M&A - “bầu sữa” mới của thị trường bất động sản?

Thứ năm, 08/03/2018 07:32 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trước nay, ngân hàng được xem là “bầu sữa” của bất động sản bởi phần lớn nguồn vốn cho thị trường này đến từ các nhà băng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao thời gian vừa qua khiến các ngân hàng chặt chẽ hơn đối với hoạt động cho vay bất động sản.

Ngân hàng siết cho vay đầu tư

Dù thị trường bất động sản vẫn đang có những chuyển biến tích cực nhưng việc thiếu những nguồn vốn rẻ và dài hạn, cũng như quá phụ thuộc vốn vay ngân hàng của cả chủ đầu tư lẫn người mua nhà khiến thị trường vẫn phát triển khá mong manh.

Đặc biệt là mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng có văn bản yêu cầu các ngân hàng hạn chế tập trung cho vay đối với lĩnh vực bất động sản và xây dựng; rà soát, đánh giá và theo dõi tiến độ các dự án bất động sản; giám sát việc sử dụng vốn để tránh việc cho vay tiêu dùng nhưng thực chất là đầu tư bất động sản hoặc chứng khoán. Chính những động thái này càng gây khó khăn thêm cho các đơn vị trong việc đầu tư bất động sản.

Trên thực tế hiện nay, các chủ đầu tư có 3 nguồn vốn chủ yếu để triển khai các dự án bất động sản, bao gồm vốn tự có, vốn vay trực tiếp ngân hàng và nguồn tiền từ các khách hàng. Quy định hiện nay yêu cầu mỗi chủ đầu tư phải đầu tư vốn tối thiểu là 20% trên tổng quy mô dự án và nên ưu tiên ở trên mức này càng nhiều càng tốt.

Thế nhưng, không nhiều chủ đầu tư bỏ vào dự án số vốn tự có vượt trên mức này và họ hầu như phụ thuộc vào 2 nguồn vốn còn lại là vay trực tiếp ngân hàng và dòng tiền từ khách hàng. Trong khi đó, cả hai dòng tiền này đều khá bất định hoặc chi phí khá cao.

Báo Công luận
 M&A trở thành hướng tất yếu của thị trường bất động sản.

Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao thời gian vừa qua khiến các ngân hàng chặt chẽ hơn đối với hoạt động cho vay bất động sản. Trước nay, ngân hàng được xem là “bầu sữa” của bất động sản bởi phần lớn nguồn vốn cho thị trường này đến từ các ngân hàng. Tuy nhiên, 2018 sẽ là một năm đầy thách thức, khi ngân hàng quyết định siết chặt dòng tín dụng cho bất động sản. Thị trường bất động sản năm 2018 được nhiều chuyên gia nhận định sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn về tài chính - vốn, do Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục thực hiện lộ trình hạn chế dần nguồn tín dụng vào thị trường bất động sản.

Căn cứ từ việc cho vay mua bán bất động sản cũng có biểu hiện cho vay dễ dãi nhất là vào thời điểm cuối năm 2007. Do bùng nổ sự ra đời các ngân hàng thương mại cổ phần vào cuối 2006 đầu 2007, tạo áp lực cạnh tranh trong kinh doanh quay vòng vốn nên có biểu hiện cho vay dễ dãi. Có những ngân hàng cho vay mua bất động sản đến 70% giá trị bất động sản thế chấp tại thời điểm giá bất động sản cao. Có những ngân hàng cho doanh nghiệp vay tín chấp hoặc thế chấp bằng chính dự án với số vốn lớn để đầu tư bất động sản. Như vậy, cũng xuất hiện nguy cơ khi thị trường bất động sản trầm lắng, giá bất động sản giảm, người vay không có khả năng thanh toán sẽ xuất hiện hiện tượng mất tính thanh khoản và “tự lỗ”, nếu xử lý không khéo thì cũng có thể có hiện tượng mất niềm tin với ngân hàng.

Việc siết dòng vốn tín dụng cho thị trường bất động sản sẽ gây ít nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản. Thị trường bất động sản đã tốt hơn trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn còn đó nhiều khó khăn như lượng hàng tồn kho quá lớn, nợ xấu còn cao. Do đó, các ngân hàng thương mại phải kiểm soát được chất lượng các khoản vay, cũng như chứng minh được nguồn trả nợ. Việc ngân hàng siết tín dụng cũng là một cách để thanh lọc các nhà đầu tư yếu kém, “tay không bắt giặc” trên thị trường bất động sản hiện nay.

Hướng đi mới của các nhà đầu tư bất động sản 

Khi Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, đã cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa theo lộ trình: (i) Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018 là 45%; (ii) Từ ngày 01/01/2019 là 40%.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, sau 30 năm thu hút FDI, Việt Nam đã thu hút được tới hơn 52,3 tỷ USD vào BĐS, đứng thứ 2 sau lĩnh vực chế biến, chế tạo và chiếm 16,7% tổng vốn FDI cam kết vào Việt Nam. Riêng trong năm 2017, bất động sản đón dòng vốn FDI cao gấp đôi so với năm 2016. Chỉ riêng trong hai tháng đầu năm 2018, thị trường đã đón nhận 312 triệu USD (khoảng 7.000 tỉ đồng) vốn FDI. TP.HCM là địa phương dẫn đầu cả nước về số các dự án bất động sản có vốn FDI đổ vào.

Việc siết dòng vốn tín dụng cho thị trường bất động sản sẽ gây ít nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên các nhà đầu tư đã nhanh chóng thực hiện một cách huy động vốn không mới nhưng đạt hiệu quả cao là thông qua hoạt động M&A (mua bán và sát nhập). Giai đoạn từ năm 2015-2017, ghi nhận sự bùng nổ mạnh mẽ của các thương vụ M&A. Hàng loạt nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… liêp tiếp đạt được các thương vụ đình đám với doanh nghiệp địa ốc Việt như Nam Long, Phúc Khang, Năm Bảy Bảy, An Gia, Phát Đạt… Ngay từ những tháng đầu năm 2018, những thương vụ M&A đã xuất hiện. Cụ thể, CapitaLand đã thâu tóm khu đất rộng gần 9.000m2 trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ (Hà Nội). Dự kiến, quỹ đầu tư đến từ Singapore sẽ phát triển một tổ hợp cao 25 tầng, gồm 380 căn hộ, văn phòng với số vốn đầu tư khoảng 217 triệu USD.

Các chuyên gia, giới phân tích và các công ty tư vấn dự báo rằng, trong năm 2018, lĩnh vực này của Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư ngoại. Và một điểm đáng chú ý là với chính sách mở cửa đối với các nhà đầu tư nước ngoài của Chính phủ sẽ tạo ra sức hút dòng vốn ngoại vào thị trường BĐS một cách mạnh mẽ. Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng, cho rằng năm 2018 thị trường BĐS sẽ tiếp tục phát triển ổn định theo chiều sâu, nhưng chắc chắn không có bong bóng do Nhà nước đã có công cụ quản lý chặt chẽ.

Với tín hiệu lạc quan như vậy, doanh nghiệp bất động sản đang kỳ vọng 2018, xu hướng M&A sẽ nở rộ hơn nữa. Đặc biệt, năm nay cũng là thời điểm Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh tái cấu trúc các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội sẽ tạo điều kiện tái khởi động các dự án bất động sản đang là tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu, sẽ tạo ra nhiều hàng hóa cho thị trường M&A.

Nguyễn Nam

Tin khác

Thép Hòa Phát Dung Quất được BSI trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018

Thép Hòa Phát Dung Quất được BSI trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018

(CLO) Ngày 22/4/2024, BSI - Tổ chức chứng nhận quốc tế hàng đầu của Vương quốc Anh đã trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018 cho các dòng/mã sản phẩm đang sản xuất tại Thép Hòa Phát Dung Quất. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính của Công ty.

Thị trường - Doanh nghiệp
Doanh số Apple “kém sắc”, Huawei “thắng đậm” tại thị trường nội địa

Doanh số Apple “kém sắc”, Huawei “thắng đậm” tại thị trường nội địa

(CLO) Huawei không chỉ đang có màn trở lại rầm rộ ở Trung Quốc mà còn trên đà vượt qua Apple tại thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bắc Ninh: 100% các đơn vị, doanh nghiệp đạt “Công sở văn hóa”

Bắc Ninh: 100% các đơn vị, doanh nghiệp đạt “Công sở văn hóa”

(CLO) Đó là một trong những khẳng định của Bí thư Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Mạnh Hùng về việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Doanh số bán xe điện và hybrid sắp tăng lên kỷ lục toàn cầu mới

Doanh số bán xe điện và hybrid sắp tăng lên kỷ lục toàn cầu mới

(CLO) Theo dự báo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh số bán ôtô điện và plug-in hybrid (xe điện lai) sẽ đạt kỷ lục toàn cầu mới vào năm 2024 bất chấp tốc độ tăng trưởng chậm lại ở một số thị trường.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty niken lớn nhất thế giới sắp chuyển một phần sản xuất sang Trung Quốc

Công ty niken lớn nhất thế giới sắp chuyển một phần sản xuất sang Trung Quốc

(CLO) Trong cuộc phỏng vấn với Interfax, Giám đốc điều hành gã khổng lồ khai thác mỏ Norilsk Niken (Nga), Vladimir Potanin cho biết công ty sẽ chuyển một số hoạt động sản xuất luyện đồng sang Trung Quốc sau áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp