Lọt tầm ngắm của nhà đầu tư ngoại

Thứ năm, 19/04/2018 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tính chung cả nước có khoảng 1.600 cửa hàng tiện lợi đang hoạt động. Dự kiến các chuỗi cửa hàng tiện lợi sẽ bùng nổ mạnh mẽ trên thị trường trong những quý còn lại của năm 2018 vì có sự xuất hiện của các tay chơi mới đầy tham vọng. Tuy nhiên có vẻ như đây là cuộc chiến không cân sức giữa các doanh nghiệp.

Bùng nổ chuỗi cửa hàng tiện lợi

Khoảng 3 năm trở lại đây, mô hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini… phát triển rầm rộ tại Việt Nam với các chuỗi cửa hàng: Vinmart +, Circle K, B’smart, Minishop, Family Mart, Co.op Food, Satra Food, Co.op Smile,… 

Tất cả những thương hiệu này hiện diện dày đặc ở các tuyến đường, khu dân cư và đang trải dài ra các địa bàn khác. Sự gia tăng nhanh chóng về quy mô của mô hình này cho thấy sự hấp dẫn rất lớn từ thị trường bán lẻ của Việt Nam. 

Còn theo Đơn vị khảo sát thị trường IGD dự đoán các chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam sẽ phát triển ở mức 2 con số trong 4 năm tới trước khi đạt đến mức 37,4% mỗi năm vào năm 2021.

Số liệu trong vòng 5 năm trở lại đây cho thấy lượng cửa hàng tiện lợi phát triển “chóng mặt”. Theo số liệu từ Sở Công Thương TP.HCM, nếu cuối năm 2014, TP.HCM chỉ có 326 cửa hàng thì đến cuối tháng 3 năm nay đạt 1.144 cửa hàng, tăng 3,5 lần. 

Lên kế hoạch đặt chân vào cuối năm 2017, thương hiệu GS25 Hàn Quốc đang khiến thị trường “hồi hộp” khi cho biết sẽ mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM và hơn 2.500 cửa hàng trong vòng 10 năm tới. Đây là một trong những chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Hàn Quốc, chiếm khoảng 30% thị trường bán lẻ tại quốc gia này. 

Cũng không chịu đứng ngoài cuộc đua, thương hiệu bán lẻ nổi tiếng đến từ Nhật Bản là 7-Eleven đã đặt chân vào Việt Nam từ giữa năm 2017 và hiện đã mở được 7 cửa hàng tại TP.HCM. 

Mục tiêu cho chuỗi cửa hàng này là giới thiệu những sản phẩm mang thương hiệu riêng và hút khách bởi những suất ăn trưa có giá bình dân. Nếu thuận lợi, thương hiệu đến từ Nhật Bản sẽ mở thêm 100 cửa hàng trong 3 năm và 1.000 cửa hàng sau 10 năm hoạt động tại Việt Nam.

Báo Công luận
 Hàng loạt chuỗi cửa hàng tiện lợi được mở ra trong một thời gian ngắn, cho thấy sức hấp dẫn kì diệu của “mảnh đất” này.

Bên cạnh các thương hiệu có tên tuổi, mới đây thị trường xuất hiện thêm “làn gió mới” - hệ thống bán hàng tự động Toromart, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam do một Việt kiều Mỹ về Việt Nam đầu tư. 

Toàn bộ thao tác mua bán đều được thực hiện trực tiếp trên máy tự động, khách hàng chỉ cần quét code QR trên ứng dụng đi kèm để thanh toán sản phẩm, không cần sử dụng tiền mặt.

Vào thị trường Việt Nam từ rất sớm, các doanh nghiệp nước ngoài khác như FamilyMart (Nhật), Ministop - công ty con thuộc Tập đoàn AEON (Nhật), Circle K (Mỹ), Shop & Go (Singapore) cũng đã liên tục mở rộng hệ thống và hình thành nên những chuỗi cửa hàng lớn. Trong đó, Circle K có tới 250 cửa hàng, Shop & Go có trên 108 cửa hàng...

Hiện nay “mảnh đất” bán lẻ vẫn còn rộng mở, bởi, nhóm hiện tại mới chỉ chiếm 25% thị phần. Xu hướng tiêu dùng nhanh, tiện lợi ngày càng được người tiêu dùng đón nhận, nhu cầu về thực phẩm sạch, hàng hóa có truy suất nguồn gốc ngày càng cao cùng với vị trí thuận lợi, bám sát địa bàn dân cư đã giúp cửa hàng tiện lợi “trăm hoa đua nở”.

 Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp quy riêng cho cửa hàng tiện lợi nên mô hình này chưa phát triển theo quy hoạch, tiêu chuẩn chất lượng phục vụ, chất lượng hàng hóa, điều kiện kinh doanh, quy mô kinh doanh còn manh mún, thương hiệu chưa rõ nét,…

Và câu chuyện chia thị phần

Nhìn toàn cảnh, hệ thống cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam đang đua nhau mọc lên. Mặc dù rất hiếm hệ thống báo cáo có lãi, nhưng cuộc chiến mở rộng vẫn chưa có điểm dừng. 

Bởi câu chuyện kinh doanh cửa hàng tiện lợi không đơn giản chỉ là việc bán hàng hay quản lý chi phí để tìm kiếm lợi nhuận, mà là việc mở rộng chuỗi để đạt được một mật độ phủ sóng nhất định, thì khi đó mới có thể sinh lãi.

Trong “cuộc chiến” giành thị phần bán lẻ, các cửa hàng tiện lợi của doanh nghiệp Việt có lợi thế khi chi phí đầu tư thấp, dễ tìm mặt bằng, dễ kiểm soát hàng hóa và chất lượng hơn so với siêu thị. Đặc biệt, xu hướng người tiêu dùng đang dần dịch chuyển sang mua sắm ở cửa hàng tiện lợi, hiện đại nhiều hơn là những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư mạnh tay rót vốn.

Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoại cũng không thể “kìm lòng” trước một thị trường béo bở như Việt Nam nên đã ra sức đầu tư vào mảng kinh doanh này.

 Tuy nhiên, không thể phủ nhận, dù được đầu tư mạnh và bài bản nhưng đã có không ít thương hiệu sở hữu chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn “ngã ngựa” hoặc làm ăn cầm chừng tại Việt Nam. Điển hình nhất là FamilyMart, sau 4 năm có mặt tại Việt Nam, liên doanh này tan vỡ và đã phải bán lại toàn bộ cho chuỗi cửa hàng tiện lợi B’s Mart của Thái.

Theo các chuyên gia bán lẻ, các “đại gia” nước ngoài đang tập trung phát triển thương hiệu của họ tại Việt Nam nên sẽ tấn công mảng cửa hàng tiện lợi. Một khi đã phát triển ổn định, chắc chắn sẽ chuyển hướng sang việc thúc đẩy nhanh tốc độ mở chuỗi. Bởi xu hướng chung trên thế giới và cả ở Việt Nam là người tiêu dùng có nhu cầu “n trong 1”.

Có thể thấy, trong tương quan với doanh nghiệp ngoại với sức mạnh về vốn, kinh nghiệm quản lý, đào tạo nhân sự, nhận diện thương hiệu, áp dụng công nghệ hiện đại vào quản trị thì doanh nghiệp Việt năng lực cạnh tranh còn kém. 

Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt cần có tổ chức kỹ thuật thương mại, nhận diện thương hiệu, chất lượng nguồn hàng, giá cả, chất lượng phục vụ, văn hóa kinh doanh, công khai minh bạch về thuế với nhà nước mới có thể cạnh tranh được trên thương trường.

Trước sức ép của các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước cũng chuyển mình, chuyển đổi cách kinh doanh, liên tục mở rộng chuỗi, trong đó, mạnh nhất là Vingroup. Sau gần 2 năm xây dựng và phát triển hệ thống, tới đầu tháng 3, hệ thống VinMart+ có 900 địa điểm trên toàn quốc. 

Cuối năm 2017, tổng số cửa hàng đi vào hoạt động sẽ đạt 1.500. Co.op Food của Saigon Co.op cũng đã có hơn 181 cửa hàng bên cạnh 71 cửa hàng Co.opSmile (mô hình cửa hàng tiện lợi mới) và đặt mục tiêu tới cuối năm mỗi hệ thống sẽ có thêm 10 cửa hàng. Riêng với Satra, đơn vị này cũng đặt mục tiêu nâng số cửa hàng lên tới hàng trăm vào thời gian tới.

Theo nghiên cứu của A.T.Kearney, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có độ tuổi dân số rất thích hợp cho các chuỗi cửa hàng tiện lợi, với 57% người dân dưới 35 tuổi. 

Do vậy, thời gian tới sẽ còn nhiều nhà bán lẻ ngoại tấn công thị trường Việt. Đây được xem là cuộc chiến lâu dài, không dễ có lãi sớm, nhưng số lượng chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam vẫn không ngừng tăng thêm.

Bảo Anh

Tin khác

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm
Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

(CLO) CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) ghi nhận lợi nhuận Quý 1/2024 sụt giảm tới gần 70%. Công ty đang mang tới 30% tổng tài sản đi đầu tư chứng khoán.

Tài chính - Bảo hiểm
Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm