Mong đợi cuộc "cách mạng" từ Bộ trưởng Thăng!

Thứ năm, 22/10/2015 10:24 AM - 0 Trả lời

Sau khi Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đưa ra thông tin “xin một "nốt" xe vào bến Mỹ Đình mất đến 500-600 triệu đồng”, hàng loạt vấn nạn, tiêu cực, bất hợp lý trong quản lý vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô-tô ở Hà Nội đã một lần nữa được phơi bày trước dư luận..

(NBCL) Sau khi Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đưa ra thông tin “xin một "nốt" xe vào bến Mỹ Đình mất đến 500-600 triệu đồng”, hàng loạt vấn nạn, tiêu cực, bất hợp lý trong quản lý vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô-tô ở Hà Nội đã một lần nữa được phơi bày trước dư luận. Vấn đề đặt ra lúc này: Liệu đến bao giờ những chỉ đạo, quy hoạch của Chính phủ, Bộ GTVT, UBND TP. Hà Nội về quản lý vận tải hành khách mới được Sở GTVT Hà Nội thực thi?

“Như phát đại bác nã vào thành trì cố thủ”

Một chuyên gia trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng ô-tô đã phải thốt lên như vậy khi nghe được phát biểu của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng: “Có người nói với tôi, xin một “nốt” xe vào Bến xe Mỹ Đình phải mất đến 500 - 600 triệu đồng”. Trước đó, tại cuộc họp sơ kết 9 tháng của Bộ GTVT ngày 12/10, Bộ trưởng Thăng cũng đã phê bình Vụ trưởng Vụ Vận tải và Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN khi để tình trạng doanh nghiệp tiếp tục phải xin chấp thuận luồng tuyến, dù Bộ đã yêu cầu bãi bỏ: “Tôi đã yêu cầu bỏ nhưng các ông ngậm miệng ăn tiền, không báo cáo gì cả”- Bộ trưởng Thăng phải rất gay gắt!

Ngay lập tức, những phát biểu thẳng thắn nhưng có phần “khó nghe” (đối với một số người) của ông Thăng đã khiến dư luận dậy sóng. Hầu hết những người lên tiếng đã ủng hộ Bộ trưởng Thăng bởi ông đã hết sức kiên quyết trong chỉ đạo, điều hành. Dư luận, người dân, doanh nghiệp mong chờ những chỉ đạo của Bộ trưởng nhanh chóng được thực hiện để thúc đẩy vận tải khách phát triển.

DSC02452

Tuy nhiên, Sở GTVT Hà Nội chẳng những không tìm cách thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng mà còn “đánh” công văn “đòi” Bộ trưởng Thăng cung cấp chứng cứ về việc “xin một “nốt” xe vào Bến xe Mỹ Đình mất đến 500 - 600 triệu đồng” (!?)

Để rồi trước đòi hỏi của dư luận, người dân, doanh nghiệp, ngày 20/10, Sở GTVT Hà Nội tổ chức cuộc họp để “bàn” về vấn đề trên. Thật bất ngờ! Nếu như trước đó vài ngày Sở GTVT Hà Nội này còn “đánh” công văn “đòi” Bộ trưởng cung cấp chứng cứ thì tại cuộc họp, cơ quan này đã thừa nhận có việc mua bán, chuyển nhượng “nốt” xe giữa các nhà xe, doanh nghiệp và việc tiếp tục “nhồi xe” và bến xe Mỹ Đình chỉ là để ... thay thế xe (!?) Sau cuộc họp, trả lời báo chí, ông Nguyễn Hoàng Linh – PGĐ Sở GTVT Hà Nội bao biện: Với một “nốt” xe đẹp thì không chỉ 600 triệu đồng mà họ có thể bán cao hơn là chuyện dễ hiểu. Đây là giao dịch dân sự và không có quy định, điều luật nào cấm. Nếu rao bán được giá cao thì có số tiền lớn, tiền chảy vào túi tư nhân chứ không chảy về Sở GTVT Hà Nội...

Vậy là, nếu không có “phát đại bác” mà Bộ Trưởng Thăng đưa ra, những “mê cung” xin- cho, mua bán, chuyển nhượng “nốt” xe, bổ sung xe vào bến qua “con bài” “xe thay thế”, các thế lực “ngầm” đang thao túng thị trường “nốt" xe đã không bao giờ được Sở GTVT Hà Nội thừa nhận (Báo NB&CL sẽ đưa ra những phản ánh, phân tích, căn cứ về vấn đề này trong những bài viết tiếp theo).

Bộ trưởng Thăng cần được biết về thực trạng quản lý vận tải hành khách ở Hà Nội

Trước tiên, xin được nhắc lại: Năm 2013, Báo NB&CL cùng hàng loạt cơ quan báo chí đã liên tục phản ánh về tình trạng bùng phát “xe dù, bến cóc” ở Hà Nội, bến xe Mỹ Đình bị “vỡ” khi liên tiếp bị “nhồi” thêm xe. Nguyên nhân của vấn nạn này là do Sở GTVT Hà Nội bất chấp quy hoạch luồng tuyến, cấp phép cho xe khách chạy xuyên tâm, chạy trái tuyến. Ông Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh “tay trái” thì ban hành thông báo không tiếp nhận xe vào bến Mỹ Đình nhưng “tay phải” thì ký văn bản chấp thuận cho hàng trăm xe mới vào bến này hoạt động (phần lớn đều là xe chạy xuyên tâm, trái tuyến). Trong suốt nhiều năm, giới vận tải đã “rỉ tai” nhau: Muốn vào bến xe Mỹ Đình mà không qua “cửa ải” ông Nguyễn Hoàng Linh thì không thể xong! Hậu quả của hành vi làm trái quy hoạch luồng tuyến, làm ngược với chính văn bản mình đã ký của ông Nguyễn Hoàng Linh là bến xe Mỹ Đình, từ chỗ chỉ có 800 lượt/ngày đã tăng vọt lên hơn 1.600 chuyến/ngày. Bên cạnh đó, hàng loạt “xe dù, bến cóc” cũng đổ dồn theo về khu vực này.

hoat-dong-xe-khach-tai-ben-xe-my-dinh-anh-huy-hung

Nhắc lại câu chuyện trên để hiểu tại sao tại cuộc họp ngày 20/7/2015, trả lời Bộ trưởng Đinh La Thăng, Sở GTVT vẫn nhất quyết đòi giữ lại “quyền” chấp thuận tham gia tuyến vận tải của Sở mặc dù Bộ GTVT đã bãi bỏ. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong hàng loạt bất hợp lý, tiêu cực trong hoạt động vận tải khách bằng ô-tô ở Hà Nội. Những vấn nạn “xe khách chạy xuyên tâm”, “xe dù, bến cóc” gây mất ATGT, khiến thị trường vận tải khách rối loạn mà báo chí phản ánh từ năm 2013 đến nay vẫn chưa được khắc phục. Điều đặc biệt nữa là: Trong các năm 2013 – 2014, lãnh đạo TP. Hà Nội đã nhiều lần chỉ đạo, yêu cầu Sở GTVT Hà Nội: Sắp xếp, điều chỉnh lại luồng tuyến theo đúng quy hoạch Đông – Tây – Nam – Bắc; Điều chuyển xe tại một số bến đang quá tải như Mỹ Đình, Giáp Bát về các bến xe diện tích trống còn lớn. Tuy nhiên, như Báo NB&CL đã phản ánh, Sở GTVT Hà Nội đã không thực hiện những chỉ đạo trên!

Theo phản ánh của các doanh nghiệp vận tải, hiện nay, nếu muốn đưa xe vào các bến xe ở Hà Nội sẽ vô cùng khó khăn! Bởi lẽ: Từ năm 2013, Sở GTVT Hà Nội đã quyết định “đóng”, không tiếp nhận xe mới tại các bến Mỹ Đình, Giáp Bát, Lương Yên đến năm 2020. Hàng loạt doanh nghiệp muốn đưa xe vào các bến này đã không được chấp nhận và theo tiết lộ của một số nhà xe, nếu muốn vào các bến nêu trên, chỉ còn cách mua lại “nốt" xe với giá vài trăm triệu đồng/nốt hoặc tìm cách “lách” qua việc đưa xe vào thay thế. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp xin vào các bến xe còn trống tại Hà Nội thì cũng không được chấp thuận vì lẽ: “trái với quy hoạch luồng tuyến”! (như xe chạy các tỉnh từ phía Bắc về Hà Nội không thể vào các bến xe còn lại trong khi đã bị “cấm cửa” vào bến Mỹ Đình). Mong đợi cuộc "cách mạng" từ Bộ trưởng Thăng!

Từ nay đến năm 2020 còn hơn 5 năm nữa. Và, nếu tiếp tục thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” như Sở GTVT Hà Nội đang áp dụng thì thị trường vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô-tô ở Hà Nội sẽ tiêu cực, méo mó như thế nào? Điều này là đi ngược với Luật Doanh nghiệp, tinh thần bình đẳng, tự do cạnh tranh kinh doanh. Bên cạnh đó, chắc chắn sẽ càng làm bùng phát vấn nạn “xe dù, bến cóc” và đương nhiên, giá một “nốt” xe ở bến xe Mỹ Đình không dừng ở mức 500-600 triệu đồng như Bộ trưởng Thăng đã nói mà có thể lên tới 5-6 tỷ đồng/ “nốt”.

thisinh

Đến đây, lại phải nhắc tới “Phê duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” do chính Bộ trưởng Đinh La Thăng ký ngày 26/6/2015. Theo quy hoạch, các tuyến xe đi và đến Hà Nội được quy hoạch như sau: “Các tuyến đi theo QL 1, QL 1B đi vào bến xe Gia Lâm; các tuyến đi theo đường Hồ Chí Minh, QL6 đi vào bến xe Yên Nghĩa; các tuyến đi theo QL 32, cầu Thăng Long vào bến xe Mỹ Đình; các tuyến phía Nam đi theo hướng QL 1, đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ vào bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát”. Trên thực tế, nội dung quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách liên tỉnh vào các bến xe của Hà Nội của Bộ GTVT lần này chính là các nội dung mà UBND TP. Hà Nội yêu cầu Sở GTVT Hà Nội thực hiện từ các năm 2003 (Quyết định 165/2003/QĐ-UBND ngày 2/12/2003); năm 2013 (tại văn bản số 211/TB- UBND ngày 11/7/2013); năm 2014 (tại văn bản số 10187/UBND – XDCT ngày 11/7/2014). Đáng tiếc, cho đến nay, Sở GTVT Hà Nội vẫn không triển khai, thực hiện.

Trong khi đó, với những giải trình gần đây, Sở GTVT Hà Nội đã không báo cáo đầy đủ, chính xác tình hình quản lý vận tải khách liên tỉnh trên địa bàn. Cụ thể: Sở này chỉ nêu việc “đóng” một số bến từ năm 2013 mà không hề nhắc đến việc thực hiện sắp xếp, điều chỉnh phương tiện, luồng tuyến như chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội. Như vậy, đã đến lúc Bộ GTVT, UBND TP. Hà Nội cần yêu cầu Sở GTVT Hà Nội nghiêm túc thực hiện quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô-tô mà Bộ GTVT, UBND TP. Hà Nội đã ban hành. Muốn làm được điều này, cần phải tiến hành một cuộc “đại phẫu” đối với tất cả các bến xe; kiên quyết cắt bỏ lợi ích cục bộ, “quyền lực ngầm” tại các bến xe; điều tiết, phân bổ luồng tuyến theo đúng quy hoạch Bắc-Nam- Đông-Tây (đã liên tục được ban hành trong hàng chục năm nay). Có như vậy, gốc rễ của vấn nạn xe khách trái tuyến, xe khách chạy xuyên tâm, “xe dù, bến cóc”, tiêu cực trong cấp phép, mua bán “nốt” xe mới được giải quyết triệt để.

Dư luận tin tưởng mong chờ những chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt để có một cuộc "cách mạng" về quản lý vận tải hành khách từ Bộ trưởng Thăng!❏

Thành Vĩnh

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn