ đồng và lãi ròng 12.8 tỷ đồng, lần lượt tăng xấp xỉ 23% và 46% so với cùng kỳ năm trước.

Thép Nam Kim (NKG) cũng công bố doanh thu quý 1/2021 đạt hơn 4.852 tỉ đồng, tăng 97,8%; lãi sau thuế gần 319 tỷ đồng, cao gấp gần 7,7 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Thép Việt Ý (VIS) ghi nhận doanh thu thuần quý 1/2021 tăng 49% lên 1.125 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 13 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2020 lỗ gần 42 tỷ đồng.

CTCP Thép VICASA – VNSTEEL (HOSE: VCA) đạt 688 tỷ đồng doanh thu thuần và 11,4 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng trưởng lần lượt 46% và 44% so với cùng kỳ năm trước;...

Doanh nghiệp ngành thép đang gánh khoản nợ khủng

Kết quả kinh doanh tăng đột biến nhưng hầu hết các doanh nghiệp ngành thép đang phải gánh những khoản nợ cả nghìn tỷ. Hệ số nợ trong năm 2020 tại các doanh nghiệp đều ở mức cao, trung bình trên 50%.

Cụ thể, tính đến 31/3/2021, hệ số nợ tại CTCP Kim Khí miền Trung (KMT) ở mức 83%, Công ty Cổ phần Thép Việt Ý (VIS) ghi nhận 82%; CTCP thép Thép Pomina (POM) ở mức 71%; CTCP Ðầu tư Thương mại SMC (SMC) ở mức 77%; Thép Nam Kim (NKG) đạt 65%. Hệ số nợ tại HPG và HSG cũng lên tới 52% và 63%.

Hệ số nợ tại hai "ông lớn" HSG và HPG cũng ghi nhận 63% và 52%.

Hệ số nợ của nhiều doanh nghiệp ngành thép ở mức cao.

Hệ số nợ của nhiều doanh nghiệp ngành thép ở mức cao.

Đáng chú ý, dòng tiền hoạt động kinh doanh tại một số doanh nghiệp ngành cũng đang âm nặng.

Cụ thể, quý 1/2021 VIS ghi nhận dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 152 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2020 đạt 185 tỷ đồng.

Dòng tiền hoạt động kinh doanh tại CTCP Kim Khí miền Trung (KMT) cũng đang âm hơn 36 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước đạt 14,5 tỷ đồng.

Dòng tiền hoạt động kinh doanh tại Thép Thủ Đức (TDS) cũng âm hơn 37 tỷ đồng (cùng kỳ 2020 đạt hơn 30 tỷ đồng); thép Tiến Lên âm hơn 294,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ âm 213 tỷ đồng.

Đồng thời, một số doanh nghiệp ngành thép ghi nhận nợ vay tài chính ở mức tăng mạnh so với đầu năm.

Chẳng hạn, tính đến 31/3/2021, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn tại TDS tăng mạnh 63% so với đầu năm, lên mức hơn 650 tỷ đồng.

Nợ vay tài chính ngắn hạn tại TLH tăng 34% so với đầu năm, lên mức 1.423 tỷ đồng.

Thanh Thư

Tin khác

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp