Lũ lịch sử tại miền Trung:THỦY ĐIỆN không thể vô can

Thứ sáu, 03/04/2015 06:46 AM - 0 Trả lời

Lũ lịch sử tại miền Trung:THỦY ĐIỆN không thể vô can

Miền Trung năm nay hứng chịu 11 cơn bão kèm theo lũ, rồi lũ chồng lũ bởi thủy điện xả lũ làm cho hàng vạn gia đình xơ xác, lao đao gây thiệt hại nặng nề. Chết người, mất tài sản, ai phải chịu trách nhiệm? Phải quy trách nhiệm của người phê duyệt, quyết định đầu tư, chủ đầu tư và hậu chịu trách nhiệm. Phải đền bù vật chất cho dân chứ không thể mãi để tình trạng dân chìm trong lũ thủy điện chồng lũ thiên tai như hiện nay.
 
Báo Công luận
 
 
Thủy điện xả lũ bất ngờ, lũ chồng lũ

Cơn lũ vượt đỉnh lịch sử hoành hành các tỉnh miền Trung vừa rút đi thì chiều 17/11 một cơn lũ mới lại ập về đã gây nên tình trạng lũ chồng lũ. Trận lũ mới uy hiếp các khu dân cư ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Teo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn hai địa phương này, chiều tối 17 đến sáng 18/11, nước lũ tiếp tục dâng cao trở lại do các huyện vùng cao có lượng mưa lớn kéo dài.

Do mưa lớn kéo dài khiến 22/59 hồ chứa thủy lợi miền Trung - Tây nguyên xả tràn, các hồ khác đạt 60-85% dung tích. Chỉ tính đến 6h ngày 16/11 đã có 15 hồ thủy điện xả lũ, trong đó 9 hồ xả lũ với lưu lượng lớn hơn 400 m3/s như Bình Điền (Từa Tiên-Huế) 654 m3/s; Sông Tranh 2 (Quảng Nam) 2.352 m3/s.

Theo ông Nguyễn Khắc Xuyên- Bí thư Đảng ủy xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam, khoảng 10h ngày 15/11, ông có nhận được thông báo thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ. Tuy nhiên, đến 14h cùng ngày, thì nước lũ đổ về dữ dội khiến chính ông và chính quyền địa phương không kịp trở tay.

Khi nghe thông tin này, đại biểu Bùi Thị An bày tỏ sự bức xúc. Theo bà đây không phải là lần đầu thủy điện “góp nước” làm lũ tăng cao bất ngờ bởi cách đây ít tháng ở miền Trung bao nhiêu dân bị mất nhà, của cải trôi hết, trách nhiệm không rõ không ai đền bù cho dân.

“Cứ như thế này người dân biết đến bao giờ mới có cuộc sống ổn định chứ chưa nói đến chuyện giàu có, phát triển. Hết thiên tai rồi lại đến thủy điện. Mới đây chúng tôi đã kiến nghị phải tục rà soát tiếp hơn 800 thủy điện còn lại và phải quy trách nhiệm rõ ràng nếu không sẽ tiếp tục sai lầm tiếp theo”- bà An đau xót.

Trên thực tế việc sai lầm tiếp theo có thể xảy ra là không nằm ngoài khả năng. Bởi theo đại biểu Ngô Văn Minh, Quảng Nam thì từ năm 2010 đến nay mới phê duyệt được quy trình vận hành hồ chứa cho 5 công trình thủy điện. Trên 70% các thủy điện vừa và nhỏ chưa có quy trình này.

Thêm nữa các quy trình này mới chỉ áp dụng cho mùa lũ chứ chưa có cho mùa kiệt, khiến các dòng sông phía hạ du trở thành những dòng sông chết. Tương tự, chỉ mới có quy trình vận hành đơn hồ chứ chưa có liên hồ.

"Chính những bất cập về quy trình vận hành này mà các thủy điện mạnh ai nấy xả. Trong khi mưa lũ diễn ra triền miên, có dự báo cảnh báo, nhưng vì lợi ích cục bộ, ai cũng giữ nước, không xả từ từ theo tiến độ"
- ông Ngô Văn Minh nói.

Thảm họa được báo trước

Tỉnh nhiều thủy điện nhất ở miền Trung là Quảng Nam với 48 dự án thủy điện được quy hoạch với tổng công suất 1.601,6 MW. Giảm 10 dự án do bị thu hồi từ 2010 đến nay. Dự án thủy điện được “phủ sóng” khắp 10 huyện của tỉnh Quảng Nam, gồm Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Quế Sơn và Đại Lộc. Trong đó, huyện Nam Giang, có đến 11 dự án thủy điện bậc thang vừa và nhỏ; huyện Nam Trà My có đến 13 dự án thủy điện; huyện Bắc Trà My hiện có 2 dự án là thủy điện Sông Tranh 2 và Tà Vy. Tính đến thời điểm này, tại tỉnh Quảng Nam mới có 8 công trình thủy điện đang phát điện, gồm công trình thủy điện A Vương, Sông Côn 2, Khe Diên, Đại Đồng, Sông Cùng, Za Hung, Trà Linh 3 và Sông Tranh 2.

Do các dòng sông miền Trung hẹp, có độ dốc cao nên hầu hết các nhà máy thủy điện được thiết kế dựa vào cột áp để phát điện nên hầu hết các bờ đập của các hồ thủy điện này đều không thiết kế cửa xả đáy và tích nước cao nhất có thể. Qua “sự kiện xả lũ hồ thủy điện A Vương năm 2009” có thể đưa ra dự báo những thảm họa cho vùng hạ du nếu như 58 thủy điện cùng xả lũ cùng lúc khi lũ hạ du đang đạt mức báo động 3 thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Và, nếu như 58 nhà máy thủy điện cùng hứng hết nước vào mùa khô thì không biết vùng hạ du sẽ ra sao?

Nói về thủy điện, sinh kế, tái định cư và thực tế tại địa phương, bà Lê Thị Thu Hương- Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế- cho biết: “Hương Trà nằm giữa 2 con sông Hương và sông Bồ với 2 nhà máy thủy điện Bình Điền và Hương Điền. Hai dự án này đã góp phần tăng nguồn thu ngân sách, thúc đẩy phát triển hạ tầng cho địa phương. Tuy nhiên, 2 dự án thủy điện trên cũng mang nhiều khó khăn trên địa bàn. Chính quyền thị xã phải xử lý công tác tái định cư, an sinh xã hội cho nhiều người dân bị ảnh hưởng phải di dời”.

“Vùng hạ du sông Hương, sông Bồ trước đây có khoảng 1.000ha cây bưởi Hương Trà, là đặc sản của Huế, song hiện nay chỉ còn 300ha, vì phù sa không về được, cây bưởi không còn tốt tươi, người dân đành chặt bỏ”- bà Hương dẫn chứng.

Quảng Ngãi là tỉnh của miền Trung có ít tiềm năng thủy điện. Tế nhưng, tại địa phương này cũng có hơn 26 dự án nhỏ và vừa được cấp phép. Đến tháng 10/2013, Quảng Ngãi chỉ có 4 thủy điện đã hoàn thành đưa vào khai thác, 18 dự án còn lại đang trong tình trạng quy hoạch “treo”. Giữa tháng 5/2013, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Cao Khoa đã ký quyết định thu hồi giấy phép đối với 12 dự án thủy điện “treo”.

Phải quy rõ trách nhiệm

Vấn đề được nhiều ĐB đề nghị làm rõ chính là trách nhiệm trong việc cấp phép, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đối với các dự án thủy điện nhỏ. Bởi những dự án này đóng góp cho hệ thống điện quốc gia không đáng kể, nhưng đang gây ra những thiệt hại lớn cho người dân từ việc ô nhiễm môi trường cho đến tích nước và xả lũ. ĐB Ly Kiều Vân (Quảng Trị) nêu quan điểm: "Thủy điện nhỏ đóng góp cho phát triển hệ thống điện không lớn, nhưng lại gây mất rừng, gây bức xúc cho người dân, khi xả lũ gây nhiều thiệt hại. Tuy nhiên, đến nay việc đó đúng hay sai? ai thẩm định thì chưa rõ?”.
 
Từ đó, ĐB Vân kiến nghị: "Chính phủ phải làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan”. Những lo lắng của ĐB Vân đã nhận được sự chia sẻ của ĐB Huỳnh Minh Tiện (TP.Hồ Chí Minh): "Phê duyệt, quy hoạch thủy điện nhỏ quá dễ dãi, chủ quan. Đáng lo ngại khi nhà đầu tư không báo cáo đánh giá tác động môi trường, mà còn lấy rộng sang diện tích lân cận để khai thác gỗ trái phép, hậu quả là môi trường đất, nước, động thực vật bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.

Còn ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) thì đề nghị: "Cần rà soát lại những dự án thủy điện bị đình, ngưng trách nhiệm thiệt hại đến mức độ nào? Ai chịu trách nhiệm? chứ không thể mình doanh nghiệp chịu”.
 
ĐB Danh Út (Kiên Giang) đặt vấn đề rằng: "Vì sao hơn 400 dự án thủy điện vừa bị loại ra lúc trước đánh giá là tốt. Sau khi loại ra rồi lại nói là không tốt. Xảy ra nhiều sự cố như vậy, nhưng trách nhiệm hiện tại như thế nào? Ai chịu trách nhiệm?”. 
N.Huy

Tin khác

Ông Hoàng Văn Sô giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình

Ông Hoàng Văn Sô giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình

(CLO) Ban Bí thư đã chuẩn y ông Hoàng Văn Sô, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020-2025.

Tin tức
Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

(CLO) Để triển khai tốt các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, quyết liệt, chia sẻ với nhân dân thì mới làm được công tác giải phóng mặt bằng.

Tin tức
Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

(CLO) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội với đa số đại biểu nhất trí tán thành đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023 - 2024.

Tin tức
Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

(CLO) Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.   

Tin tức
Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức